Các tỉnh ĐBSCL lên “kịch bản” để ăn chắc vụ lúa thu đông
Theo dự báo năm nay tại ĐBSCL lũ về sớm hơn so mọi năm, đặc biệt đang vào cao điểm xuống giống vụ lúa Thu Đông (TĐ).
Ngành nông nghiệp các tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống lũ lớn bất thường, gia cố đê bao, cống đập…
Hiện diện tích lúa trên đồng ruộng tại Kiên Giang còn rất lớn. Lúa Hè Thu (HT) (và cả lúa xuân hè gieo sạ ngoài kế hoạch) với tổng diện tích xuống giống là 304.620/280.000ha kế hoạch, đến nay các địa phương mới thu hoạch được khoảng 90.000ha. Lúa TĐ đang xuống giống được 40.000/74.000ha. Nông dân đang rất lo lắng trước thông tin nước lũ năm nay sẽ về sớm và ở mức cao, có khả năng gây thiệt hại cho SX.
An Giang gia cố đê bao để SX lúa TĐ an toàn
Nằm trong vùng rốn lũ của vùng tứ giác Long xuyên, các huyện Hòn Đất, Giang Thành (Kiên Giang) thường bị ảnh hưởng rất nặng khi có lũ lớn đổ về.
Ông Dương Huy Bình, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, lúa HT của huyện mới bước vào đầu vụ, diện tích đã thu hoạch là 5.000/79.213ha. Bên cạnh đó, còn khoảng 2.000ha lúa HT trễ và 2.257/5.000ha lúa TĐ mới gieo sạ. Nếu lũ về sớm, cộng với thời tiết mưa nhiều sẽ gây ngập úng, thiệt hại đến năng suất.
“Lo ngại tình hình mưa, lũ năm nay, huyện chỉ đạo không mở rộng diện tích lúa TĐ, chỉ xuống giống ở những vùng được quy hoạch, có đê bao và hệ thống bơm tưới, tiêu hoàn chỉnh. Cùng với đó là tập trung gia cố đê bao, đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại cho SX”, ông Bình cho biết.
Ông Nguyễn Văn Tâm, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang nhận định, do năm nay ảnh hưởng của mưa lớn trên diện rộng, từ đầu tháng 7 đến nay, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã mở các cống trên đê biển Tây, cống ven sông cái Bé, hệ thống cống Ô Môn – Xà No, đê bao vùng đệm U Minh Thượng nhằm tiêu úng để bảo vệ SX nông nghiệp.
Theo dự báo, đến cuối tháng 7, mực nước tại sông Hậu có khả năng lên mức 2,9m, xấp xỉ ở mức báo động I (báo động 1 là 3,0m). Các trạm trong nội đồng của tỉnh Kiên Giang như: Ba Thê, Tân Hiệp, Giồng Riềng mực nước đang cao hơn cùng kỳ từ 0,02 – 0,05m, đạt mức từ 0,63 – 0,76m. Nếu lượng nước tiếp tục đổ về, có nguy cơ xảy ra ngập úng ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, kênh rạch ngoài đê bao ở một số địa phương như: Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất…
Video đang HOT
Người dân trên địa bàn tỉnh An Giang làm đất chuẩn bị xuống giống vụ thu đông. Ảnh minh họa
Tại An Giang, ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, An Phú nằm đầu nguồn giáp biên giới Campuchia đang có lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về nhưng lịch xuống giống vụ TĐ muộn hơn các tỉnh lân cận. Từ ngày 1/8 -15/9 sẽ gieo sạ khoảng 5.000ha lúa và xuống giống 3.000ha hoa màu. Vụ lúa HT vừa rồi có hàng trăm hecta ngoài đê bao còn khoảng 2 tuần nữa thu hoạch thì bị lũ về sớm gây thiệt hại từ 30 – 60% diện tích.
Vì vậy vụ lúa TĐ năm nay huyện An Phú khuyến cáo xuống giống tập trung trong 3 tiểu vùng có đê bao an toàn, chống lũ tốt. Tăng cường gia cố đê bao ở những nơi chưa an toàn và nâng cấp các trạm bơm điện phục vụ tiêu úng để đề phòng khi có sự cố xảy ra. Không SX lúa ở nơi có đê bao không đảm bảo, chuyển sang trồng hoa màu hoặc nuôi trồng thủy sản.
Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, tỉnh cơ bản thu hoạch lúa HT đạt 90% diện tích và đang xuống giống vụ TĐ. Vụ này có hơn 400 tiểu vùng đê bao an toàn cho phép xuống giống 179.000ha lúa và 16.000ha rau màu, nuôi trồng thủy sản mùa lũ. Bên cạnh đó những diện tích đê bao không an toàn hoặc ngoài đê bao thì khuyến cáo không xuống giống, thực hiện xả lũ cho 26 tiểu vùng ở các huyện Tri Tôn, Châu Phú, Tịnh Biên, Phú Tân và TX Tân Châu.
Ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Long An cho biết: Lũ năm nay về sớm hơn so với cùng kỳ, lại trùng với sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào. Nhưng theo nhìn nhận nguồn nước từ đập thủy điện đó về đến vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên phải qua hơn 650km.
Nếu về tới ĐBSCL thì mực nước lũ tăng thêm 3 – 5cm là không đáng kể. Trước tình hình lũ đang về theo quy luật hàng năm từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 11, các ngành chức năng trong tỉnh đã hỗ trợ người dân gia cố đê bao bảo vệ đất SX, tổ chức bơm rút nước và thu hoạch nhanh lúa HT muộn nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
Theo HTX Nông nghiệp dịch vụ 1/5 (xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, Long An), thời điểm này năm ngoái nước lũ cũng về sớm làm ngập lúa. Vì vậy, năm nay các xã viên chủ động ứng phó, thấy lũ về là gia cố ngay đê bao; phân công người canh giữ, bơm rút nước liên tục để bảo vệ lúa chín…
“Để chủ động ứng phó với đợt nước lên do triều cường và các tình huống mưa, dông, lốc ảnh hưởng đến SX lúa TĐ, tỉnh theo dõi chặt chẽ, chủ động có biện pháp, phương án ứng phó hiệu quả, đảm bảo SX và sinh hoạt của người dân. Kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn hệ thống đê bao, hồ đập, khu vực sạt lở bờ sông, công trình đang thi công, chống ngập đô thị do ảnh hưởng bởi nước dâng và triều cường”, ông Trần Anh Thư.
Theo Lê Hoàng Vũ – Đ.T.Chánh (Nông nghiêp Viêt Nam)
Mưa nhiều, lũ về sớm, miền Tây lên kế hoạch ứng phó
Lũ năm nay về sớm khoảng 20 ngày, cộng với mưa giông và sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào đã làm hàng nghìn ha lúa, hoa màu ở An Giang, Đồng Tháp... bị ảnh hưởng. Hiện nay các tỉnh đang khẩn trương đảm bảo an toàn cho người dân và sản xuất.
Tại An Giang, ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, An Phú nằm đầu nguồn giáp biên giới Campuchia đang có lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về nhưng lịch xuống giống vụ thu đông muộn hơn các tỉnh lân cận. Từ ngày 1/8 -15/9 sẽ gieo sạ khoảng 5.000ha lúa và xuống giống 3.000ha hoa màu. Vụ lúa hè thu vừa rồi có hàng trăm hecta ngoài đê bao còn khoảng 2 tuần nữa thu hoạch thì bị lũ về sớm gây thiệt hại từ 30 - 60% diện tích.
Hiện huyện An Phú tăng cường gia cố đê bao ở những nơi chưa an toàn và nâng cấp các trạm bơm điện phục vụ tiêu úng để đề phòng khi có sự cố xảy ra. Không sản xuất lúa ở nơi có đê bao không đảm bảo, chuyển sang trồng hoa màu hoặc nuôi trồng thủy sản.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang, bà Võ Thị Ánh Xuân (mặc áo hoa) cùng đoàn đi khảo sát lũ.
Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, tính đến này toàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 90% diện tích lúa hè thu. Vụ thu đông có hơn 400 tiểu vùng đê bao an toàn cho phép xuống giống 179.000ha lúa và 16.000ha rau màu, nuôi trồng thủy sản mùa lũ.
Ngày 1/8, Bí thư Tỉnh ủy An Giang bà Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh khảo sát tình hình phòng chống lụt bão trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân yêu cầu các ngành, các cấp đẩy mạnh tuyên truyền để người dân ứng phó chủ động với diễn biến thời tiết, mưa lũ bất thường, đồng thời tập trung bảo vệ sản xuất trong và ngoài đê bao, các vùng xung yếu, phải kiên quyết không cho người dân xuống giống ở những vùng không an toàn.
Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy An Giang còn yêu cầu các cấp chủ động ứng phó với lũ trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm. Quyết tâm không để bất cứ hộ dân nào bị thiệt hại tài sản, tính mạng... Bên cạnh đó, chú ý xây dựng hệ thống thủy lợi chủ động, hoàn thiện để phục vụ sản xuất lâu dài, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp lớn vào đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại An Giang, đặc biệt là 2 địa phương có diện tích lớn như Tri Tôn, Tịnh Biên.
