Các sản phẩm diệt khuẩn: Cẩn thận kẻo rước bệnh vào người
Trên thị trường hiện nhan nhản các sản phẩm có chức năng diệt khuẩn được chào bán công khai với lời quảng cáo rất “bùi tai”.
Nhưng theo các nhà khoa học, đây là những quảng cáo liều lĩnh bởi với cấu tạo đơn giản, khó có khả năng diệt khuẩn.
Cấu tạo quá đơn giản không thể diệt khuẩn
“Công nghệ Microban® giúp cho một sản phẩm thớt không bao giờ bị nấm mốc, luôn giữ cho sản phẩm trắng sạch như mới và có tác dụng vĩnh cửu… Microban là chất bảo vệ chống lại vi khuẩn và nấm mốc tin cậy nhất, uy tín nhất trên thế giới. Là thành phần tồn tại vĩnh viễn cùng với dòng đời của sản phẩm…”. Đây là lời giới thiệu về một loại thớt diệt khuẩn được chào mời trên các website.
Ở một website khác, lời giới thiệu sản phẩm bàn chải đánh răng diệt khuẩn được quảng cáo khử trùng 650 loại vi khuẩn và virus bao gồm một trực khuẩn đường ruột. Nó có thể được kết hợp theo quy định cùng với một phương pháp điều trị y tế để ngăn viêm da, mụn, eczema, thương hàn, bệnh tả, cảm lạnh, viêm phế quản, mùi hôi thối của nách, chân, cơ thể…
Ngoài các sản phẩm trên, các trang web hay diễn đàn mạng đang chào đón rất nhiều sản phẩm khác có chức năng diệt khuẩn như quạt, máy sấy quần áo, giá treo đồ gia dụng…
TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho hay: Một sản phẩm máy sấy phải đảm bảo các yếu tố sau để có thể diệt khuẩn: Sinh ra nhiệt (để bay hơi), có đối lưu không khí (thoát hơi nhanh), có bộ phận khả năng sinh ra tác nhân diệt khuẩn (ví dụ quá trình tạo ra ozone trong không khí, tạo tia tử ngoại, đôi khi có thể làm tích điện âm để khiến kết tủa bụi đi kèm theo khuẩn). Ngoài ra, phải có bộ phận có khả năng lọc khí.
Nhiều sản phẩm hiện đại có cấu tạo phức tạp, cồng kềnh có thể làm được. Nhưng máy của chúng ta có đủ hết những bộ phận như thế không lại là chuyện khác. Hai yếu tố đầu (sinh ra nhiệt, có đối lưu không khí), có thể có, nhưng với điều kiện thứ 3, 4 (bộ phận có khả năng sinh ra tác nhân diệt khuẩn và bộ phận có khả năng lọc khí) thì chúng ta không kiểm soát được. Căn cứ vào các yếu tố trên, TS. Thịnh cho rằng: Thớt, bàn chải đánh răng, quạt hay giá treo đồ gia dụng không có cấu tạo quá phức tạp để đảm bảo được khả năng diệt khuẩn.
Video đang HOT
Phân tích về điều này, TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng: Bàn chải là một dụng cụ bằng nhựa dùng thuốc đánh răng để cọ xát, tẩy rửa những chất bẩn trên bề mặt răng, đồng thời có thêm chất phụ gia để củng cố men răng (thêm hàm lượng canxi hay trong miệng nếu có chua thì cho thêm chút kiềm để giảm đi). Sau đó súc miệng bằng nước sạch thì chất bẩn sẽ kéo ra ngoài. Bàn chải là sản phẩm thuần túy cơ học và không có nguyên lý nào để đảm bảo được khả năng diệt khuẩn. Có chăng thuốc đánh răng có khả năng sát khuẩn. “Theo tôi, quảng cáo như thế là liều lĩnh!”, TS. Thịnh bức xúc.
Đối với quạt diệt khuẩn, TS. Thịnh khẳng định: Kết cấu của sản phẩm này là hút đằng sau và thổi đằng trước. Nó không đủ cầu kỳ như điều hòa nhiệt độ để diệt khuẩn. Điều hòa có một bộ phận hút vào và thải ra. Qua màng lọc bụi. Vì vi khuẩn rất bé và bao giờ cũng đi theo bụi nên máy tạo ion âm sẽ kết tủa bụi lại, vi khuẩn cũng được giữ lại, không thải ra môi trường nhưng không phải là diệt được hoàn toàn. Còn quạt không có chỗ để lọc. Một số quạt phả ra hơi nước để mát không khí chứ không phải là tỏa ra chất để diệt khuẩn.
