Các thể loại tin đồn mỗi khi có dịch lại “nổ” ầm ầm trên mạng: Từ phun khử khuẩn bằng máy bay tới chữa Cô-Vít bằng trứng, nhan nhản người bị phạt mà vẫn chưa sợ?
Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, trên mạng xã hội hiện đang lan truyền rất nhiều thông tin chưa đúng, thậm chí xuyên tạc về tình hình dịch bệnh.
“5 máy bay trực thăng phun khử khuẩn vào tối nay”
Đây là thông tin được lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 26/7 mới đây với dòng tin nhắn cùng nội dung: “Tối nay, từ 11 giờ 40 tối không ai nên ra đường. Cửa ra vào và cửa sổ nên được đóng lại khi 5 máy bay trực thăng phun chất khử trùng vào không khí để diệt trừ coronavirus”.
Thế nhưng, chiều ngày 26/7, phản hồi với Trung tâm Báo chí TP.HCM, Bộ Tư lệnh TP.HCM khẳng định, thông tin này hoàn toàn sai sự thật. Điều đáng nói trong các đợt dịch trước đây, cứ mỗi khi có quyết định giãn cách tại một địa phương nào đó là y như rằng, lại có tin đồn này được chia sẻ trên mạng.
Thông tin sai sự thật đang lan truyền trên mạng xã hội
Trước đó, sáng 23/7, Bộ Tư lệnh TP.HCM phối hợp với Lữ đoàn 87 Binh Chủng hóa học, Tiểu đoàn Phòng hóa 38 Quân khu 7 cùng với lực lượng vũ trang TP.HCM và 21 quận, huyện và TP. Thủ Đức đồng loạt mở đợt cao điểm phun thuốc khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 quy mô lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn TP.HCM, trong thời gian 7 ngày.
Quân đội phun xịt khử khuẩn toàn địa bàn TP.HCM để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan
Mỗi ngày sẽ có 20 lượt xe tham gia phun thuốc khử khuẩn. Đồng thời cũng chuẩn bị 6 tấn thuốc hóa học để phun khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19. Qua đợt cao điểm này, lực lượng vũ trang TP.HCM tin tưởng góp phần cùng TP.HCM đẩy lùi dịch COVID-19.
Hà Nội lập 3.000 chốt phòng dịch COVID-19
Đây cũng là một trong những tin đồn thất thiệt được rêu rao trên mạng xã hội những giờ qua. Cụ thể, trên mạng xã hội Facebook lan truyền thông tin với nội dung: ” Sáng mai (tức sáng 27/7 – PV) có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh đi ra đường có lý do cần thiết…”.
Ngay lập tức, thông tin này nhận được nhiều bình luận của người dân. Trong đó, có nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng, hoang mang.
Tuy nhiên, tối 26/7, trao đổi với báo Tin tức, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định, thông tin trên mạng xã hội Facebook về nội dung ” Thủ đô sẽ có 3.000 chốt kiểm dịch COVID-19 được lập trong thời gian tới” là hoàn toàn sai sự thật. Đây là những thông tin bịa đặt, không có cơ sở, thiếu chính xác và gây hoang mang dư luận.
Theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Công an TP đã đề nghị lực lượng an ninh mạng và Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông vào cuộc, truy tìm tài khoản đăng thông tin sai sự thật, để nhanh chóng xử lý, không làm người dân hoang mang, lo lắng.
Video đang HOT
Những hình ảnh “sưu tầm” về dịch bệnh Covid-19 gây hoang mang dư luận
Thậm chí nguy hiểm hơn, một số cá nhân còn lan truyền hình ảnh “xác chết do Covid-19″ và cho là ở Việt Nam gây hoang mang dư luận.
Cụ thể, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh bức ảnh chụp nhân viên y tế cùng nhiều thi thể nằm dưới sàn nhà được quấn nhiều lớp vải đặt trong các túi nilon và cho rằng, đây là hình ảnh các bệnh nhân tử vong do Covid-19 tại TP.HCM.