Do bão số 3, mưa nhiều và lũ về sớm nên thời gian qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp có hàng nghìn ha lúa bị ảnh hưởng do bị ngập úng
Tại Đồng Tháp, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, cho biết: "Hiện mực nước lũ về có sớm và cao hơn cùng kỳ năm rồi. Tuy nhiên, với vụ lúa hè thu của Đồng Tháp, không bị ảnh hưởng nhiều, vì với những tiểu vùng nằm ngoài đê bao, vụ lúa hè thu được xuống giống sớm nên diện tích này đã thu hoạch xong. Còn khoảng 70% diện tích nằm trong đê bao "ăn chắc" thì mực nước hiện tại chưa ảnh hưởng gì, bà con sẽ thu hoạch lúa theo kế hoạch".
Tuy nhiên, từ nửa tháng 7 đến nay mưa nhiều, cộng với bão số 3 vừa qua đã làm hơn 377ha lúa bị ngập úng, diện tích nhiều nhất tập trung ở huyện Tân Hồng, Tam Nông... Ngoài ra, mưa giông còn làm hơn 5.457ha lúa hè thu ở các huyện Châu Thành, TP Sa Đéc, huyện Tháp Mười, Tân Hồng bị đổ ngã. Theo người dân, khi lúa bị ngập úng và đổ ngã, ước tính năng suất lúa bị thiệt hại từ 10-30%.
Do mưa giông những ngày qua đã làm hàng nghìn ha lúa ở Đồng Tháp bị đổ ngã như thế này
Tại Kiên Giang, lúa hè thu (và cả lúa xuân hè gieo sạ ngoài kế hoạch) với tổng diện tích xuống giống là 304.620/28.000ha kế hoạch, đến nay các địa phương mới thu hoạch được khoảng 90.000ha. Lúa thu đông đang xuống giống được 40.000/74.000 ha. Nông dân đang rất lo lắng trước thông tin nước lũ năm nay sẽ về sớm và ở mức cao, có khả năng gây thiệt hại cho sản xuất. Hơn nữa, sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào càng làm cho nước dồn về hạ nguồn nhiều hơn.
Ông Dương Huy Bình, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, lúa hè thu của huyện hiện mới bước vào đầu vụ, diện tích đã thu hoạch là 5.000/79.213 ha. Bên cạnh đó, còn khoảng 2.000 ha lúa hè thu trễ và 2.257/5.000 ha lúa thu đông mới gieo sạ. Nếu lũ về sớm, công với thời tiết mưa nhiều sẽ gây ngập úng, thiệt hại đến năng suất. Do đó, huyện chỉ đạo không mở rộng diện tích lúa thu đông, chỉ xuống giống ở những vùng được quy hoạch, có đê bao và hệ thống bơm tưới, tiêu hoàn chỉnh. Cùng với đó là tập trung gia cố đê bao, đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại cho sản xuất.
Hiện các tỉnh miền Tây, như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp đã chủ động gia cố đê bao, đảm bảo các vùng sản xuất lúa, hoa màu trước dấu hiệu lũ về sớm
Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, trước diễn biến khó lường của thời tiết và lũ về sớm, ngành đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, các địa phương không được chủ quan, cần theo dõi sát tình hình để có ứng phó kịp thời.
Do ảnh hưởng của mưa lớn trên diện rộng, từ đầu tháng 7 cho đến nay, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang đã co mở các cống trên đê biển Tây, công ven sông Cái Bé, hệ thống cống Ô Môn - Xà No, đê bao vùng đệm U Minh Thượng nhằm tiêu úng để bảo vệ sản xuất.
Theo ngành nông nghiệp An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp cho biết, lũ năm nay về sớm khoảng 20 ngày, lại trùng với sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, cộng với mưa giông gần 2 tuần qua nên làm mực nước lũ đầu nguồn tăng cao.
Trước tình hình lũ đang về theo quy luật hàng năm từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 11, các ngành chức năng trong tỉnh đã hỗ trợ người dân gia cố đê bao bảo vệ đất sản xuất, tổ chức bơm rút nước và thu hoạch nhanh lúa hè thu muộn nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
"Gã khùng" bể nợ, lên rừng sâu núi thẳm, bỏ đống tiền trồng cây "tỷ đô" Ông Lên kể, mình quê ở xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Sau nhiều năm làm nghề lái buôn dưa hấu sang Trung Quốc thất bại, ôm đống nợ nần. 10 năm trước, ông quyết định lên vùng rừng sâu, núi thẳm huyện Sơn Tây lập nghiệp, lấy cô vợ người Ca Dong và quyết định bỏ đống tiền đầu tư...