Các tiểu bang ở Mỹ ‘thừa tiền’ trong đại dịch
Một số tiểu bang của Mỹ báo cáo thặng dư ngân sách, sau một thời gian giảm mạnh vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Hai tuần trước khi Thống đốc California Gavin Newsom đưa ra bản sửa đổi ngân sách giữa năm, bức tranh tài chính của bang này gần như đảo ngược hoàn toàn, theo The Hill .
Vào tháng 1, Cơ quan thuế tiểu bang dự báo thặng dư 15 tỷ USD. Hai tháng sau, thu thuế đạt gần 17 tỷ USD. Điều này diễn ra trước khi Quốc hội Mỹ phê duyệt khoản hỗ trợ trị giá hàng trăm tỷ USD cho các tiểu bang để kích cầu kinh tế sau đại dịch.
Trước đó, Văn phòng Thống đốc bang California từng dự báo thâm hụt ngân sách khoảng 54 tỷ USD vào năm nay, tương đương với 1/4 ngân sách bang.
Hồi giai đoạn đầu khi các tiểu bang mới áp dụng lệnh phong tỏa xã hội để phòng chống dịch lây lan, một cảm giác lo sợ về một cuộc đại suy thoái bao trùm. Chính quyền bang California phải cắt giảm sâu các dịch vụ và chi tiêu.
Video đang HOT
Các tiểu bang ở Mỹ đều báo cáo thặng dư ngân sách khi dịch bệnh ở Mỹ có chiều hướng giảm dần. Ảnh: The Hill.
Chu kì ngân sách mỗi bang khác nhau, nhưng xu hướng tăng là rõ ràng. Bang Minnesota, nơi từng phải đối mặt thâm hụt 1,3 tỷ USD, giờ báo cáo thặng dư 1,6 tỷ USD.
Số liệu ngân sách bang Michigan hồi đầu năm cho thấy thặng dư 2,5 tỷ USD.
Sự phục hồi kinh tế một phần đến từ thị trường chứng khoán bùng nổ trong thời kỳ đại dịch. Chỉ số S&P 500 tăng 81% kể từ tháng 3/2020. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 76% so với cùng kỳ.
Người dân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu của tiểu bang như California. Khi phần lớn cửa hàng phải đóng cửa do đại dịch, người tiêu dùng chuyển sang các hình thức mua sắm trực tuyến.
Nhờ một quyết định của Tòa án Tối cao năm 2018, các nhà bán lẻ trực tuyến buộc phải nộp thuế cho giao dịch hàng hóa phát sinh tại tiểu bang đó. Điều đó đồng nghĩa với một khoản tiền mặt liên tục được chuyển đến kho bạc các tiểu bang.
Gói hỗ trợ trị giá 2.200 tỷ USD dưới thời Tổng thống Donald Trump được Tổng thống đương nhiệm Joe Biden tiếp tục, với gói giải cứu trị giá 1.900 tỷ USD. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng triệu người thất nghiệp vì đại dịch vẫn được nhà nước hỗ trọ một khoản tiền sinh hoạt.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp lo lắng việc có quá nhiều tiền mặt có thể tạo ra bong bóng cho kế hoạch ngân sách dài hạn.
California đặt mua hàng nghìn túi đựng thi thể
Thống đốc California cho hay đã đặt mua hàng nghìn túi đựng thi thể và chuẩn bị kho lạnh trước tình cảnh số người chết vì Covid-19 tăng nhanh.
Thống đốc Gavin Newsom cho biết bang đã đặt mua 5.000 túi đựng thi thể, chuẩn bị 60 kho lạnh dài 16 mét, trang bị cho các hạt và bệnh viện trong bang. Dù vaccine đã được triển khai nhưng cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc, ông cảnh báo.
"Đã có ánh sáng ở cuối đường hầm nhưng chúng ta vẫn ở trong đường hầm", Newsom nói trong cuộc họp báo hôm 15/12. "Điều này nghĩa là chúng ta có lẽ đang trải qua thời điểm căng thẳng và khẩn cấp nhất từ khi dịch bắt đầu".
Thống đốc California Gavin Newsom trong một cuộc họp báo hồi tháng 10/2019. Ảnh: Reuters
Newsom, đảng viên Dân chủ, cho hay có lý do để lạc quan về tình hình Covid-19 ở bang California, bởi vaccine bắt đầu triển khai hôm 14/12 và bang dự kiến sẽ có 2,1 triệu liều vào cuối tháng 12.
Ông kêu gọi người dân hay đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội và thực hiện nhiều biện pháp để làm chậm tốc độ lây lan.
"Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng: Đây không phải dịch cúm, không phải chuyện đùa", ông nói. "Đây là một căn bệnh chết người, một đại dịch chết người, mà chúng ta đang bị nó vây khốn".
California hồi đầu tháng 12 áp lệnh phong tỏa lên phần lớn khu vực phía nam. Bang ghi nhận mỗi ngày 32.300 ca nhiễm mới, con số mà Newsom cho là cao kỷ lục và tỷ lệ này tăng nhanh từ 6,9% hồi đầu tháng lên 10% hôm 14/12. Số người nhập viện tăng từ 8.500 hôm 1/12 lên 14.200 hôm 14/12. Số người tử vong trung bình là 163 người/ngày. Hôm 14/11, con số này là 41.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 16,7 triệu ca nhiễm, hơn 304.000 ca tử vong. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dự đoán số ca tử vong do Covid-19 có thể vượt quá 362.000 vào 2/1.
Chính quyền Trump từ chối yêu cầu hỗ trợ cháy rừng ở California Chính quyền Trump từ chối yêu cầu của California về việc tuyên bố tình trạng thảm họa cho 6 vụ cháy rừng thiêu rụi hàng nghìn mẫu trên khắp bang. "Đề nghị để tổng thống tuyên bố tình trạng thảm họa đối với các đám cháy đầu tháng 9 đã bị chính quyền liên bang từ chối", Brian Ferguson, người phát ngôn Văn...