Các thành phố là tương lai
Giữa tháng 10, tôi nói chuyện tại hội thảo ở Adelaide, Úc, trong sự kiện kéo dài nhiều ngày bàn về thay đổi và tăng trưởng kinh tế. Mỗi thành phố trên thế giới đều đang hỏi: Chúng ta đóng vai trò gì trong nền kinh tế đang thay đổi chóng mặt? Loại di sản nào chúng ta muốn mang theo mình vào tương lai? Chúng ta phát triển thế nào để không phá hủy những gì đang có
Đây là những câu hỏi đặc biệt cấp thiết cho những đô thị cỡ vừa như Adelaide, nơi nổi bật nếu xét tầm khu vực nhưng là đốm sáng tí hon trên nên kinh tế toàn cầu. Một thủ phủ cấp bang là thành phố cảng có 1,3 triệu dân, Adelaide không sánh ngang với Sydney hay Melbourne, song về diện tích và môi trường cảm xúc, thành phố này ngang với Austin, Texas và Portland, Oregon.
Rich Karlgaard là người phụ phụ trách xuất bản của Forbes toàn cầu.
Nhưng Adelaide không có thương hiệu nổi tiếng thế giới, như Portland có Nike và Austin có Dell. Adelaide chỉ là thành phố dễ sống đáng yêu với môi trường Địa Trung Hải, những con phố và công viên đẹp đẽ và y tế cho mọi người. Đây là thành phố thuần kinh tế, với một chân đặt trong lĩnh vực hàng hóa và nông nghiệp, chân còn lại bước về tương lai công nghệ. Hãy nghĩ Adelaide như Columbus, Ohio hay một Minneapolis thu nhỏ.
Cuộc bầu cử 2016 có nhiều ý nghĩa, song tâm điểm vẫn là nước Mỹ muốn ở đâu trong kinh tế toàn cầu. Các thành phố và khu vực Mỹ khao khát tham gia kinh tế toàn cầu đã bỏ phiếu cho “nhiệm kỳ ba của Obama,” tức là Clinton. Những người có tư tưởng bảo thủ và tự do chủ nghĩa sinh sống và phát đạt ở thung lũng Silicon và Seattle thì lựa chọn khó khăn: Bầu cho ứng viên căm ghét doanh nghiệp song tình cờ dung thứ cho doanh nghiệp của bạn (Clinton) hay cho người ưa tăng trưởng song lại thù địch với những doanh nghiệp công nghệ và thương mại (Trump).
Tất cả nền kinh tế đều mang tính địa phương lẫn toàn cầu
Video đang HOT
Giới chính trị gia và cử tri nên ngừng tìm hiểu xem nước Mỹ đứng đâu trong nền kinh tế toàn cầu, mà nên nghĩ về vị trí những thành phố, bang và vùng miền của họ có được trong nền kinh tế toàn cầu. Houston không đại diện cho kinh tế Mỹ nhiều hơn Atlanta, Pittsburgh hoặc Palo Alto. Houston là nền kinh tế Houston, giao thương với phản còn lại của nước Mỹ và thế giới. Như mọi thành phố khác. Việc của một thành phố là tìm hiểu xem họ cạnh tranh ở mức nào so với những thành phố khác trong nước, trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Việc của chính quyền liên bang Mỹ là đừng can thiệp vào.
Khẩu hiệu của Trump – “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” – nghe rất tuyệt, đương nhiên hay hơn “Cùng nhau mạnh mẽ hơn” của Clinton. Nhưng Trump hoàn toàn làm hỏng khẩu hiệu này ở vài điểm. Cách để khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại không phải là ném đá vào những quốc gia muốn giao thương với ta. Thay vào đó, bạn khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách biến nó thành nam châm hút tài năng, vốn và người dám đương đầu rủi ro. Rồi tránh đường. Sự vĩ đại tự nó sẽ tìm ra lối đi trong từng thành phố. Thung lũng Silicon biết cách trở nên vĩ đại và nơi đây được cho phép trở nên vĩ đại. Nó không bị điều tiết quá mức. Detroit cũng biết cách trở nên vĩ đại. Nhưng những sản phẩm của họ là hữu hình, và ngay cả những nhà làm luật đần nhất cũng biết Detroit làm ra thứ gì. Vì thế, Detroit phải đàm phán về điều luật và những rào cản lao động từng bước một.
Việc của chính quyền liên bang là để cho Detroit trở thành một Detroit tốt nhất có thể, và tương tự với thung lũng Silicon. Vì ít những rào cản liên bang, các đô thị và giới doanh nhân sẽ tìm ra cách giải quyết ổn thỏa mọi thứ. Cơn suy thoái nhẹ ở Mỹ vào năm 1970 ập đến Seattle như sóng thần, nghiên nát mọi thứ từ ngành gỗ cho đến hãng Boeing. Với tỉ lệ thất nghiệp dao động từ 13-15%, các gia đình kéo nhau rời đi. Nhưng rồi Seattle hỏi phục tốt. Ngày nay, khu vực trung tâm của Seattle là trụ sở Microsoft, Amazon và Starbucks. Không cái tên nào có mặt vào năm 1970.
