Các thành phố của Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Ngày 10/4, thành phố Thượng Hải của Trung Quốc ghi nhận gần 25.000 ca lây nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng.

Các thành phố của Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch COVID-19 - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh:THX/TTXVN

Trong số ca mắc mới, 1.006 ca có triệu chứng và 23.937 ca không có triệu chứng. Thành phố 26 triệu dân này đang thực hiện lệnh phong tỏa trên diện rộng trong nhiều tuần qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, chỉ nhân viên y tế, tình nguyện viện, nhân viên giao hàng hoặc một số đối tượng có giấy phép đặc biệt mới được ra khỏi nhà. Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cung ứng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Nhiều siêu thị phải đóng cửa.

Trước tình hình này, lãnh đạo một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng và công ty thương mại điện tử đã cam kết đảm bảo nguồn cung ứng không bị đình trệ. Tập đoàn thương mại điện tử JD.com cho biết đang chú trọng vào các thực phẩm cơ bản và đồ dùng cho trẻ em. Trong khi đó, công ty cung cấp dịch vụ giao hàng Ele.me thông báo đã bổ sung thêm 2.800 nhân viên giao hàng trong tuần qua để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người dân.

Trước đó, Bộ Giao thông Trung Quốc cho biết đã có cuộc gặp với các cơ quan chính phủ khác để bàn về tiêu chuẩn hóa các trạm giám sát đại dịch trên đường cao tốc bởi các biện pháp siết chặt tại các địa phương khiến chuỗi cung cứng bị tắc nghẽn.

Ngày 9/4, chính quyền thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với một khu vực có nguy cơ cao sau khi ghi nhận 8 ca mắc mới COVID-19 tại khu vực này trong 2 tuần qua. Cùng ngày, nhà chức trách thành phố Quảng Châu cho biết sẽ thực hiện xét nghiệm diện rộng tại 11 quận của thành phố này sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm mới trong ngày 8/4.

Trong khi đó, thành phố cảng Ninh Ba (Ningbo) gần Thượng Hải ngày 10/4 thông báo dừng toàn bộ dịch vụ ăn uống trong khách sạn và nhà hàng, đồng thời những người sống trong khu phong tỏa phải thực hiện xét nghiệm hằng ngày trong 3 ngày.

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,1 triệu ca mắc COVID-19 và 2.833 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là gần 495 triệu ca, trong đó trên 6,18 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày - Hình 1
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (286.234 ca), Đức (204.930 ca) và Pháp (161.950 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (371 ca), Đức (333 ca) và Nga (291 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,9 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 660.000 ca tử vong.

Trung Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất kể từ đầu dịch

Video đang HOT

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 4/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 6/4, Trung Quốc ghi nhận trên 20.000 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trong bối cảnh thành phố Thượng Hải bắt đầu triển khai đợt xét nghiệm diện rộng mới đối với hàng triệu cư dân.

Theo số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), Trung Quốc đại lục phát hiện 20.472 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 6/4. Đây là số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất từ trước đến nay, thậm chí cao hơn cả số ca mắc mới ghi nhận trong giai đoạn đỉnh điểm của đợt bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, hầu hết số ca mắc mới là ca không triệu chứng. Thượng Hải, thành phố đông dân nhất ở Trung Quốc đại lục, chiếm hơn 80% tổng số ca mắc mới ở nước này. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 vẫn giữ nguyên ở 4.638 ca trong tổng số hơn 289.000 ca mắc.

Cho đến tháng 3 vừa qua, Trung Quốc vẫn duy trì được số ca mắc mới COVID-19 ở mức thấp nhờ các biện pháp phong tỏa cục bộ, xét nghiệm diện rộng và hạn chế nhập cảnh. Tuy nhiên, số ca mắc mới đã tăng lên hàng nghìn ca mỗi ngày trong những tuần vừa qua, trong đó chủ yếu ghi nhận ở thành phố Thượng Hải do làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron tại đây.

Trong ngày 6/4, chính quyền Thượng Hải triển khai đợt xét nghiệm toàn dân tiếp theo để phát hiện sớm nguồn lây nhiễm. Trước đó một ngày, Thượng Hải đã mở rộng phạm vi áp dụng hạn chế đi lại đối với hệ thống giao thông công cộng trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tăng cao. Ngày 4/4, Thượng Hải đã hoàn tất việc lấy mẫu xét nghiệm đối với toàn bộ 25 triệu người dân, trong đó ghi nhận mức kỷ lục 13.086 ca mắc mới COVID-19 không triệu chứng, tăng từ 8.581 ca ngày trước đó. Trong khi đó, số ca mắc mới có triệu chứng giảm xuống còn 268 ca so với 425 ca ngày trước đó. Ngày 5/4, Thượng Hải ghi nhận 311 ca có triệu chứng và 16.766 ca không có triệu chứng. Chính phủ Trung Quốc đã huy động 38.000 nhân viên y tế đến Thượng Hải để hỗ trợ thành phố.

