Các tập đoàn công nghệ di động hàng đầu đẩy mạnh đầu tư tại Ấn Độ
Nhiều hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới đang nỗ lực tăng cường đầu tư vào Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Foxconn có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD để mở rộng một nhà máy ở Ấn Độ.
Tập đoàn Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) đang có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD để mở rộng một nhà máy ở Sriperumbudur, gần Chennai thuộc Đông Nam Ấn Độ, nơi doanh nghiệp này đang lắp ráp điện thoại iPhone của Apple.
Động thái trên là một phần trong kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc mà Apple đang âm thầm thực hiện, trong bối cảnh “người khổng lồ” công nghệ Mỹ tìm cách né tránh những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington cũng như cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19
Hãng tin Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết, Apple đang hối thúc các đối tác chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc. Theo một nguồn tin khác, kế hoạch đầu tư của Foxconn vào nhà máy Sriperumbudur, nơi sản xuất iPhone XR, sẽ được thực hiện trong 3 năm và tạo ra thêm việc làm cho khoảng 6.000 người.
Hiện Foxconn cũng đang vận hành một nhà máy khác ở bang Andhra Pradesh để sản xuất điện thoại thông minh cho Xiaomi (Trung Quốc) và một số thương hiệu khác. Hồi tháng trước, Chủ tịch Foxconn Liu Young-way cũng đề cập đến kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào Ấn Độ, song không cho biết chi tiết.
Apple chiếm khoảng 1% doanh số bán điện thoại thông minh tại Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, đối thủ “không độ trời chung” của Apple là Samsung cũng đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại thị trường smartphone ở Ấn Độ.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, hiện làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đang bắt đầu lan rộng tại Ấn Độ, sau những căng thẳng gần đây giữa hai nước ở khu vực biên giới. Do đó, Samsung đang muốn chớp cơ hội này để gia tăng thị phần tại thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ, vốn đang nằm dưới sự thống trị của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Samsung hiện đặt nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất của hãng tại thị trấn Noida, miền Bắc Ấn Độ. Hoạt động kinh doanh smartphone của Samsung đã tăng trưởng chậm lại tại Ấn Độ trong những năm gần đây, khi các nhà sản xuất Trung Quốc mở rộng doanh số và gia tăng cạnh tranh về giá.
Để tạo đà bán hàng tại thị trường lớn thứ hai thế giới, Samsung mới đây đã giới thiệu hai kế hoạch tiếp thị smartphone mới ở Ấn Độ. Đáng chú ý là chương trình Galaxy Assured thu mua lại các dòng smartphone cao cấp với tỷ lệ tối đa 70% giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, chương trình Galaxy Forever cho phép khách hàng có thể mua mẫu smartphone cao cấp nhất Galaxy S20 của hãng với giá chỉ bằng 60% giá gốc.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất Trung Quốc thường chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng 5 thương hiệu smartphone hàng đầu tại thị trường Ấn Độ. Theo số liệu của công ty nghiên cứu Counterpoint Research, Xiaomi dẫn đầu với 30% thị phần, tiếp đến là “người đồng hương” Vivo với 17%. Realme và Oppo xếp thứ 4 và thứ 5 trên thị trường smartphone Ấn Độ với thị phần lần lượt là 14% và 12%. Samsung đứng thứ 3 trong danh sách với 16% thị phần./.
Samsung đang nỗ lực chớp thời cơ tại thị trường smartphone Ấn Độ.
Pháp không cấm nhưng vẫn cản đường Huawei tham gia mạng 5G
Pháp "sẽ không cấm hoàn toàn" tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia thị trường mạng 5G nhưng những điều kiện được đặt ra cho thấy ngược lại.
Sau Mỹ, Anh và Australia, tương lai của Huawei trên thị trường mạng 5G của Pháp cũng không mấy khả quan. Hiện có 3 nhà cung cấp thiết bị viễn thông - Nokia (Phần Lan), Ericsson (Thụy Điển) và Huawei của Trung Quốc - có khả năng cung cấp trang thiết bị mạng 5G tương lai tại Pháp.
Tuy nhiên, trái với Nokia và Ericsson cùng của châu Âu, trang thiết bị mạng 5G của Huawei là đối tượng duy nhất bị đưa ra nghiên cứu trước khi quyết định từ chối hoặc cấp phép.
Trả lời nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (ngày 6/7), ông Guillaume Poupard, Tổng Giám đốc Cơ quan An ninh các Hệ thống Thông tin (Anssi) của Pháp, nhấn mạnh: "Đối với các nhà cung cấp viễn thông cho đến nay không sử dụng Huawei, chúng tôi khuyến khích họ tiếp tục đi theo hướng này... Còn những tập đoàn đã sử dụng, chúng tôi sẽ cấp giấy phép có thời hạn từ ba năm đến tám năm".
