Các thành phố lớn của Trung Quốc cho phép người mắc COVID-19 đi làm bình thường
Những người mắc COVID-19 có triệu chứng ở một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc giờ đây có thể đi làm như bình thường.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đã bị đóng cửa. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật báo Trùng Khánh ngày 19/12 đưa tin với việc các nhà chức trách thừa nhận không thể theo dấu ổ dịch COVID-19 được nữa, siêu đô thị Trùng Khánh – nơi sinh sống của khoảng 32 triệu người – đã trở thành một trong những khu vực đầu tiên của Trung Quốc cho phép người dân làm việc bình thường ngay cả khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng của bệnh.
Đây là một bước đảo ngược chính sách rõ rệt tại Trung Quốc, khi mà trước đây chỉ cần phát hiện một ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng có thể khiến hàng ngàn người chịu cảnh phong tỏa.
Theo hãng AFP, quốc gia đông dân nhất thế giới này đang nới lỏng chính sách chống dịch nghiêm ngặt, trong bối cảnh virus đang lây lan nhanh chóng sau khi chính quyền từ bỏ biện pháp phong tỏa, xét nghiệm đại trà và cách ly tập thể.
Thông báo của chính quyền thành phố Trùng Khánh nêu rõ các nhân viên chính phủ, đảng và nhà nước có triệu chứng nhẹ của bệnh COVID-19 được phép làm việc như bình thường, với điều kiện đảm bảo các biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện thể chất và nhu cầu công việc của họ.
Video đang HOT
Giới chức thành phố 32 triệu dân này cũng kêu gọi cư dân không làm các xét nghiệm không cần thiết hoặc yêu cầu mọi người xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính, ngoại trừ khi đến một số cơ sở như viện dưỡng lão, trường học và trại giam.
Các địa phương trên khắp Trung Quốc cũng khuyến khích mọi người cách ly tại nhà trong thời gian khỏi bệnh – một sự thay đổi đáng kể so với chính sách cách ly tập trung trước đây.
Cùng ngày, tỉnh Chiết Giang – trung tâm kinh tế lớn với hơn 60 triệu dân – thông báo những người có triệu chứng nhẹ có thể tiếp tục làm việc nếu cần, với điều kiện tiên quyết là phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết virus SARS-CoV-2 đã lây lan rộng rãi tại Trung Quốc khiến số lượng người tìm đến bệnh viện và phòng khám tăng mạnh. Các tỉnh, thành tại quốc gia này đã buộc phải điều chỉnh các dịch vụ y tế công đồng khi nước này lần đầu tiên học cách chung sống với virus.
Tại thành phố phía đông Tô Châu, chính quyền đã gấp rút chuyển đổi các địa điểm xét nghiệm thành các trạm điều trị sốt tạm thời.
Nhiều thành phố khác, trong đó có cả thủ đô Bắc Kinh, đã phát bộ dụng cụ y tế miễn phí cho một số người dân và kêu gọi bệnh nhân chọn tư vấn trực tuyến thay vì đến bệnh viện.
Biến thể mới tại Trung Quốc và XE làm dồn sự chú ý vào biến đổi của virus SARS-CoV-2
Thông tin về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc và sự gia tăng của biến thể mới XE có khả năng lây lan nhanh hơn cả Omicron đã tái tập trung chú ý về nguy cơ của virus gây COVID-19, ngay cả khi các chuyên gia y tế cho rằng không có lý do gì để hoảng sợ.
Quá trình xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá hai biến thể phụ của Omicron là BA.1 cùng BA.2 và XE có thể là những biến thể lây lan mạnh nhất hiện nay. XE được cho lây lan nhanh hơn 10% so với biến thể phụ "tàng hình" BA.2.
Trong khi đó ở Trung Quốc, giới chức địa phương xác nhận hai hai biến thể phụ Omicron mới không khớp với bất kỳ nội dung nào trong cơ sở dữ liệu giải trình tự gien của virus có tên GISAID. Không rõ liệu đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề trong thời gian tới hay không.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) ngày 4/4 đưa tin giới chức tại thành phố Tô Châu đã thông báo về ca mắc biến thể phụ bắt nguồn từ BA.1 của Omicron. Theo họ, biến thể này được phát hiện trong một bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ. Trường hợp thứ hai được công bố tại thành phố Đại Liên do biến thể phụ từ BA.2 cũng không khớp bất cứ trình tự gene nào của các ca mắc trong cộng đồng và nhập cảnh vào Trung Quốc.
Cựu cố vấn phòng vệ sinh học Nhà Trắng Rajeev Venkayya nhận định rằng nếu nỗ lực của giới chức Trung Quốc trong việc kiểm soát virus lây lan mạnh không hiệu quả thì "điều này có thể trở thành mối đe dọa với toàn thế giới".
Ông bổ sung: "Chúng tôi biết rằng sự lây truyền không kiểm soát của virus có thể dẫn đến tiến hóa nhiều hơn và kể cả có phát triển vaccine cùng liệu pháp điều trị thì có khả năng chúng vẫn kém hiệu quả hơn".
Đối với thế giới, vấn đề then chốt hiện nay là việc virus COVID-19 vẫn lưu hành sau gần 2 năm rưỡi được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc do chúng biến đổi, dẫn đến các làn sóng dịch bùng phát ở cùng một địa điểm nhiều lần. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã lên kế hoạch trong tuần này tổ chức một cuộc điều trần để thảo luận về sự cần thiết của mũi vaccine COVID-19 tăng cường và phương pháp chọn chủng đặc thù của virus SARS-CoV-2 mà vaccine cần nhắm đến.
Giáo sư Leo Poon tại Đại học Hong Kong nhấn mạnh: "Chúng ta nên theo dõi sát các tái tổ hợp mới nhưng cũng không nên hoảng sợ ở thời điểm này".
Ông Leo Poon cho rằng khó có khả năng xuất hiện biến thể tái tổ hợp- sự "pha trộn" giữa hai biến thể trước đó- đặc biệt kể từ khi Delta và Omicron đã lây lan rộng rãi. Theo ông, nhiều khả năng một số người đã mắc cả hai biến thể Delta và Omicron. Vị giáo sư này đánh giá điều đáng lo ngại là khi một biến thể được phát hiện ở nhiều khu vực và lây lan trong cộng đồng.
Nhà virus học Stephen Goldstein tại Đại học Utah (Mỹ) cho biết hầu hết ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong đều do những biến thể đang tồn tại gây ra. Do vậy, ông cho rằng khó có khả năng một biến thể mới xuất hiện từ làn sóng dịch Omicron tại Hong Kong và Trung Quốc.
Các biến thể mới đã được ghi nhận tại châu Á. Trường hợp đầu tiên mắc XE tại Thái Lan được ghi nhận vào ngày 2/4.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen mắc COVID-19, hủy tham dự hội nghị G20 và APEC Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết ông đã có xét nghiệm dương tính với COVID-19 tại Indonesia, nơi ông dự kiến tham dự hội nghị G20 với tư cách là Chủ tịch ASEAN. Thủ tướng Hun Sen. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Phnompenh Post ngày 15/11, trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông Hun Sen thông báo: "Trước khi rời Campuchia,...