Các tỉ phú châu Á tậu gì trong năm 2015?
Số tỉ phú ở châu Á đang tăng nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Dưới đây là năm trong số các tỉ phú sống ở khu vực này và những tài sản “khủng” mà họ đổ tiền vào trong năm nay.
Tỉ phú Jack Ma – Ảnh: Reuters
Bức Nu Couche của danh họa Amedeo Modigliani – Ảnh: AFP
Tỉ phú từng lái xe taxi này bắt đầu gây dựng cơ ngơi từ thị trường chứng khoán Thượng Hải, sau đó đổ tiền vào bất động sản, dược phẩm và tài chính. Ông Liu Yiqian và vợ, bà Wang Wei, có hai bảo tàng cá nhân trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ. Ông Liu được bay miễn phí nhờ dùng thẻ American Express Centurion Card để mua các tác phẩm nghệ thuật.
Năm ngoái, tỉ phú Liu trả 36 triệu USD cho chiếc bát gốm 500 năm tuổi đã từng thuộc về một vị hoàng đế Trung Quốc, sau đó gây tranh cãi bằng cách uống trà từ chiếc bát đó. Tháng 11 năm nay, ông đưa tên tuổi mình lên một bậc nữa với việc mua bức tranh mà họa sĩ Amedeo Modigliani vẽ vào năm 1917 Nu Couche từ nhà đấu giá Christie’s ở New York (Mỹ) với giá 170,4 triệu USD.
The Lincoln House – biệt thự từng là lãnh sự quán Mỹ ở Mumbai – Ảnh: AFP
Gia đình của tỉ phú Cyrus Poonawalla, Chủ tịch Serum Institute of India – nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, trả 120 triệu USD cho một ngôi biệt thự ở Mumbai (Ấn Độ) để ở vào ngày cuối tuần.
Biệt thự được xây dựng vào năm 1938, được bán cho chính phủ Mỹ vào năm 1957 trước khi trở thành tòa nhà lãnh sự trong hơn 50 năm. Biệt thự nhìn ra biển Ả Rập và mức giá trên là kỷ lục đối với các bất động sản là nhà dân tại Mumbai
Video đang HOT
Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin)
Đội bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid – Ảnh: Reuters
Vương Kiện Lâm, tỉ phú giàu nhất châu Á, đã có một năm bận rộn để tậu các tài sản ghi dấu chiến tích của mình. Ông chủ 61 tuổi của Dalian Wanda Group đi lên từ bất động sản, sở hữu chuỗi rạp chiếu phim toàn cầu và giờ đang mở rộng đế chế thể thao của ông.
Hồi tháng 1, ông Vương đồng ý chi 49 triệu USD để có 20% cổ phần trong đội bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid. Ông còn là một người đam mê nghệ thuật thế kỷ 20 và cũng kịp bổ sung vào bộ sưu tập của mình bức tranh sơn dầu có giá 20,4 triệu USD của họa sĩ Claude Monet từ nhà đấu giá Sotheby’s.
Tỉ phú Joseph Lau, người quản lý hãng phát triển bất động sản Chinese Estates Holdings ở Hồng Kông là gương mặt thường phô diễn sự giàu có với công chúng. Năm 2007, ông chi 39,2 triệu USD cho tác phẩm của Paul Gauguin và năm ngoái, trả 41 triệu USD để mua trang sức cho cô con gái tuổi vị thành niên tên Zoe của ông.
Năm nay, tỉ phú chi đậm hơn khi mua bức tranh Buste de Femme của Pablo Picasso từ nhà đấu giá Christie’s với giá 67,4 triệu USD. Ngày hôm sau, ông mua tiếp bức họa The Ring (Engagement) của Roy Lichtenstein từ nhà đấu giá Sotheby’s với 41,7 triệu USD.