Ông Poupard khẳng định những quyết định không nhắm đến "một doanh nghiệp hoặc một nước nào đó" mà chỉ liên quan đến vấn đề "chủ quyền". Vì theo ông, "cần thận trọng trước những nhà cung cấp không thuộc châu Âu...nếu tất cả các nhà cung cấp viễn thông có chung một nhà cung cấp trang thiết bị, dù đó là công ty của Pháp, có lẽ là thảm họa".
Biểu tượng của Huawei. (Ảnh: Reuters)
Cơ quan An ninh Hệ thống Máy tính Quốc gia của Pháp cho biết, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước này là SFR và Bouygues Telecom, vốn đã sử dụng thiết bị của Huawei, sẽ được cấp giấy phép có thời hạn 8 năm để vận hành công nghệ 5G.
Về lý thuyết, thiết bị viễn thông 5G của Huawei không bị cấm, nhưng giấy phép có hiệu lực từ 3 - 8 năm trở thành một trở ngại cho các nhà cung cấp viễn thông Pháp, vì phải cần khoảng 8 năm để khấu hao đầu tư trang thiết bị.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, thời hạn ngắn ngủi đó sẽ khiến các nhà cung cấp viễn thông Pháp chùn bước và chuyển sang Ericsson hoặc Nokia, hai đối thủ của tập đoàn Trung Quốc. Vô hình trung, Pháp "ưu ái" hai tập đoàn của châu Âu?
Về điểm này, ông Guillaume Poupard cho rằng Pháp thận trọng vì những rủi ro khi hợp tác với các nhà cung cấp châu Âu thì khác so với những rủi ro khi làm việc với "các nhà cung cấp không thuộc châu Âu", như Trung Quốc hay Mỹ.
Căn cứ vào những điều kiện mà Pháp sẽ đưa ra, có thể thấy trang thiết bị 5G của Huawei khó được sử dụng rộng rãi trong thị trường 5G của Pháp. Tuy nhiên, khi khẳng định "không cấm hoàn toàn Huawei", Pháp tránh làm phật lòng Trung Quốc vì ngay từ tháng 2/2020, Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris từng "hy vọng" vào phát biểu của Tổng thống Emmanuel Macron và nhiều quan chức cấp cao khác rằng "Pháp sẽ không đưa ra những biện pháp phân biệt nhắm vào một nước hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào, cũng như không loại trừ Huawei".
Không chờ đến lúc Paris chính thức thông báo những quyết định mới, ngày 6/7, Bắc Kinh đã tỏ ý bất bình và kêu gọi Pháp duy trì một môi trường "công bằng và không phân biệt" đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Thiết bị 5G của Huawei khó được sử dụng rộng rãi trong thị trường 5G của Pháp.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Bắc Kinh hy vọng Paris "có thể giữ một thái độ khách quan và công bằng", cũng như cho phép thị trường và các doanh nghiệp "đưa ra lựa chọn dựa trên những lợi ích của chính họ". Người phát ngôn này kêu gọi Pháp "đưa ra hành động thiết thực để tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở, công bằng, chính đáng và không phân biệt đối xử với các doanh nghiệp của tất cả các quốc gia, trong đó có các doanh nghiệp Trung Quốc".
Dù "không cấm hoàn toàn" Huawei tham gia mạng 5G ở Pháp, Paris cũng không làm mếch lòng đồng minh Mỹ. Theo AFP, những quyết định mà Pháp sắp đưa ra không chỉ dừng ở quy mô công nghiệp mà mang tính chất chính trị. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung trên mọi phương diện, Washington gây sức ép với các đồng minh loại Huawei vì lý do an ninh, do tập đoàn công nghệ này có quan hệ mật thiết với Chỉnh phủ.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà cung cấp viễn thông châu Âu, từng làm việc với Huawei, đã bỏ đối tác Trung Quốc để chuyển sang dùng thiết bị của Ericsson: Telefónica tại Đức, Bristish Telecom tại Anh, Bell của Canada, Orange của Pháp.
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, ngoài lý do chính trị, một số nhà cung cấp viễn thông chú ý đến giá thành thiết bị của Huawei, có thể sẽ đắt hơn do những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ. Trong vòng 4 tháng tới (đến hết tháng 10/2020), tập đoàn công nghệ Trung Quốc này sẽ không thể mua chip điện tử có công nghệ của Mỹ, trong khi đây lại là thành phần quan trọng để trang thiết bị mạng 5G có thể hoạt động được.
Mỹ yêu cầu 5 tập đoàn công nghệ lớn tiết lộ chi tiết các vụ M&A công ty Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) yêu cầu 5 công ty công nghệ lớn cung cấp thông tin chi tiết về hàng trăm vụ mua bán công ty được thực hiện trong thập niên qua. Tòa nhà Ủy ban Thương mại Liên bang tại Washington (Gary Cameron/Reuters) Cơ quan thực thi luật bảo vệ người tiêu dùng đã yêu cầu Google,...