Các quốc gia Tây Thái Bình Dương ký thỏa thuận hàng hải quan trọng
Hơn 20 quốc gia có các lợi ích ở Tây Thái Bình Dương hôm nay 22/4 đã ký kết một khung thỏa thuận thông tin hàng hải, trong một bước đi nhằm đảm bảo rằng việc thiếu liên lạc giữa các tàu hải quân các nước sẽ không dẫn tới một cuộc xung đột.
Tàu hải quân Singapore tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
Các quốc gia ký kết khung thỏa thuận bao gồm những nước có các lợi ích chiến lược tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, Nhật, Philippines và Malaysia.
Thỏa thuận diễn ra tại một cuộc họp trong khuôn khổ Diễn đàn hải quân Tây Thái Bình Dương, được tổ chức tại thành phố Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc.
Các quan chức hàng hải từ Trung Quốc và Mỹ cho biết thỏa thuận trên không nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề, trong đó có các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng ở Hoa Đông và Hoa Đông. Nhưng các vụ việc tại các vùng biển đó có thể gây ra những lo ngại về một cuộc đụng độ ngẫu nhiên, vốn có thể dẫn tới một xung đột lớn hơn.
Tài liệu trên dù không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng là một sổ tay hướng dẫn cho việc di chuyển và liên lạc khi các tàu và máy bay hải quân các nước bất ngờ đối đầu nhau.
Hải quân các nước được yêu cầu bắn pháo sáng màu xanh, vàng và đỏ trong các tình huống khác nhau và được liệt kê một danh sách các cụm từ bằng tiếng Anh để liên lạc với nhau.
Video đang HOT
“Tài liệu không mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng đó là các biện pháp liên lạc phối hợp nhằm tối đa hóa an ninh trên biển”, bản thảo của tài liệu viết.
Phiên bản cuối cùng của thỏa thuận hiện chưa được công bố, nhưng một quan chức hải quân cho hay các ngôn từ trong bản thảo cơ bản đã được nhất trí.
Bên lề diễn đàn, ông Xu Hongmeng, phó đô đốc của hải quân Trung Quốc, cho hay thỏa thuận sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với cách ứng xử trên biển, nhấn mạnh rằng thỏa thuận mang tính tự nguyện.
Tuy nhiên, ông Xu nhấn mạnh rằng tài liệu không có ảnh hưởng đối với việc ứng xử tại các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên ASEAN cũng đang đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử (COC) để giảm căng thẳng trên Biển Đông trước khi các tranh chấp lãnh thổ có thể được giải quyết.
Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông không chỉ đề cấp tới các liên lạc mà còn tìm cách chấm dứt các cuộc tập trận quân sự tại các vùng biển tranh chấp và hạn chế việc xây dựng tại các đảo và bãi đá trống.
An Bình
Theo Dantri
Khủng hoảng Ukraine khiến Trung Quốc không có "bầu sữa" Il-78?
Cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Ukraine có thể khiến việc hợp tác cải tiến vận tải cơ Il-76 thành máy bay tiếp dầu cỡ lớn Il-78 cho Trung Quốc gặp khó.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, hiện nay, vấn đề tranh chấp lãnh thổ lãnh hải của Trung Quốc với các nước láng giềng tại khu vực biển Hoa Đông, Biển Đông ngày càng tăng, tần suất hoạt động của máy bay chiến đấu của Không quân Hải quân Trung Quốc ngày càng tăng. Mà việc tuần tra với thời gian dài và xa của máy bay chiến đấu cần có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu.
Biên đội tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc nhiều lần đến huấn luyện tại Tây Thái Bình Dương, cũng đưa ra những thách thức mới đối với lực lượng tấn công trên không. Có thể nhận thấy phần lớn máy bay đi cùng với biên đội tàu hải quân đến khu vực huấn luyện tại Tây Thái Bình Dương là máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm.
Máy bay tiếp dầu HY-6 không thật sự đáp ứng yêu cầu cấp bách trong tăng tầm bay máy bay chiến đấu chiến thuật.
