Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Triều cường cao nhất trong vòng 15 năm qua
Theo dự báo, đêm 15 rạng sáng 16.11, Bạc Liêu sẽ đón nhận đợt triều cường cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Trước đó vào đợt triều cường tháng 10, Bạc Liêu đã thiệt hại trên 27 tỉ đồng; 3.600ha diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, hàng chục ngàn căn nhà bị ngập, trên 300ha hoa màu bị ảnh hưởng.
Kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới và triều cường tại Bạc Liêu ngày 15.11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra; vận động người dân ý thức bảo vệ bờ bao, chủ động ứng phó với triều cường.
Trước đó, sáng 15.11 Sở GDĐT Bạc Liêu quyết định tạm cho trên 10.000 SV các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp và trên 167.000 HS các cấp từ mầm non đến THPT nghỉ học. Những vùng thấp tại các huyện Hòa Bình, Đông Hải, TP.Bạc Liêu được người dân đắp bờ bao tạm để ngăn nước mặn có khả năng xâm nhập.
Tại Sóc Trăng, điều lo ngại là hệ thống 802m đê bao tại Cù Lao Dung bị vỡ trước đây chân đất vẫn còn yếu có khả năng tiếp tục vỡ. Nếu đỉnh triều cao 2,5m thì hầu như 1.000km đê bao trong dân cặp 360 con rạch sẽ vỡ và tràn bờ.
Tại Cà Mau: Điều đáng lo ngại là hệ thống đê biển Tây dài trên 30km vẫn chưa hoàn thành, có nguy cơ vỡ tại nhiều đoạn. Nếu đỉnh triều như dự báo (cao 2,7m) Cà Mau có gần 100km hệ thống đê biển, đê sông bị tràn bờ.
Video đang HOT
Theo laodong
Người dân lại bì bõm lội trên đường
Chiều 30/10, mực nước đỉnh triều tại các sông, kênh, rạch của TP.HCM đạt mức 1,46m đã khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, người dân phải lội bì bõm trên đường.
Tại đường Phú Định (Q.8), ngay từ 17 giờ cùng ngày mực nước tại kênh rạch trong khu vực đã tràn vào nhiều đoạn đường trũng thấp. Sau đó khoảng 20 phút, một đoạn kéo dài từ cầu Rạch Cát đến giao lộ Phú Định - An DươngVương gần như bị chìm trong nước với độ sâu từ 0,3m đến trên 0,5m. Hàng loạt xe gắn máy lưu thong đã bị chết máy và phải dẫn bộ.
Nhiều người dân trong khu vực phải lội bộ bì bõm đến đón con tại nhà trẻ. Nhiều nhà ven đường này phải dùng bạt, gỗ ngăn trước cửa để ngăn nước tràn vào nhà.
Bà Lê Thị Lan nhà ở khu vực gần cầu Rạch Cát cho biết đoạn đường này thấp nên khi nước lên nhiều người không dám chạy xe qua, các hộ dân trong khu vực thì phải nâng cao nền và dùng các tấm bạt, gỗ ngăn nước tràn vào nhà nhưng chỉ cần một chiếc xe máy chạy qua thì nước tràn vào nhà ngay. Cũng tại Q.8, mặc dù có bờ bao kiên cố nhưng do mực nước lên cao nên nhiều khu vực nằm trên đường bến Bình Đông, Bến Mễ Cốc vẫn bị nước ngập khiến việc đi lại rất khó khăn.
Triều cường lên cao cũng khiến đường Lương Định Của (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm đến khu vực bến phà Thủ Thiêm cũ, Q.2) bị ngập lênh láng như sông. Hầu như xe hai bánh chạy qua đoạn này đều bị chết máy. Trong khi đó, nhiều khu dân cư trên đường Phú Mỹ (Q.Bình Thạnh), đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7), khu vực Chợ Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức),...triều cường cũng gây ngập nặng. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đi lại của người dân.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn) chiều 30/10 đạt mức 1,46m. Hiện nay triều cường đang lên nhanh và có khả năng mực nước đỉnh triều cao nhất trong đợt triều cường cuối tháng 10, đầu tháng 11 này sẽ mức báo động III (1,5m). Trước diễn biến của triều cường, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã yêu cầu UBND các quận huyện, nhất là các quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Củ Chi và Hóc Môn chủ động kiểm tra, gia cố các đoạn bờ bao xung yếu để tránh các sự cố tràn bờ, bể bờ bao. Đồng thời kêu gọi các đơn vị liên quan cũng như người dân trong các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường cần theo dõi thông tin diễn biến triều cường để chủ động ứng phó.
Chùm ảnh người dân bì bõm lội nước chiều 30/10:
Nhiều khu dân cư ven đường Phú Mỹ bị nước ngập sâu
Đường Lương Định Của nước ngập lênh láng như sông
Đường Phú Định được xem là ngập nặng nhất khi
Nhiều xe bị chết máy do nước ngập sâu
Quay đầu tìm hướng đi khác
Khổ sở đón con đi học về, nhiều người phải lội bộ cõng con lội bì bõm trong nước
Nhiều nhà dùng bạt, gỗ ngăn trước cửa nhưng vẫn bị nước tràn vào nhà
Theo 24h
Người dân rất lo lắng Ngay sau trận động đất 4,7 richter xảy ra tại khu vực có thủy điện Sông Tranh 2, chiều tối 15-11, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã họp khẩn cấp, bàn biện pháp ứng phó. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước Trịnh Đình Dũng cho biết, ngay sau khi nhận tin xảy ra động đất...