Các tỉnh, DN đồng loạt kiến nghị cho xuất khẩu gạo không hạn ngạch
Tại cuộc họp bàn về cơ chế điều hành xuất khẩu gạo do Bộ Công thương tổ chức ngày 22/4 tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều tỉnh, doanh nghiệp đều đồng loạt kiến nghị cho áp dụng xuất khẩu gạo không cần hạn ngạch ngay trong tháng 5, bởi nguồn cung trong nước đang dư thừa…
Ngày 20/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng ý tạm ứng trước hạn ngạch 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hiện có gạo tồn đọng tại cảng nhưng chưa mở được tờ khai hải quan.
Trước đó, Bộ Công Thương chốt phương án cho phép doanh nghiệp được mở tờ khai đăng ký xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn, dựa trên cơ sở dữ liệu về tình hình xuất khẩu gạo đầu năm, tình hình thu hoạch vụ đông xuân và thực tế dự trữ gạo trong nước.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 22/4 ở TP.HCM bàn về điều hành xuất khẩu gạo trong tình hình dịch bệnh và tìm cơ chế xuất khẩu gạo cho tháng 5, nhiều lãnh đạo địa phương đến các doanh nghiệp đều đề xuất cho xuất khẩu gạo lại bình thường, không áp dụng hạn ngạch nữa.
Lãnh đạo các địa phương sản xuất lúa và nhiều doanh nghiệp đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường, không hạn ngạch.
Lãnh đạo tỉnh Long An cho biết việc xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn là không nên. Lo lắng thiếu gạo trong nước là nguyên nhân khiến Bộ Công Thương đề xuất hạn chế xuất khẩu. Nhưng đến nay, nguồn cung tốt, đảm bảo đủ cho xuất khẩu dù thế giới có thiếu gạo. Ngay cả ở trong nước, nhu cầu tiêu thụ gạo cũng được chia sẻ bởi nhiều nguồn khác, kể cả mì tôm.
Vấn đề an ninh lương thực cần bao nhiêu gạo, Trung ương có thể đề nghị các tỉnh lưu kho và báo cáo số lượng đầy đủ, phải đảm bảo đúng, đủ số lượng trong kho. Địa phương nào làm sai thì kỷ luật.
Video đang HOT
“Các bộ ngành đã nỗ lực tìm kiếm thị trường, bây giờ có thị trường thì phải cho xuất khẩu bình thường, không nên xem xét lại hạn ngạch nữa”, ông này đề nghị.
Kiên Giang là tỉnh sản xuất lúa 2 vụ lớn nhất ĐBSCL, với 298.000ha. Lãnh đạo tỉnh này cho biết, Kiên Giang đã xuống giống hơn 100.000ha lúa hè thu. Đến cuối tháng 5 sẽ thu hoạch, dự kiến khoảng 1,6 triệu tấn lúa. Trừ phần dự trữ và giống cho tái sản xuất thì vẫn còn khoảng 500.000 tấn. Tỉnh Kiên Giang khẳng định không lo thiếu gạo và xuất khẩu là cần thiết.
Khoảng một tháng rưỡi nữa sẽ bắt đầu thu hoạch rộ vụ hè thu
Còn theo lãnh đạo Sở Công Thương Đồng Tháp, vụ hè thu tỉnh này có 139.000ha đang xuống giống và chuẩn bị thu hoạch hơn 47.000ha. Nếu cộng sản lượng lúa trong tháng 4 tồn lại, cùng với lúa hè thu sắp thu hoạch, Đồng Tháp có khoảng 350.000 tấn; tương đương 200.000 tấn lúa hàng hóa. Đồng Tháp hoàn toàn có khả năng đảm bảo xuất khẩu theo các hợp đồng đã ký cũng như đảm bảo an ninh lương thực.
Các doanh nghiệp hiện còn tồn ở các cảng hơn 12.700 tấn nên trước mắt cần cần giải quyết nhanh hàng tồn tại cảng, sau đó là hàng tồn tại kho doanh nghiệp. Cuối cùng đề xuất bỏ hạn ngạch xuất khẩu, Sở Công Thương Đồng Tháp nêu.
Ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, Hiệp hội đã đề nghị cho xuất thêm 200.000 tấn nữa, ngoài 400.000 tấn theo đề xuất của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ cho ứng trước 100.000 tấn của tháng 5. Doanh nghiệp tán đồng việc này nhưng thực tế đến giờ vẫn còn ách tắc trong việc thông quan.
Tính riêng lượng gạo còn tồn của các doanh nghiệp là thành viên VFA đến nay còn tồn kho 1,95 triệu tấn. “Với tình hình tháng 5, Hiệp hội đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu trở lại bình thường”, ông Nam nói.