Tháng 11, tỉ phú 64 tuổi tiếp tục “đi shopping” hai ngày liên tiếp. Đầu tiên, ông mua viên kim cương hồng 16,08 carat bằng 28,7 triệu franc Thụy Sĩ. Tiếp theo, ông chi gấp đôi, đến 48,6 triệu franc Thụy Sĩ cho viên kim cương xanh 12,03 carat. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay dành cho trang sức tại một buổi đấu giá. Cả hai lần đó ông đều đại diện cho cô con gái 7 tuổi Josephine của mình.
Jack Ma
Adirondack Park ở New York – Ảnh: Landvest
Nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc, ông Jack Ma, từng được truyền thông Trung Quốc dẫn lời khuyên đến các sinh viên thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Bắc Kinh: “làm ra tiền thì dễ, tiêu tiền thì khó”. Dù câu nói trên ông ám chỉ các hoạt động từ thiện, tỉ phú sở hữu khoảng 30 tỉ USD này hiện cũng đang bắt đầu tận hưởng số tài sản của mình.
Jack Ma trả 23 triệu USD để mua khu đất rộng 28.100 mẫu Anh ở ngoại ô thành phố New York, nơi sản xuất xi-rô và con suối đầy ắp cá hồi. Tháng này, hãng Alibaba cũng công bố mua lại tờ báo South China Morning Post của Hồng Kông với giá 266 triệu USD, theo chân ông chủ Amazon Jeff Bezos khi ông này mua tờWashington Post vào năm 2013.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tỉ phú Trung Quốc sống trong sợ hãi
Một số chuyên gia Trung Quốc nhận định nhiều doanh nhân nước này buộc phải kết nối với giới quan chức để làm ăn nên khó tránh rủi ro khi có biến động về quyền lực.
Tỉ phú Quách Quảng Xương phát biểu tại Thượng Hải sáng 14.12 - Ảnh: Hexun.com
Sáng 14.12, tỉ phú Quách Quảng Xương, Chủ tịch Fosun International, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã bất ngờ tham dự sự kiện của công ty ở thành phố Thượng Hải, đánh dấu màn tái xuất sau khi "mất tích" từ trưa 10.12.
Một đại diện Fosun ngày 13.12 xác nhận ông Quách đang hỗ trợ giới tư pháp trong một cuộc điều tra và khẳng định cuộc điều tra đó phần lớn liên quan đến "vấn đề cá nhân" của ông Quách, nhưng từ chối cung cấp chi tiết, lập luận rằng đó là vấn đề "nhạy cảm", theo BBC.
Ngã ngựa hàng loạt
Khi xuất hiện ở Thượng Hải, nhân vật có biệt danh Warren Buffett của Trung Quốc cũng không đề cập đến cuộc điều tra mà chỉ đưa ra phát biểu chúc mừng tập đoàn, theo một số người tham dự sự kiện kể với tờ The Wall Street Journal. Trong khi đó, tạp chí Tài Kinh ngày 14.12 đưa tin ông Quách đã "hoàn tất" việc hỗ trợ điều tra và "đã về nhà an toàn". Hiện vẫn chưa rõ việc tỉ phú Quách, cũng là thành viên Chính hiệp Trung Quốc, xuất hiện trở lại có đồng nghĩa ông đã được "bình an vô sự" hay không trong bối cảnh có nhiều doanh nhân Trung Quốc bị "sờ gáy" vì liên quan đến những quan chức ngã ngựa trong chiến dịch chống tham nhũng.
Trước đó, tạp chí Tài Tân loan tin ông Quách bị thẩm vấn vì liên quan đến cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào ông Ngải Bảo Tuấn, cựu Phó thị trưởng Thượng Hải. Cách đây khoảng 4 tháng, một nhân vật thân cận với ông Quách lẫn ông Ngải là Chủ tịch Tập đoàn thực phẩm quốc doanh Bright Food Vương Tông Nam đã lĩnh án 18 năm tù giam vì tham nhũng. Vào tháng trước, doanh nhân Từ Tường, một nhà quản lý quỹ đầu tư được mệnh danh George Soros của Trung Quốc, cũng bị bắt giam vì nghi ngờ giao dịch nội gián trong khi 8 lãnh đạo của công ty chứng khoán hàng đầu Trung Quốc CITIC Securities cũng đang bị điều tra.
Tính đến nay, chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động từ khi lên nắm quyền lãnh đạo hồi tháng 11.2012, đã hạ bệ hơn 100 quan tham cấp bộ trưởng và nhiều doanh nhân có liên quan đến họ, theo tờ South China Morning Post (SCMP). Tờ báo Hồng Kông này còn chỉ ra thảm cảnh của một số doanh nhân Trung Quốc liên quan đến quan chức bị ngã ngựa. Trong đó có tỉ phú Lưu Hán, Chủ tịch Tập đoàn Hán Long ở tỉnh Tứ Xuyên, người từng làm ăn với Chu Bân, con trai cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, vốn đã bị xử tù chung thân hồi tháng 7.2015 về nhiều tội danh. Ông Lưu bị tử hình hồi tháng 2 sau khi bị buộc tội giết người, điều hành một băng nhóm mafia...
Trong khi đó, doanh nhân Từ Minh (44 tuổi), ở thành phố Đại Liên, chết trong tù vào ngày 4.12, chỉ một tháng trước khi được thả. Giới chức khẳng định ông Từ qua đời do nhồi máu cơ tim dù cách đó 2 tháng tình trạng sức khỏe của ông được đánh giá "rất tốt". Ông Từ từng có quan hệ gần gũi với cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, vốn đã bị tuyên án tù chung thân hồi năm 2013 về nhiều tội danh.
Cá nằm trên thớt
Sau cái chết của ông Từ, ông Phùng Luân - Chủ tịch Công ty bất động sản tư nhân Trung Quốc Vantone Holdings, viết một bài bình luận trong đó có đoạn: "Một ông trùm kinh doanh tư nhân từng nói: "Trong mắt của một quan chức, chúng ta chẳng khác gì một con gián. Nếu ông ấy muốn giết chết hay giữ mạng sống của bạn, ông ấy có thể".
Trong khi đó, Giáo sư kinh tế Hồ Tinh Đẩu, tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, nhận định với SCMP: "Vấn đề nằm ở những mối liên hệ có vấn đề giữa kinh doanh và quản lý. Kinh doanh cần phải kết nối với quyền lực để phát triển và khi có sự thay đổi về người lên nắm quyền, việc kinh doanh sẽ chịu tổn hại". Ông Hồ cho rằng khi chính quyền Trung Quốc còn kiểm soát những nguồn lực quan trọng đối với doanh nghiệp, bao gồm vốn và đất đai, thì các doanh nghiệp nước này khó tránh xa chính trị và quyền lực nhà nước.
Hiện chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập được cho là đang tập trung vào ngành tài chính, vốn được xem là thành trì của nhiều nhóm lợi ích. Giáo sư Trang Đức Thủy thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng tình trạng chứng khoán Trung Quốc tụt dốc vừa qua cung cấp cơ hội tốt để vạch trần các nhóm lợi ích và "giới lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm tiêu diệt chúng".
Tuy nhiên, một số người ở Trung Quốc vẫn còn nghi ngờ về chiến dịch chống tham nhũng. Trong đó, một nhà nghiên cứu thuộc chính phủ Trung Quốc cho rằng chiến dịch chống tham nhũng hiện nay "như một phong trào chính trị". Ông này khẳng định với SCMP: "Không công bằng khi trừng phạt các doanh nhân vì họ thật sự không có lựa chọn - để nhận được sự chấp thuận kinh doanh, họ phải chi một khoản tiền nhất định".
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tỉ phú Trung Quốc trở thành cố vấn cho Thủ tướng Anh Ông Mã Vân, người sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc), đã được bổ nhiệm làm cố vấn cho Thủ tướng Anh David Cameron. Ông Mã Vân, tỉ phú giàu thứ 2 tại Trung Quốc đại lục - Ảnh: Reuters AFP dẫn lời một phát ngôn viên của Dinh Thủ tướng Anh ngày 19.10...