Các tay súng sát hại 6 người, bắt cóc 24 người tại CHDC Congo
Giới chức CHDC Congo ngày 12/12 cho biết ít nhất 6 người thiệt mạng và 24 người bị bắt cóc tại miền Đông bất ổn của nước này trong một vụ tấn công tại thành phố Beni, tỉnh North Kivu mà thủ phạm được cho là các tay súng thuộc nhóm vũ trang Các lực lượng dân chủ liên minh (ADF).
Binh sĩ tuần tra tại làng Manzalaho ở gần Beni, CHDC Congo, sau một vụ tấn công. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo các nguồn tin địa phương, trong số 24 dân thường bị bắt cóc, có 1 phóng viên của đài phát thanh địa phương.
ADF là nhóm phiến quân Hồi giáo được thành lập từ những năm 1990 của thế kỷ trước tại Uganda. Hiện nay, ADF là một trong hơn 100 nhóm vũ trang đang hoạt động ở vùng miền Đông rộng lớn của CHDC Congo.
Theo Chính phủ CHDC Congo, ADF đã sát hại trên 800 dân thường kể từ khi quân đội CHDC Congo tiến hành chiến dịch quân sự để truy quét nhóm phiến quân này.
* Cùng ngày, cảnh sát Nigeria cho biết một nhóm các tay súng đã đột kích một trường cấp 2 ở bang Katsina, miền Bắc Nigeria, bắt cóc nhiều học sinh và đòi tiền chuộc.
Hãng tin AFP dẫn một số nguồn tin cho biết ít nhất 7 học sinh bị bắt cóc.
Video đang HOT
Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhari đã lên án vụ tấn công, đồng thời ban hành chỉ thị tăng cường an ninh tại nhiều trường học.
Bắt cóc học sinh đòi tiền chuộc, hay các vụ giết hại, bắt cóc người lao động di cư thường xuyên xảy ra tại Nigeria. Mới đây nhất hồi tháng 8, 7 học sinh và 1 cô giáo của một trường cấp 2 gần bang Kaduna cũng đã bị cóc. Các con tin sau đó đã được trả tự do, song không rõ số tiền chuộc là bao nhiêu.
Việt Nam chung tay cùng Liên hợp quốc xây dựng ngành an ninh hiệu quả và có trách nhiệm
Ngày 3/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận cấp bộ trưởng về quản lý và cải cách ngành an ninh.
Tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ các quốc gia hậu xung đột ở châu Phi tiến hành cải cách bộ máy an ninh.
Cuộc họp do Nam Phi - nước Chủ tịch HĐBA tháng 12/2020 chủ trì.
An ninh các quốc gia hậu xung đột
Binh sỹ Cộng hòa Dân chủ Congo tuần tra tại làng Manzalaho gần Beni. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tham gia thảo luận, các nước thành viên HĐBA cho rằng cải cách ngành an ninh có vai trò quan trọng với các quốc gia hậu xung đột, góp phần củng cố hòa bình, ngăn ngừa tái diễn xung đột và thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên tiến trình cải cách ngành an ninh phải do các quốc gia tự làm chủ và triển khai theo yêu cầu của các quốc gia liên quan, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế mà đặc biệt là LHQ và các tổ chức khu vực, trong đó đảm bảo có sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ. Các nước cũng nhấn mạnh cần bảo đảm nguồn tài chính dành cho nỗ lực xây dựng hòa bình, trong đó có cải cách ngành an ninh.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, ghi nhận những khó khăn mà nhiều quốc gia phải đối mặt trong giai đoạn hậu xung đột như giải giáp vũ khí, giải ngũ, tái hòa nhập các nhóm vũ trang và hòa giải.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ảnh: Hữu Thanh/Pv TTXVN tại New York, Hoa Kỳ.