Tuy nhiên, Trung tâm Báo chí TP.HCM dẫn nguồn từ Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam khẳng định, đây là tin giả. Bức ảnh này được chụp ở Indonesia. Việc một số tài khoản Facebook tung tin thất thiệt đang gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch Covid-19.
Không chỉ một vài bức ảnh sai sự thật, trong những ngày vừa qua, khi diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM trở nên phức tạp, trên các nền tảng mạng xã hội lại xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt, đưa tin vô căn cứ, gây hoang mang trong cộng đồng.
Hàng loạt những trang mạng xấu, độc khác tiếp tục đưa ra những hình ảnh sai sự thật, rằng TP.HCM sắp “vỡ trận”, chuẩn bị “giờ giới nghiêm”, cấm người dân di chuyển ra ngoài trong mọi trường hợp.
Điều này khiến đa số độc giả chưa cần suy xét đã tin ngay và cho rằng tình hình đang rất nguy nan và lực lượng chống dịch đang rối như tơ vò, dẫn đến không hợp tác, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và trên cả nước.
Ăn trứng gà chữa được virus Corona
Trước đó, hẳn chúng ta còn nhớ, nhiều người dân huyện miền núi ở Nghệ An nghe tin đồn ăn trứng gà luộc sẽ chữa được bách bệnh, trong đó có dịch Covid-19 nên đã đua nhau đi mua trứng.
Một Facebook chia sẻ tin đồn.
Nhiều câu chuyện được thêu dệt rằng, có một đứa trẻ sinh ra đã biết nói, và cho rằng, đêm nay ai không ăn trứng gà, ngày mai sẽ chết.
Thông tin trên được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Nhiều người tin đó là sự thật nên đi mua trứng về ăn.
Nhiều người còn lên mạng cho rằng, tình trạng đổ xô đi mua trứng rất nhiều.
Tuy nhiên, sau khi nắm bắt được thông tin trên, Công an huyện Tương Dương, Nghệ An khẳng định, đây là tin đồn thất thiệt, mê tín dị đoan, không đúng sự thật, gây hoang mang cho nhân dân.
Khuyến cáo người dân không nghe theo tin đồn
Mạng xã hội với nhiều tiện ích đang trở thành một trong những kênh giao tiếp thông dụng đối với rất nhiều người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị và lợi ích đem lại thì sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã kéo theo khá nhiều hệ lụy.
Điều này chúng ta thấy rất rõ hiện nay, khi đã có nhiều đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp để tung tin đồn, tin giả, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan chức năng nhằm gây hoang mang, lo sợ, kích động quần chúng nhân dân.
Lực lượng công an xử lý nhiều trường hợp thông tin thất thiệt về dịch COVID-19. Ảnh: Cand.com.vn
Thêm vào đó, cũng có một bộ phận người dân, do chưa nhận thức được đúng đắn đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tin giả mạo nên vô tình đã tiếp tay, làm lan truyền với tốc độ “chóng mặt” các nội dung thất thiệt này.
Vì thế, để đảm bảo công tác chống dịch được hiệu quả, người dân ngoài việc thực hiện tốt 5K cũng như các Chỉ thị của lực lượng chức năng thì cần tỉnh táo, chắt lọc thông tin, tránh nghe tin một chiều rồi biến mình thành công cụ phát tán thông tin giả của những kẻ có ý đồ xấu, gây hoang mang dư luận.
Mỗi người cần nói “không” với tin giả, tin sai sự thật, để trở thành một phần của “lá chắn” trước những luồng thông tin độc hại.
Vô tình hay cố ý đăng tin thất thiệt về Covid-19 đều vi phạm luật
Theo luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn luật sư TP Hà Nội, người nào cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, người đó phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật .
Bên cạnh đó, người nào lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại tổ chức, cá nhân và gây hoang mang dư luận ở mức độ nặng, gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
Về truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự, theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Trường hợp không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì có thể áp dụng theo quy định Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Cụ thể, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông có thể chịu mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù, phạt tiền cao nhất lên đến 200 triệu đồng
Hoàng gia Anh chính thức có câu trả lời về việc phân biệt đối xử với con gái Meghan
Động thái mới nhất của hoàng gia Anh đã dập tắt những tin đồn trong thời gian gần đây.