Hàn Quốc vẫn duy trì trên mức 200.000 ca/ngày

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày - Hình 3
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/4/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới vẫn dao động trên mức 200.000 ca/ngày trong ngày thứ hai liên tiếp trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan chậm lại sau khi lên đến đỉnh điểm vào tháng trước.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này có thêm 286.294 ca mắc ngày 6/4, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 14.553.644 ca. Số ca mắc mới duy trì ở mức dưới 300.000 ca/ngày trong 6 ngày liên tiếp. Số ca mắc mới hằng ngày đang giảm sau khi đạt lên mức cao nhất 621.181 ca ngày 17/3.

Cũng trong ngày 6/4, số ca tử vong tăng lên 18.033 ca, tăng thêm 371 ca tính từ ngày 3/4.

Lào xem xét mở cửa hoàn toàn cho du khách nước ngoài

Chính phủ Lào đang cân nhắc mở cửa trở lại đất nước, đón du khách nước ngoài sau khi thí điểm giai đoạn I mở cửa một phần cho các nhóm du khách nhất định.

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày - Hình 4
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào vừa gửi đề xuất khuyến nghị Chính phủ Lào xem xét mở cửa trở lại hoàn toàn đất nước bắt đầu từ tháng 5 tới. Theo đề xuất, Lào sẽ mở cửa hoàn toàn cho các du khách đã tiêm phòng đầy đủ. Theo đó, du khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ trước khi tới nước này. Khi đến Lào, du khách chỉ phải xét nghiệm nhanh và chờ không quá 2 tiếng để lấy kết quả thay vì phải xét nghiệm PCR và chờ 48 tiếng như hiện nay. Các du khách nước ngoài chưa tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể nhập cảnh Lào với điều kiện phải thực hiện cách ly 7 ngày.

Bộ trên cũng khuyến nghị Chính phủ Lào cấp thị thực khi đến và thị thực điện tử để giúp du khách nhập cảnh vào Lào dễ dàng hơn; đề nghị các bộ, ngành liên quan cải thiện và đơn giản hóa hệ thống cấp thị thực trực tuyến trên trang web laogreenpass.gov.la để đơn giản hóa hơn nữa quá trình nhập cảnh.

Bên cạnh phương án trên, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cũng đưa ra phương án dự phòng để Chính phủ Lào xem xét trong trường hợp phương án mở lại hoàn toàn đất nước chưa được thông qua. Phương án này đề xuất thực hiện Giai đoạn II của việc mở cửa lại một phần đất nước (Giai đoạn I đã bắt đầu từ tháng 1/2022). Theo đó, trong Giai đoạn II, du khách sẽ được đến 8 tỉnh của Lào và được nhập cảnh tại nhiều cửa khẩu biên giới hơn. Du khách tới Lào cũng phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ, trong khi những người chưa tiêm phòng phải thực hiện cách ly nhưng không quá 14 ngày.

Đề xuất mở cửa hoàn toàn đất nước được đưa ra sau khi Lào chỉ thu hút được 505 lượt khách du lịch quốc tế kể từ khi mở cửa một phần đất nước từ ngày 1/1 đến nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là cú hích giúp dần phục hồi lại ngành du lịch vốn gần như bị tê liệt trong hơn hai năm qua do tác động của đại dịch COVID-19.

Số ca mắc mới tăng mạnh tại nhiều bang của Australia

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày - Hình 5
Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Sydney, Australia, ngày 30/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nhiều bang tại Australia đang đối mặt với số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt. Trong đó, New South Wales (NSW) - bang đông dân nhất Australia, ghi nhận số ca mắc mới tăng gần 10.000 ca trong 2 ngày.

Tại New South Wales, số ca mắc trong ngày tăng ở mức báo động, với 19.183 ca mắc mới được ghi nhận ngày 5/4 và 15.572 ca ngày 4/4. Ngày 6/4, bang New South Wales công bố thêm 24.151 ca mắc và 15 ca tử vong do COVID-19. Có 1.444 bệnh nhân đã được điều trị tại các bệnh viện tại đây, trong đó có 51 người cần chăm sóc đặc biệt.