Theo ông, điều này đòi hỏi các nước cần cải cách bộ máy an ninh để củng cố hòa bình hậu xung đột, thúc đẩy hòa giải quốc gia và tái thiết đất nước, giảm nguy cơ tái diễn xung đột, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của xung đột đối với các nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Đại sứ cũng nhấn mạnh tiến trình cải cách bộ máy an ninh cần bảo đảm nguyên tắc độc lâp, chủ quyền, trách nhiệm chủ đạo của quốc gia trên cơ sở phù hợp với bối cảnh, ưu tiên cụ thể của từng nước, có sự tham gia của các thành phần xã hội đa dạng, đặc biệt là phụ nữ.
Tại phiên thảo luận tháng 2/2020, Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ: Viện hòa bình và hòa giải do ASEAN thành lập có vai trò tích cực trong tăng cường năng lực hòa giải, xây dựng hòa bình và thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em. Đại sứ bày tỏ, Việt Nam hoàn toàn hiểu, chia sẻ khó khăn mà các quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp sau xung đột gặp phải và sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong thời gian nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an 2020-2021 cũng như trong các cơ chế khác.
Xây dựng ngành an ninh hiệu quả và có trách nhiệm
Tại phiên thảo luận, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về pháp quyền và thể chế an ninh, ông Alexandre Zouev, khẳng định Liên hợp quốc luôn ưu tiên hỗ trợ các nước xây dựng ngành an ninh hiệu quả và có trách nhiệm.
Hiện Liên hợp quốc đang hỗ trợ hơn 15 quốc gia, nổi bật là Burkina Faso, Gambia, Libya, Yemen và Somalia nhằm triển khai các sáng kiến cải cách ngành an ninh thông qua hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình và các phái bộ chính trị đặc biệt, dựa trên yêu cầu của các nước thành viên và các tổ chức khu vực.
Theo Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề châu Phi Bintou Keita, quản lý và cải cách ngành an ninh là một tiến trình phức tạp, kéo dài, đòi hỏi ý chí chính trị mạnh mẽ, sự hợp tác giữa các đối tác trên thực địa và sự tham gia của phụ nữ.
Sau cuộc họp, các nước thành viên HĐBA đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2553 về Cải cách ngành an ninh. Đây là nghị quyết thứ hai của HĐBA về chủ đề này. Nghị quyết nhấn mạnh vai trò quan trọng của cải cách ngành an ninh đối với củng cố hòa bình, ổn định tại các quốc gia hậu xung đột, ngăn ngừa tái diễn xung đột, thúc đẩy phát triển bền vững; ghi nhận chủ quyền và trách nhiệm chủ đạo của quốc gia liên quan đối với tiến trình cải cách, sự cần thiết phải bảo đảm phù hợp với ưu tiên, nhu cầu và trên cơ sở tham vấn, yêu cầu của quốc gia với sự tham dự của các bên liên quan, trong đó cần chú trọng thúc đẩy vai trò và sự tham gia của phụ nữ. Nghị quyết cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, trong đó có LHQ, các đối tác song phương, tổ chức khu vực, bảo đảm hỗ trợ và dành nguồn lực cho các nỗ lực cải cách.
Cải cách bộ máy an ninh được xem là một phần trong tiến trình xây dựng hòa bình và duy trì hòa bình tại các quốc gia hậu xung đột, thông qua việc thực hiện chính sách cải cách và củng cố các cơ quan, thể chế an ninh. Năm 2014, HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết 2151 - nghị quyết đầu tiên về chủ đề này.
Biểu tình phản đối bắt ứng viên tổng thống ở Uganda, 37 người chết Tình trạng bất ổn tại Uganda bùng phát sau khi ứng viên tổng thống Bobi Wine bị bắt giữ. Cảnh sát sử dụng đạn thật để trấn áp người biểu tình vào ngày 20/11. Cảnh sát Uganda xác nhận ít nhất 37 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ và hàng trăm trường hợp bị tạm giữ, Reuters đưa tin ngày 20/11....