“Ngoài ra, trong gia đình, con dao cái thớt là vật rất bẩn. Ở châu Âu, người ta sáng chế ra một loại hộp đựng có khả năng khi đóng cửa, hộp sẽ sinh ra một dòng tia cực tím để diệt khuẩn. Đó là tiến bộ rất lớn. Nhưng nếu chỉ là cái khay, cái giá để treo những đồ dùng này thì hoàn toàn không có khả năng sinh ra chất để diệt khuẩn”, TS. Thịnh cho biết.
Bàn chải đánh răng được quảng cáo là diệt khuẩn.
Diệt được khuẩn, người dùng cũng bị đe dọa
“Nếu đặt ở trước mặt hay bên cạnh mình một cái máy có thể tạo ra ion âm thì có thể không khí được diệt khuẩn. Nhưng đồng thời nó cũng có thể gây chết người. Mọi chất sát khuẩn nếu có khả năng hại chết con người”, TS. Thịnh cảnh báo.
Các chuyên gia sinh – hóa cho rằng: Khuẩn là sinh vật, là tế bào, nếu giết được nó có thể giết các tế bào da. Do đó, nếu lạm dụng chất sát khuẩn thì nguy hại vô cùng, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới dùng.
Thớt diệt khuẩn theo lời quảng cáo trên đây có chất Microban có khả năng bảo vệ chống lại vi khuẩn và nấm mốc tin cậy nhất, uy tín nhất trên thế giới, nhưng các chuyên gia sinh – hóa lại tỏ ra băn khoăn, bất ngờ với chất mới lạ này.
“Bản thân tôi cũng không hiểu được Microban là viết tắt của chữ gì” – TS. Trịnh Hùng – giảng viên khoa Hóa (ĐH KHTN – ĐH Quốc gia Hà Nội) nói. “Lời quảng cáo sản phẩm này thật quá mức! Tế bào vi khuẩn có lớp vỏ khá bền vững và để phá vỡ nó không đơn giản mà phải dùng các sóng siêu âm hoặc các thanh để nghiền. Ví dụ muốn khai thác enzim trong vi khuẩn nuôi được thì phải cho vào thanh nghiền, sóng siêu âm để tán, xay, giã mới chiết được ra. Nói như thế này thì đơn giản quá nên cũng chưa chắc đã đúng, liệu rằng quảng cáo có nói vống quá lên không? Thực ra vấn đề này phải có kiểm nghiệm”, ông Hùng nêu quan điểm.
Phân tích đoạn quảng cáo này, TS. Thịnh cho rằng: Có thể màng thớt người ta sẽ làm cực nhẵn, không có diện tích cần thiết cho vi khuẩn bám dính. Do vi khuẩn chỉ bám được ở những chỗ gồ ghề, còn chỗ nhẵn thín thì khó.
Ngoài ra, về nguyên lý, chất muốn diệt khuẩn phải chui vào được màng tế bào, phá vỡ cấu trúc của tế bào thì vi khuẩn mới chết. Đấy là một loại chất độc đối với vi sinh học. Chất Microban ngấm qua được màng tế bào vi sinh vật “phá vỡ các chức năng tế bào của nó, khiến cho vi khuẩn bị yếu đi và không thể phát triển và sinh sôi được nữa” (theo lời quảng cáo) nghĩa là có thể ngấm vào thịt và sẽ đi vào cơ thể con người.
“Có những chất có khả năng sinh ra chất diệt khuẩn. Có thể trộn chất đó vào trong nhựa, nhưng chất đó đã kháng được khuẩn, tiêu diệt được khuẩn trên bề mặt thớt thì đồng thời nó sẽ dính vào thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn loại thớt này”, TS. Thịnh khuyến cáo.
Theo vietbao
Chớ để rước bệnh từ tủ lạnh và thớt!
Đôi khi bên ngoài chiếc tủ lạnh bóng bẩy là thế nhưng bên trong có vô số vi khuẩn tá túc, nhất là khi thực phẩm bị hư, thối do để quá lâu
Tủ lạnh và thớt là hai thứ rất gần gũi trong bếp ăn của mọi gia đình. Nhưng dù chỉ giản đơn là một miếng gỗ như thớt hay hiện đại như tủ lạnh thì cũng đều có rất nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe nếu chúng ta không biết sử dụng và vệ sinh chúng đúng cách.