Một số trường học tại bang đã phải đóng cửa hoặc giảm số nhân viên làm việc, do dịch bệnh lây lan, buộc nhiều giáo viên hoặc học sinh, sinh viên phải nghỉ giảng dạy hoặc học trên lớp. Liên minh giáo dục độc lập (IEU) cho biết 25% số học sinh, sinh viên các trường công lập không học trực tiếp trên lớp ngày 4/4 do ốm, tự cách ly hoặc được yêu cầu học trực tuyến. Trước thực trạng thiếu giáo viên giảng dạy trực tiếp, Bộ trưởng Giáo dục bang New South Wales, Sarah Mitchell cho biết nhà chức trách đang cân nhắc nới lỏng các quy định cách ly đối với giáo viên.

Trong khi đó, bang Queensland công bố thêm 8.534 ca mắc và 1 ca tử vong trong ngày 6/4. Dù số ca mắc tăng, nhưng từ sáng 14/4, bang này sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch trước kỳ nghỉ Lễ Phục sinh.

Tại bang Victoria, có 12.150 ca mắc mới và 3 ca tử vong được ghi nhận cùng ngày. Bang Victoria hiện có 331 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 16 ca nặng cần chăm sóc đặc biệt.

Đức rút lại kế hoạch cách ly tự nguyện người mắc COVID-19

ADVERTISING

X

Bộ Y tế nước này thông báo tiếp tục thực hiện yêu cầu người mắc COVID-19 phải cách ly bắt buộc thay vì thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu với truyền thông Đức, Bộ trưởng Y tế liên bang Karl Lauterbach thừa nhận sai lầm khi trước đó đề xuất về việc loại bỏ quy định cách ly bắt buộc đối với người mắc COVID-19 và cho họ cách ly tự nguyện từ ngày 1/5 tới. Theo Bộ trưởng Lauterbach, COVID-19 không phải bệnh cảm cúm thông thường, do đó sau khi nhiễm bệnh phải thực hiện cách ly và chịu sự kiểm soát của cơ quan y tế.

Bộ trưởng Lauterbach giải thích các cơ sở y tế luôn gặp tình trạng quá tải và không thể đáp ứng nếu tiếp tục thực hiện lệnh cách ly bắt buộc. Do đó, kế hoạch ban đầu là chuyển sang thực hiện cách ly tự nguyện. Tuy nhiên, việc cách ly tự nguyện sẽ gây ra tác hại nhiều hơn lợi ích do người mắc bệnh có quyền tự quyết định việc có cách ly hay không. Điều này sẽ làm gia tăng khả năng lây nhiễm mới. Bộ trưởng Lauterbach cũng cho rằng cùng với việc tiếp tục thực hiện cách ly bắt buộc, thời gian cách ly bắt buộc nên được rút xuống còn 5 ngày và việc cách ly những người tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 nên thực hiện theo hướng tự nguyện.

Trước đó, sau khi tham vấn với người đứng đầu ngành y tế các bang ở Đức, Bộ trưởng Lauterbach đã thông báo về kế hoạch bãi bỏ cách ly bắt buộc, thực hiện cách ly tự nguyện đối với người mắc COVID-19 từ ngày 1/5 tới. Ông cho biết mục đích của kế hoạch này là tránh tình trạng thiếu nhân viên y tế do phải cách ly vì bị mắc COVID-19. Đề xuất của Bộ Y tế Đức vấp phải nhiều phản ứng từ giới chuyên gia y tế nước này. Theo ông Carsten Watzl, Tổng Thư ký Hiệp hội miễn dịch học Đức, thay vì tránh được tình trạng thiếu nhân viên tại các cơ sở y tế như hy vọng, việc loại bỏ quy định cách ly bắt buộc khiến nhiều người đang mắc COVID-19 sẽ tiếp tục đến làm việc và lây nhiễm cho những người khác. Do đó, số ca nhiễm mới sẽ tăng lên, gây áp lực lớn hơn cho các cơ sở y tế.

EU cấp phép tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 4 cho người từ 80 tuổi trở lên

Ngày 6/4, EMA- cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU)- đã cấp phép tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4 cho người từ 80 tuổi trở lên.

COVID-19 tới 6h sáng 7/4: Ca mắc mới ở Trung Quốc cao kỷ lục; Hàn Quốc vẫn trên 200.000 ca mắc/ngày - Hình 7
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Cụ thể, trong thông báo chung với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), EMA cho biết mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4 (tức là mũi tăng cường thứ 2) có thể được tiêm cho người từ 80 tuổi trở lên sau khi đánh giá các dữ liệu về nguy cơ bệnh nặng cao hơn ở nhóm tuổi này và mức độ bảo vệ có được nhờ tiêm mũi 4. Tuy nhiên, cả 2 cơ quan trên nhất trí vẫn còn quá sớm để xem xét việc sử dụng mũi vaccine thứ 4 cho toàn bộ người dân.

Cụ thể, hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về tình trạng miễn dịch giảm dần theo thời gian ở người độ tuổi từ 60-79 có hệ miễn dịch bình thường nên chưa thể kết luận về việc tiêm mũi 4 cho nhóm này. Nếu tình hình thay đổi và xuất hiện các dấu hiệu cho thấy cần tiêm mũi 4 cho nhóm tuổi này thì hai cơ quan trên sẽ xem xét. Tương tự, với nhóm dưới 60 tuổi với hệ miễn dịch bình thường, EMA và ECDC nhận định chưa có bằng chứng cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine trước nguy cơ bệnh nặng và tử vong giảm dần nên cũng chưa cần tiêm mũi 4.

Đến nay, EU đã cấp phép sử dụng các vaccine phòng COVID-19 của các hãng Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson và Novavax.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024

Tin mới nhất

UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em

12:23:53 20/11/2024
Ở một số quốc gia phát triển, trẻ em có thể chiếm chưa đến 10% dân số vào năm 2050, làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện và quyền của trẻ em trong các xã hội phải tập trung nguồn lực để chăm sóc bộ phận dân số già.

Đô đốc Mỹ: Xung đột Ukraine, Trung Đông 'ăn mòn' kho dự trữ phòng không

12:21:23 20/11/2024
Đô đốc Paparo đánh giá tình trạng tiêu hao phòng không gây tổn hại đến khả năng sẵn sàng của Mỹ trong ứng phó tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm ở vùng thủ đô Ấn Độ

12:13:00 20/11/2024
Giải thích về sự chênh lệch lớn này, ông Dipankar Saha, nguyên lãnh đạo phụ trách phòng thí nghiệm không khí của CPCB cho biết, thang đo AQI của Ấn Độ được giới hạn ở mức 500.

Điểm yếu chí mạng của Hải quân Mỹ

12:09:14 20/11/2024
Tỷ lệ sản xuất cao hơn đồng nghĩa với chi phí cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động lớn hơn. Việc sửa chữa và bảo dưỡng cũng chịu hạn chế bởi số lượng khiêm tốn xưởng đóng, sữa chữa tàu của chính phủ.

Brazil hoàn thành năm Chủ tịch G20

11:47:41 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà Brazil đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary đoàn kết và hướng về quê hương

11:43:42 20/11/2024
Trong 16 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội đã thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động hiệu quả cho các chi hội thành viên, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Hungary.

Kết quả bất ngờ về công dụng của thuốc Đông y nổi tiếng Trung Quốc trị xuất huyết não

11:43:31 20/11/2024
Nhóm điều trị bằng Zhongfeng Xingnao cũng không đạt tiến triển trong phục hồi chức năng, khả năng sinh tồn và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

Năm anh em trai cùng tử trận và câu chuyện truyền cảm hứng cho nước Mỹ

11:33:39 20/11/2024
Kết quả sau 9 tháng nhập ngũ, tàu USS Juneau chở tất cả anh em nhà Sullivan đã bị trúng ngư lôi của quân đội Nhật Bản và phát nổ trong trận chiến Guadalcanal. Ba người tử vong ngay tại chỗ và hai người còn lại qua đời ngay sau đó.

Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi Nga cáo buộc Kiev tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS

11:30:52 20/11/2024
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh Kiev sẽ sử dụng tất cả những vũ khí này , đồng thời cho rằng sau khi nghe những phát biểu gần đây về vũ khí hạt nhân, đã đến lúc Đức cần hỗ trợ khả năng tấn công tầm xa của Ukraine.

Ukraine thông qua ngân sách năm 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng

11:29:01 20/11/2024
Nhu cầu chi lớn thứ hai của ngân sách là hỗ trợ người dân. Các chương trình hỗ trợ xã hội sẽ được chi 421 tỷ hryvnia, chi cho giáo dục 199 tỷ hryvnia, y tế 217 tỷ hryvnia.

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.

Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt

08:57:41 20/11/2024
Thứ nhất là liên quan đến việc một số nước châu Âu được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 12/2022, Nga vẫn xuất khẩu được 14 tỷ USD dầu thô sang CH Séc, Hungary, Slovakia và Bulgaria.

Có thể bạn quan tâm

Bên trong quán bar D1, dân chơi mặc sức 'quay cuồng'

Pháp luật

12:26:27 20/11/2024
Nhóm nam nữ ở Bình Dương đã mua ma túy rồi rủ nhau tới một quán bar trên địa bàn cùng sử dụng.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

Tin nổi bật

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công

Sao việt

11:17:01 20/11/2024
Một trong những cuộc thi nhận được sự quan tâm hiện nay là Mr World 2024 . Phần thi National Costume - Trang phục dân tộc sẽ diễn ra vào tối 20/11.

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.