Tuy nhiên, trong quá trình huấn luyện Trung Quốc nhận ra rằng biên đội tàu hải quân luôn chịu sự giám sát của không quân nước khác. Trong bối cảnh như vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là nước này cần phải có máy bay tiếp dầu trên không để tăng tầm bay tiêm kích hộ tống máy bay ném bom và bảo vệ đội tàu mặt nước.
Thực tế thì hiện nay Không quân Trung Quốc đã có trong biên chế máy bay tiếp dầu trên không HY-6 được cải tiến từ máy bay ném bom H-6. Tuy nhiên, do được thiết kế dựa trên mẫu oanh tạc cơ hạng trung, vốn đã có tải trọng không lớn so với oanh tạc cơ chiến lược Nga - Mỹ nên nó tồn tại nhiều khuyết điểm.
Theo đó, do lượng nhiên liệu mang theo hạn chế, tải trọng nhiên liệu tối đa của HY-6 chỉ khoảng 30 tấn (nhưng trung bình chỉ là 20 tấn). Trong hoạt động tiếp nhiên liệu, ví dụ như cho Su-30MK2 với tải trọng nhiên liệu tối đa tới 9,5 tấn, muốn thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu như vậy thì HY-6 chỉ có thể tiếp khoảng 5 tấn nhiên liệu cho 4 máy bay Su-30.
Điều này tất nhiên chỉ là lý thuyết, xem xét đến vấn đề kỹ thuật, HY-6 dường như không thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu Sukhoi. Với loại J-10 thì HY-6 có thể tiếp nhiên liệu nhưng vẫn bị hạn chế nhiều, khi mỗi lần chỉ có thể tiếp 2-4 chiếc, điều này về cơ bản là không có giá trị chiến thuật.
Máy bay tiếp dầu Il-78 có tính năng vượt trội thậm chí cho phép tiếp nhiên liệu cho oanh tạc cơ hạng nặng.
Trong khi đó, mẫu máy bay tiếp dầu trên không Il-78 của Nga có thể cấp lượng dầu tối đa 65 tấn, nhiều hơn 18 tấn so với máy bay tiếp dầu KC-135A của Mỹ. Nó không chỉ có khả năng tiếp dầu cho máy bay chiến đấu chiến thuật mà còn cho cả máy bay ném bom hạng nặng.
Đó là lý do vì sao mà Trung Quốc được cho là đang nỗ lực hợp tác với Ukraine với hi vọng chuyển đổi một số máy bay vận tải Il-76 (mà nước này đang sở hữu và đang tìm mua thêm) thành máy bay tiếp dầu Il-78.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine mà đặc biệt là việc chính quyền Tổng thống Yanukovich bị lật đổ có thể gây ảnh hưởng lớn tới chương trình hợp tác quân sự với Trung Quốc, mà cụ thể như là việc cải tiến máy bay Il-76 thành Il-78. Bởi lẽ chính quyền hiện tại của Ukraine có xu hướng thân Mỹ và phương Tây có thể không đồng ý việc này.
Việc Trung Quốc sở hữu Il-78 giúp dàn chiến đấu cơ J-10, J-11, J-15, J-16, Su-30MK2 tăng tầm bay vươn ra cùng đội tàu mặt nước tới Tây Thái Bình Dương gây áp lực mạnh mẽ tới ưu thế trên không của Không quân - Hải quân Mỹ.
Rõ ràng các quan chức Mỹ sẽ không hề thích thú điều này, vì vậy không thể loại trừ khả năng chính quyền thân phương Tây ở Ukraine có thể sẵn sàng dừng hợp tác quân sự với Trung Quốc đổi lại những lợi ích về kinh tế.
Theo Kiến thức
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm tàu sân bay Trung Quốc Trung Quốc sẽ khoe tàu sân bay Liêu Ninh với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào hôm nay 7/4, cho phép ông được tận mắt chứng kiến con tàu được xem là biểu tượng của sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ông Hagel sẽ bắt đầu chuyến thăm...