Mạnh tay quăng thớt cũ
Những loại vi khuẩn "quen mặt" như Salmonella và E.coli thường nằm lại trên thớt sau khi sử dụng. Các chuyên gia về y tế vẫn khuyến cáo rằng trong nhà nên có nhiều tấm thớt với nhiều màu sắc khác nhau để sử dụng cho những nhóm thực phẩm khác nhau. Thí dụ thớt màu đỏ dùng cắt thịt bò, thịt heo; thớt màu trắng để cắt thịt gà, vịt...
Điều cần lưu ý là không sử dụng lẫn lộn giữa các thớt vì sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng chéo. Chẳng hạn sau khi cắt thịt gà, vịt mà rửa thớt không kỹ thì vi khuẩn sẽ nhiễm sang các thứ thực phẩm khác nếu chúng ta sử dụng.
Nên sư dung thơt riêng cho môi loai thưc phâm (nguôn anh: internet)
Nước rửa chén là lựa chọn số một để rửa sạch thớt nhựa (plastic) nhưng sau khi rửa, nên tráng thớt bằng nước sôi. Nếu thớt bằng gỗ thì nên dùng bàn chải và để dưới vòi nước nóng mà chà rửa cho kỹ. Có thể dùng giấm ăn để rửa thớt hoặc nước ôxy già. Nếu dùng thuốc tẩy thì sau đó phải rửa thớt lại bằng nước sạch thật kỹ. Khi thớt đã cũ, có nhiều vết cắt thì phải mạnh tay quăng vào thùng rác vì những vết cắt này là nơi vi khuẩn dễ ẩn náu nhất.
Tủ lạnh không diệt khuẩn
Nên nhớ là tủ lạnh không có khả năng diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng làm trì hoãn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Vì vậy, nếu tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm thì có thể sẽ trở thành một ổ chứa vi khuẩn.
Chúng ta nên chỉnh ngăn chứa tủ lạnh ở nhiệt độ 1C-4C để vừa làm cho thực phẩm tươi lâu vừa kìm hãm sự sinh trưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn nổi tiếng nhất tá túc trong tủ lạnh là Campylobacter - thủ phạm gây rối loạn hệ tiêu hóa. Chúng có thêm bạn đồng hành là E.coli. Thịt gà, vịt là những loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Sữa chưa tiệt trùng, thịt nấu chưa chín, nước ép trái cây, rau cải cũng rất dễ bị nhiễm E.coli.
Mở tủ lạnh lấy thực phẩm xong thì phải đóng lại ngay vì không khí tràn vào sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. (anh minh hoa)
Nên hạn chế thời gian mở tủ lạnh và khi mở ra lấy thực phẩm xong thì phải đóng lại ngay vì không khí tràn vào sẽ làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nên kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh mỗi tuần 2 lần để bảo đảm nó chạy đúng nhiệt độ đã cài đặt. Cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên bên trong lẫn bên ngoài vì đôi khi bên ngoài bóng bẩy nhưng bên trong là triệu triệu vi khuẩn tá túc, nhất là khi thực phẩm bị hư, thối do để quá lâu.
Những loại thịt sống rất dễ bị dính vi khuẩn Salmonella. Vì vậy, phải luôn giữ thịt sống ở ngăn lạnh nhằm ngăn ngừa máu hoặc dịch từ thịt rơi vào những loại thực phẩm khác. Đừng bao giờ bảo quản chung thịt đã nấu với thịt sống. Thịt sống phải đặt vào một hộp nhựa và để ở ngăn lạnh.
Cần tuân thủ nguyên tắc "vô trước, ra trước", thực phẩm nào mua trước thì nên sử dụng trước. Đừng ra chợ xách một núi thực phẩm về nhét đầy vào tủ lạnh để ăn suốt tuần, vì như vậy vi khuẩn sẽ dễ phát sinh và nhiệt độ tủ lạnh cũng bị tăng.
(Theo Ngươi lao đông)
Bà mẹ làm việc nhiều ảnh hưởng đến thai nhi Trẻ sinh ra từ người mẹ làm việc nhiều có nguy cơ nhẹ cân Các nhà khoa học tại Trung tâm y khoa Đại học Rotterdam (Hà Lan), tiến hành một nghiên cứu sự ảnh hưởng thời gian làm việc của người phụ nữ mang thai liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Và họ kết luận rằng, phụ nữ đang mang...