Vào ngày 26/7, truyền thông Anh đưa tin, bé Lilibet Diana, con gái mới sinh của nhà Sussex cuối cùng đã chính thức có tên trong danh sách kế vị trên trang web chính thức của hoàng gia.
Như vậy, sau 7 tuần chào đời, Lilibet Diana đã chính thức trở thành người đứng thứ 8 trong danh sách kế vị, cô bé đứng ngay sau anh trai Archie. Có thể nói, đây là câu trả lời rõ ràng nhất của hoàng gia về những lùm xùm trong thời gian gần đây.
Bé Lilibet đã xuất hiện trong danh sách kế vị.
Danh sách cũ trước đó.
Trước đó, một bộ phận dư luận xôn xao khi trên trang web hoàng gia, Lilibet vẫn chưa được cập nhật vào danh sách kế vị dù đã chào đời hơn 1 tháng. Trong khi đó, Hoàng tử Louis, con út của vợ chồng Công nương Kate và bé Archie đều được đưa vào danh sách kế vị chưa đầy nửa tháng sau sinh.
Chính vì vậy, nhiều người đã lên án hoàng gia có sự phân biệt đối xử với bé Lilibet khi nhà Sussex từng tố gia đình hoàng gia đối xử bất công với họ. Cuối cùng, để dập tắt những tin đồn không có căn cứ, hoàng gia Anh đã nhanh chóng đưa bé Lilibet vào vị trí thứ 8 trong danh sách kế vị.
Omid Scobie, bạn thân của nhà Sussex cũng đã thông báo về tin tức đáng mừng này. Người đàn ông cho hay: " Danh sách kế vị trên trang web @RoyalFamily vừa được cập nhật đã bao gồm cả con thứ hai của nhà Sussex. Cô bé tên Lilibet Mountbatten-Windsor, người đứng ở vị trí thứ 8. Đứa trẻ chào đời ngày 4/6 ".
Nữ hoàng Anh vẫn đối xử công bằng với nhà Sussex.
Hoàng gia Anh không lên tiếng lý giải vì sao có sự cập nhật chậm trễ này. Mặc dù vậy, họ đã cho thấy rằng, bé Lilibet Diana vẫn là con cháu hoàng gia, được hưởng các quyền lợi như những em bé khác trong gia đình, bất chấp việc nhà Sussex đã rời khỏi đây và gây ra bao nhiêu tai tiếng.
Hiện chưa rõ bé Lilibet Diana có về hoàng gia làm lễ rửa tội hay không. Ban đầu nhà Sussex bày tỏ nguyện vọng muốn được trở về làm lễ rửa tội cho con gái với yêu cầu muốn Nữ hoàng Anh hiện diện. Tuy nhiên, sau thông báo sẽ ra mắt hồi ký vào năm 2022, mối quan hệ giữa Harry và gia đình được cho là ngày càng căng thẳng.
Theo nhà bình luận hoàng gia Ingrid Seward, tổng biên tập Tạp chí Majesty, con đường trở thành vua của Hoàng tử William có thể bị ảnh hưởng bởi cuốn hồi ký sắp ra mắt của Hoàng tử Harry.
Nhà bình luận hoàng gia nói: " William có lẽ là người hứng chịu hậu quả tồi tệ nhất bởi vì giữa anh ấy và Harry đang xung đột. Và về cơ bản, nếu Harry nói ra những điều gây bất lợi cho chế độ quân chủ thì cũng ảnh hưởng tới tương lai của William. Đó không phải là tương lai của Harry vì anh ấy đã rút khỏi rồi, nhưng nó là tương lai của William ".
Thất nghiệp do dịch Covid-19, 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An được chiến sĩ công an ủng hộ 1 triệu làm lộ phí 4 mẹ con Nghệ An đã đạp xe được 10 ngày từ Đồng Nai về đến Ninh Thuận để trở về quê sau một khoảng thời gian không có việc làm do dịch Covid-19. Theo thông tin từ công an huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt phòng dịch của đơn vị này đã gặp 4 mẹ con...