Cambridge là thành phố buồn ngủ có trường đại học nổi tiếng thứ hai ở Anh. Oxford là số một, và Cambridge luôn bị lép vế. Nhưng Cambridge cho phép tinh thần doanh nghiệp được nở rộ. Acorn, công ty sản xuất PC địa phương trong những năm 1980 đã tách ra công ty con ARM để sản xuất vi xử lý. Đầu những năm 1990, Apple chọn ARM để sản xuất vi xử lý cho dòng máy cảm tay Newton. Newton không thành công, nhưng ARM thì có, ngày nay cung cấp chip cho điện thoại iPhone của Apple.
Cambridge chỉ có 140 ngàn người, hiện là tụ điểm trí tuệ nhân tạo và máy học – những ngành đang nổi – của châu Âu. Cambridge có tương lai huy hoàng. Tất cả những gì mà Cambridge cản làm là đặt câu hỏi đơn giản: Làm sao để sinh viên tốt nghiệp. Ở lại và thành lập công ty, theo cách những sinh viên tốt nghiệp Stanford mở công ty ở thung lũng Silicon còn sinh viên của MIT mở doanh nghiệp ở Boston? Đây không phải là quy hoạch tập trung mà là “cổ vũ tập trung”.
(Theo Forbes)
Thủ tướng: "Cả hệ thống phải chuyển động để phục vụ người dân và doanh nghiệp"
"Hải Phòng phải tạo một sức sống mới, một niềm tin mới, một niềm hứng khởi trong đầu tư, làm ăn của người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng nói với các lãnh đạo chủ chốt của TP. Hải Phòng tại phiên làm việc hôm nay (19/9).
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP. Hải Phòng ngày 19/9 về tình hình kinh tế -xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Hải Phòng có nhiều tiềm năng, lợi thế mà ít nơi nào sánh được. Đây là thành phố cảng quan trọng bậc nhất của miền Bắc, là động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ...
"Chúng ta phải có khát vọng phát triển để trở thành thành phố biển nổi tiếng, thành phố thông minh, kết nối tốt, phát triển với tốc độ cao và bền vững, nhất là bảo đảm môi trường sống tốt", Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, mặc dù đã đạt mức tăng trưởng khá cao, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư FDI, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu như xuất khẩu, thu nội địa, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự tốt, cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế từ năng lực sản xuất nội tại chưa bền vững.
Thủ tướng cho rằng, cán bộ cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, thành phố tới huyện, xã đều phải chuyển động để phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn (ảnh: VGP)
Theo Thủ tướng, Hải Phòng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế trong một số ngành, nhất là ngành dịch vụ, sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, một số tuyến đường kết nối với các tỉnh duyên hải chậm được xây dựng. Cải cách hành chính có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của một thành phố cảng hiện đại, thông minh.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, thành phố phải quyết tâm trở thành một đầu tàu quan trọng, góp phần kéo tốc độ tăng trưởng cũng như các mặt khác của cả nước.
Trong 13 tỉnh có đóng góp ngân sách Trung ương, Hải Phòng chưa nằm trong tốp đầu và hiện mới chỉ có đóng góp cho ngân sách Trung ương được 12% tổng số thu của mình. Do đó, Hải Phòng cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp được nhiều hơn nữa cho ngân sách Trung ương.
Bên cạnh đó, Hải Phòng cần triển khai quyết liệt kế hoạch hành động của thành phố thực hiện các Nghị quyết 19, 35, 60 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. "Cả hệ thống phải chuyển động để phục vụ người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cán bộ cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, thành phố tới huyện, xã đề cao trách nhiệm công vụ, hướng tới nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng nêu rõ, Hải Phòng phải luôn trong nhóm 10 tỉnh, thành phố về cải cách hành chính.
"Hải Phòng phải tạo một sức sống mới, một niềm tin mới, một niềm hứng khởi trong đầu tư, làm ăn của người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng bày tỏ, đồng thời khẳng định, Thủ tướng và các bộ ngành Trung ương sẵn sàng cùng với lãnh đạo thành phố tạo ra sức sống mới này.
Đánh giá tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số của Hải Phòng ở mức cao so với trung bình cả nước, Thủ tướng mong muốn thành phố " phải có 100.000 doanh nghiệp, mà hiện nay con số mới bằng 1/3".
"Phải tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ. Chú ý phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ, nhất là vận tải đa phương tiện, logistic trong đó có kế hoạch cụ thể khai thác hiệu quả cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện sắp hoàn thành. Phải đặt mục tiêu tăng mạnh lượng hàng qua cảng Hải Phòng", Thủ tướng yêu cầu.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng nêu rõ, Hải Phòng cần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chú ý quản lý phát triển đô thị trên tinh thần công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...
Bích Diệp
Theo Dantri
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc nhưng là ước mơ của bao người Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 25 năm qua từng khiến tất cả các quốc gia khác phải ghen tị và từng bước đưa nền kinh tế này trở thành đối trọng duy nhất của Mỹ vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, có vẻ như vầng sáng của "ngôi sao" Trung Quốc đang nhỏ dần lại bởi Quỹ...