Tiếp theo ý kiến này, ông Đỗ Hà Nam -Chủ tịch Công ty Intermex; ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; ông Trần Ngọc Trung – Tổng Giám đốc công ty CP đầu tư Vinh Phát… cũng chung quan điểm đề xuất cho xuất khẩu lại bình thường, không cần hạn ngạch.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá các đại diện chưa nêu rõ lý do cho đề xuất được xuất khẩu gạo bình thường
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương thành lập có nhiệm vụ tiếp tục làm việc với các địa phương, các doanh nghiệp để kịp thời báo cáo cho Thủ Tướng Chính phủ trước ngày 25/4 về việc tiếp tục giải quyết xuất khẩu gạo của tháng 4 và thời gian tới.
Tuy nhiên, tại cuộc họp, các đại diện chỉ mới nêu đề xuất cho xuất khẩu gạo bình thường nhưng chưa đưa ra lý do cụ thể đủ sức thuyết phục.
Ông Khánh gợi ý, trước đó, đã có nhiều lý do đưa ra nhằm hạn chế xuất khẩu thì bây giờ phải giải thích cụ thể những lý do đó còn đúng nữa không? Tâm lý người dân người dân cuối tháng 4 so cuối tháng 3 còn lo lắng, còn muốn dự trữ gạo nữa không? Thị trường thế giới biến động như thế nào?… Các bên liên quan cần phân tích lại để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
“Tôi biết doanh nghiệp bức xúc nhưng đây không phải lúc đôi co, đấu khẩu rồi bình luận chuyện rút kinh nghiệm. Các bộ ngành liên quan sẽ chịu trách nhiệm trước các lúng túng đã xảy ra. Nhưng ngay cả trong quyết định của Phó Thủ tướng cũng không nói là sẽ tiếp tục áp hạn ngạch cho tháng 5. Hãy nhìn về phía trước và đưa ra phương án xử lý cụ thể”, Thứ trưởng đề nghị.
Nguyễn Vy
Bộ Công Thương đề nghị thống kê lượng gạo có dấu hiệu khai khống
Ngày 22/4, Bộ Công Thương tiếp tục có công văn hỏa tốc số 2824/BCT-XNK gửi Bộ Tài chính để phối hợp thực hiện Thông báo số 163/TB-VPCP về điều hành xuất khẩu gạo. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan thống kê số lượng gạo của các thương nhân đã mở tờ khai hải quan xuất khẩu nhưng có dấu hiệu khai khống để giữ chỗ, từ đó có phương án điều phối 100.000 tấn gạo được tạm ứng thêm cho tháng 4.
Cụ thể, công văn do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh ký nêu rõ, thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 163/TB-VPCP ngày 21/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán và xâm nhập mặn, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Tài chính như sau:
Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính thống kê số lượng gạo của các thương nhân đã mở tờ khai hải quan xuất khẩu nhưng có dấu hiệu khai khống để giữ chỗ, từ đó có phương án điều phối 100.000 tấn gạo trong hạn ngạch tăng thêm cho tháng 4. Ảnh: I.T
Việc xuất khẩu nếp (bao gồm gạo nếp, thóc nếp, tấm nếp) trong tháng 4/2020 được thực hiện theo theo nhu cầu thị trường, không chịu sự điều chỉnh theo cơ chế điều hành xuất khẩu gạo tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020.
Số lượng gạo nếp đã mở tờ khai hải quan trong tháng 4, kể cả số lượng đã thực xuất, được cộng trở lại số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4.
Đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu quốc tế thống kê số lượng gạo xuất khẩu của các thương nhân hiện đang ở cảng/cửa khẩu nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan xuất khẩu gạo theo phương thức điều hành xuất khẩu gạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2728/VPCP-KTTH (cụ thể tên thương nhân, ngày đưa hàng vào cảng/bãi, lượng gạo tồn tại cảng...)
Thống kê số lượng gạo của các thương nhân đã mở tờ khai hải quan xuất khẩu nhưng có dấu hiệu khai khống để giữ chỗ, ví dụ như không có số container, và/hoặc số seal, và/hoặc tên tàu và cho đến nay chưa thực hiện tờ khai hải quan xuất khẩu đã được đăng ký.
Trên cơ sở thống kê số lượng gạo còn tồn đọng tại các cảng, số lượng tờ khai có biểu hiện khai khống mà Tổng cục Hải quan báo cáo, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo được tạm ứng trước theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng để xử lý cho các thương nhân có gạo đưa vào cảng trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan xuất khẩu được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan để hai Bộ cùng phối hợp xem xét, quyết định phương án xử lý trên cơ sở đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện, dễ giám sát.
Khánh Nguyên
Đồng Tháp kiến nghị Thủ tướng cho thông quan trên 26.300 tấn gạo Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét cho thông quan trên 26.300 tấn gạo của các doanh nghiệp địa phương này đang năm tại cang. Ngay trong hôm nay (20/4), Phó chủ tịch UBND tỉnh Đông Tháp ông Phạm Thiện Nghĩa đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến...