Các thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ “không đáng phải chết” vì Covid-19
Chỉ huy trưởng tàu sân bay Theodore Roosevelt, ông Brett Crozier đã viết thư đề nghị Hải quân Mỹ phải cứu các thủy thủ trên tàu bị mắc Covid-19.
Không phải trong thời chiến
Trong bức thư dài 4 trang gửi lãnh đạo Mỹ ngày 31/3, ông Brett Crozier yêu cầu, giới chức Hải quân Mỹ cần phải thực thi các biện pháp mạnh hơn nữa để cứu tính mạng các thủy thủ của ông cũng như ngăn ngừa Covid-19 lan rộng khắp chiếc tàu sân bay này.
Tàu sân bay Theodore Roosevelt. Ảnh: AP
Cũng trong bức thư nói trên, chỉ huy trưởng tàu sân bay Theodore Roosevelt đã mô tả “tình hình ảm đạm” trên tàu khi số thủy thủ dương tính với SARS-CoV-2 ngày một gia tăng. Đây là tình trạng hết sức đáng lo ngại do số thủy thủ trên chiếc hàng không mẫu hạm này lên tới 5.000, tương đương với cư dân của một thị trấn nhỏ ở Mỹ.
Theo đó, ông Brett Crozier than phiền rằng, trên tàu sân bay này không đủ chỗ để phục vụ việc cách ly các thủy thủ mắc Covid-19. Cũng theo ông Brett Crozier, chiến lược đối phó hiện nay chỉ có thể làm chậm chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn sự lây lan của loại virus chết người này.
Ông Brett Crozier kêu gọi giới chức Hải quân Mỹ cần “hành động kiên quyết hơn”, đưa khoảng hơn 4.000 thủy thủy trên tàu đến các khu vực cách ly. “Chúng ta hiện không sống trong thời chiến. Các thủy thủ không đáng phải chết. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ không đảm bảo được sức khỏe cho tài sản quý giá nhất của chúng ta là các thủy thủ”, bức thư có đoạn.
Trong khi đó, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, có khoảng 80 thủy thủ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và con số này chắc chắn sẽ tăng lên nếu toàn bộ thủy thủ và nhân viên trên tàu đều được xét nghiệm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, giới chức Hải quân Mỹ vẫn từ chối xác nhận con số nói trên.
Tàu sân bay Theodore Roosevelt có thủy thủ đầu tiên mắc Covid-19 vào khoảng 1 tuần trước, khi chiếc tàu này đang di chuyển ở Thái Bình Dương. Ngay sau đó, con tàu này cập cảng Guam, một đảo của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 31/3 nhấn mạnh, giờ chưa phải là lúc để sơ tán người trên tàu sân bay Theodore Roosevelt và cho biết, ông cũng chưa nhận được thư của ông Brett Crozier.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ, cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch đưa một số thủy thủ trên tàu lên bờ, xét nghiệm và cách ly họ, khử trùng chiếc tàu này rồi lại luân phiên cho các thủy thủ khác lên bờ xét nghiệm và cách ly. Tuy nhiên, sẽ có một số thủy thủ buộc phải cách ly trên tàu.
Quân y Mỹ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên tàu sân bay Theodore Roosevelt. Ảnh: AP
Không giống các du thuyền
Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly cho biết, ông đã được nghe về bức thư của ông Brett Crozier và trong những ngày qua, Hải quân Mỹ đang nỗ lực để đưa các thủy thủ trên con tàu này lên đảo Guam.
Tuy nhiên, do hòn đảo này không có đủ số giường bệnh nên Hải quân Mỹ phải liên lạc với chính quyền địa phương để dựng lều dã chiến và trưng dụng các bệnh viện phục vụ việc điều trị cho các thủy thủ.
“Chúng tôi không đồng tình với những gì sĩ quan chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt đã viết. Những gì chúng tôi đã làm là rất bài bản bởi việc cách ly người trên tàu sân bay sẽ rất khác với cách ly người trên một du thuyền. Trên tàu sân bay còn có trang thiết bị quân sự, vũ khí và cả các máy bay chiến đấu”, ông Thomas Modly nói.
Trước đó, hồi cuối tuần qua, có thông tin cho rằng, quân đội Mỹ đã quyết định dừng cung cấp thông tin chi tiết về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong quân đội do lo ngại những thông tin này có thể bị kẻ địch thu thập và sử dụng vào mục đích xấu.
Tàu sân bay Theodore Roosevelt cập cảng Guam. Ảnh: Reuters
Các thủy thủ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt là những trường hợp mới nhất bị mắc Covid-19 trong quân đội Mỹ. Trước đó, nhiều thủy thủ trên các tàu chiến khác, trong đó có một tàu đổ bộ tấn công, cũng được xác định dương tính với SARS-CoV-2.
Mới đây nhất, ngày 30/3, Lầu Năm Góc cho biết, một binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia tại New Jersey đã thiệt mạng vì Covid-19. Cũng theo Lầu Năm Góc, tính đến ngày 31/3, đã có tổng cộng 673 binh sĩ mắc Covid-19, tăng hơn 100 trường hợp so với 1 ngày trước đó./.
Trần Khánh
Thuyền trưởng tàu sân bay Mỹ gửi lời cầu cứu khẩn cấp vì Covid-19
Thuyền trưởng tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt, con tàu có ít nhất 70 thủy thủ nhiễm Covid-19, đã gửi lời cầu cứu khẩn cấp đến giới lãnh đạo nhằm cứu mạng sống các thành viên thủy thủ đoàn.
"Chúng ta không phải đang ở trong tình trạng chiến tranh. Thủy thủ không cần phải chết. Nếu chúng ta không hành động bây giờ, chúng ta đang thất bại trong việc bảo vệ thứ giá trị nhất - đó chính là các thủy thủ", thuyền trưởng Brett Crozier viết trong lá thư gửi Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, theo CNN.
Ông Crozier nhấn mạnh rằng dịch bệnh đang lây lan ngày càng nhanh trên tàu sân bay. "Cần có hành động khẩn cấp, đưa thủy thủ rời tàu ngay lập tức và cách ly họ trong 2 tuần", ông Crozier đề ra biện pháp.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hiện vẫn neo ở Guam trong khi các thủy thủ chưa được phép rời tàu.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định số ca nhiễm trên tàu USS Theodore Roosevelt có tăng nhưng chưa có ai rơi vào tình trạng nguy kịch cần đến các thiết bị hỗ trợ sự sống.
Số ca nhiễm Covid-19 trên tàu sân bay hạt nhân Mỹ đã tăng hơn 70 chỉ trong vòng một tuần.
"Chúng ta chưa có ai trong tình trạng nguy kịch, chưa cần đến máy trợ thở", tư lệnh John Aquilino trả lời phóng viên.
Trả lời về lá thư cầu cứu của thuyền trưởng Crozier, ông Aquilinio nói hải quân Mỹ đang đánh giá tình hình. Vấn đề khó khăn hiện tại là đảo Guam không có đủ năng lực cách ly toàn bộ 4.000 thành viên thủy thủ đoàn
Một quan chức hải quân Mỹ nói, tính đến sáng ngày 31.3, số ca nhiễm Covid-19 trên tàu sân bay Mỹ đã vượt con số 70 và được dự báo còn tăng mạnh.
Tuần trước, Lầu Năm Góc lần đầu thông báo có 3 thủy thủ đoàn trên tàu nhiễm Covid-19. Hai ngày sau, số ca nhiễm đã lên tới 25 và đến nay đã tăng gần gấp 3.
Một quan chức quốc phòng khác của Mỹ tiết lộ trên CNN, rằng tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng đang đối mặt với "nhiều ca nhiễm Covid-19".
Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly nói với CNN rằng đã nhận được lá thư của thuyền trưởng Crozier. "Tôi đã nghe đến thông tin này. Đảo Guam không có đủ giường cách ly các thủy thủ. Chúng tôi đang chờ sự hỗ trợ từ chính phủ", ông Modly nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Covid-19: Thuyền trưởng tàu sân bay Mỹ cảnh báo 'thủy thủ không cần phải chết' Thuyền trưởng tàu Theodore Roosevelt kêu gọi Hải quân có biện pháp mạnh hơn để cứu thủy thủ khỏi Covid-19 và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bức thư dài 4 trang mô tả tình hình ảm đạm trên tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt, khi ngày càng nhiều thủy thủ được xác nhận mắc Covid-19. Theo thuyền trưởng Brett Crozier,...