Các tỉnh của Lào hỗ trợ địa phương Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19
Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những ngày qua, nhiều tỉnh của Lào đã ủng hộ tiền nhằm chung tay cùng Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch nguy hiểm này.
Đại diện chính quyền tỉnh Phongsaly, Lào trao tặng tiền hỗ trợ 6 tỉnh của Việt Nam ứng phó với đại dịch. Ảnh: TTXVN phát
Ngày 12/6, đại diện chính quyền tỉnh Phongsaly đã đến Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang trao tặng số tiền 150 triệu kip (khoảng 15.900 USD ) hỗ trợ 6 tỉnh của Việt Nam gồm Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên ứng phó với đại dịch.
Trước đó, ngày 11/6, đại diện chính quyền tỉnh Luang Namtha cũng đã đến Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang trao số tiền 300 triệu kip (khoảng 31.900 USD) hỗ trợ 4 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ và Vĩnh Phúc phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Đại diện chính quyền tỉnh Luang Namtha, Lào trao tặng tiền hỗ trợ 4 tỉnh của Việt Nam phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đồng chí đại diện chính quyền các tỉnh của Lào khẳng định mối quan hệ hữu nghị vĩ đại giữa Lào và Việt Nam, đồng thời mong rằng các địa phương của Việt Nam sớm kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh, khắc phục, vượt qua khó khăn để khôi phục cuộc sống, phục hồi sản xuất, kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Tiếp các đồng chí đại diện chính quyền các tỉnh của Lào, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Luang Prabang Nguyễn Đăng Hùng bày tỏ cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của chính quyền các tỉnh của Lào đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Ông nhấn mạnh đây là minh chứng rõ nét về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào, đồng thời khẳng định sẽ sớm chuyển ngay số tiền về Việt Nam phục vụ cho công tác phòng chống đại dịch COVID-19.
Lào ghi nhận 68 ca mắc mới COVID-19
Chiều 29/4, Lào thông báo ghi nhận 68 ca mắc mới COVID-19 tại 8 tỉnh/thành trên cả nước sau khi có kết quả xét nghiệm 2.817 mẫu xét nghiệm thu thập trong ngày 28/4.
Rất đông người dân thủ đô Viêng Chăn đến các trung tâm xét nghiệm dã chiến để chờ được xét nghiệm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục có số người mắc mới cao nhất với 34 ca, tiếp đó là tỉnh Champasak ghi nhận 11 ca, Bokeo 10 ca, Luang Prang 8 ca... Mặc dù số ca tại thủ đô Viêng Chăn giảm, nhưng việc số ca nhiễm mới ở Champasak, Luang Prabang, Bokeo và một loạt tỉnh khác ở Bắc Lào không có dấu hiệu giảm cho thấy dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại Lào.
Tính tới thời điểm hiện tại toàn bộ 18/18 tỉnh/thành của Lào đều đã áp dụng lệnh phong tỏa; 15/18 tỉnh/thành đã có người mắc COVID-19, trong đó có 8/10 tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với 9/10 tỉnh của Việt Nam.
Theo thống kê của Hội Người Việt Nam tại tỉnh Champasak, Nam Lào, tính tới thời điểm hiện tại đã có 5 người Việt sinh sống tại tỉnh này mắc COVID-19. Như vậy, tổng cộng đã có 18 người Việt tại Lào mắc COVID-19.
Lào đã ghi nhận tổng cộng 672 ca mắc COVID-19, trong đó có trên 600 ca phát hiện trong tháng 4 này và phần lớn là các ca lây nhiễm cộng đồng.
* Cùng ngày, trang Fresh News của Campuchia đưa tin đã có gần 2.000 công nhân thuộc 206 nhà máy tại nước này đã nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi trên 17.000 người khác phải thực hiện cách ly.
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tại cuộc họp báo về việc thực hiện các biện pháp phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmau, tỉnh Kandal ngày 28/4, ông Heng Sour, Quốc vụ khanh Bộ Lao động và Đào tạo nghề kiêm người phát ngôn bộ này cho biết trong số 206 nhà máy có công nhân nhiễm SARS-CoV-2, có 134 nhà máy ở Phnom Penh, 23 nhà máy ở tỉnh Kandal, 26 nhà máy ở tỉnh Takeo, 16 nhà máy tỉnh Preah Sihanouk, 4 nhà máy tại tỉnh Svay Rieng và tỉnh Kampong Chhnang, Kampong Cham mỗi tỉnh có 1 nhà máy.
Ông Heng Sour cũng cho biết các con số thống kê nêu trên có thể biến động vì cơ quan chức năng huyện Ang Snuol, tỉnh Kandal đang xét nghiệm COVID-19 và truy vết những trường hợp liên quan.
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhất là trong thời gian Phnom Penh và Ta Khmau thực hiện phong tỏa, đã có hơn 690 nhà máy may mặc, giày dép và phụ kiện phục vụ du lịch, doanh nghiệp nhỏ tại 7.000 cơ sở thuộc thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmau bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến đời sống của trên 1,2 triệu công nhân.
Để hỗ trợ công nhân phải nghỉ việc do lệnh phong tỏa, Bộ Lao động Campuchia yêu cầu các chủ nhà máy trả 50% lương tháng 4 và một khoản hỗ trợ cho công nhân.
Ông Heng Sour thông báo ngoài việc hỗ trợ người lao động, Bộ Lao động Campuchia đã thảo luận với Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc thuộc Hiệp hội May mặc Campuchia (GMAC) và Liên đoàn nhà đầu tư để yêu cầu người sử dụng lao động nghiên cứu hỗ trợ thêm cho người lao động trên tinh thần nhân văn, đoàn kết và trách nhiệm xã hội.
Người phát ngôn Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia cho biết Bộ Lao động đã cùng với Bộ Y tế và các bên liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thuộc các nhà máy, xí nghiệp tiêm phòng vaccine mũi 1 cho 110.000 công nhân và mũi 2 cho trên 10.000 người.
COVID-19 tại ASEAN hết 29/4: Số ca mắc mới ở Campuchia cao choáng váng; Các nước tăng cường phòng dịch Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 29/4, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 20.340 ca mắc COVID-19 và 360 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.382.582 ca, trong đó 67.537 người tử vong. Trong ngày 29/4, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất là Philippines với 8.276 ca. Tiếp đó là Indonesia...