Các quốc gia lưu vực sông Mekong đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 5/10, tại thành phố Luang Prabang ( Bắc Lào), Ủy hội sông Mekong quốc tế đã tổ chức Diễn đàn các bên liên quan khu vực MRC (RFS) lần thứ 13.
Mực nước thấp để lộ các bãi đá ở lòng sông Mekong. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan
Tham dự sự kiện gồm các quan chức chính phủ từ các quốc gia thành viên MRC (Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan), cũng như các cơ quan liên quan đến công tác năng lượng, môi trường, thủy sản, thủy lợi và các hoạt động phát triển khác liên quan đến nước. Diễn đàn còn có sự tham dự của các đối tác đối thoại của MRC là Trung Quốc và Myanmar, khu vực tư nhân bao gồm các nhà phát triển đập thủy điện và những nhà quản lý, phát triển hoặc đầu tư thủy điện theo các dự án đập dọc theo dòng chính sông Mekong và các dòng nhánh cũng như các đối tác phát triển khác của MRC. Đoàn Việt Nam do ông Trương Hồng Tiến, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mekong quốc gia Việt Nam dẫn đầu tham dự.
Trong khuôn khổ diễn đàn, dự thảo về thực trạng lưu vực sông Mekong cũng được đưa ra để các đại biểu cùng thảo luận. Một số phát hiện chính bao gồm biến đổi khí hậu góp phần thay đổi dòng chảy của sông Mekong, nhiệt độ trung bình trong vòng 50 năm tăng 1,4 độ C trên toàn lưu vực và số lượng ngày có lượng mưa lớn và vừa cũng giảm đi ở các nước.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe báo cáo hiện trạng lưu vực sông Mekong năm 2023 của Ủy hội sông Mekong quốc tế cho thấy chế độ dòng chảy của sông Mekong đã thay đổi, cao hơn mức trung bình trong mùa khô và thấp hơn mức trung bình trong mùa mưa. Dòng chảy thấp trong mùa mưa cũng đã làm giảm dòng chảy ngược ở Biển Hồ, góp phần làm tăng diện tích nhiễm mặn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cùng với đó, lượng trầm tích qua các trạm quan trắc của Ủy hội cũng giảm đáng kể góp phần gây mất ổn định bờ sông và xói mòn bờ biển.
Trao đổi với báo chí tại diễn đàn các bên liên quan khu vực lần thứ 13, ông Annoulak Kittkhoun, Giám đốc Điều hành Ủy hội sông Mekong quốc tế, cho biết diễn đàn này là một cơ chế thường xuyên để tiếp cận và giao tiếp với các bên liên quan, từ chính phủ, khu vực tư nhân, giới học thuật và cộng đồng và là một diễn đàn mở, nơi mọi người có thể tham dự và chia sẻ quan điểm, ý kiến cũng như mối quan tâm của mình về các vấn đề liên quan.
Video đang HOT
Ông Annoulak nhấn mạnh chế độ dòng chảy của sông Mekong không còn tự nhiên. Cụ thể là dòng chảy mùa khô cao hơn mức trung bình và trong mùa mưa dòng chảy lại thấp hơn. Điều này đem lại cả những tích cực và tiềm ẩn những tiêu cực. Ủy hội cùng với các quốc gia thành viên và Trung Quốc đang nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và lý do của sự thay đổi để xác định các biện pháp thích ứng với những thay đổi này.
Theo các chuyên gia, không chỉ thay đổi dòng chảy, chất lượng và số lượng nước sông Mekong chảy về hạ nguồn cũng đã giảm, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và ngành nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết nếu chất lượng nước bị suy giảm sẽ tác động đến việc nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, nếu chất lượng nước suy giảm có nghĩa là nhiều khi chất lượng nước không đủ lượng phù sa để bồi đắp cho đồng bằng sông của chúng ta và từ đó nó sẽ tác động gián tiếp tới việc gây xói lở bờ sông và làm cho việc xói lở đó ngày càng trầm trọng hơn đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
Được thực hiện 5 năm/lần, báo cáo cho thấy dòng chảy của sông Mekong đã thay đổi. Chất lượng nước sông Mekong giảm khiến không có đủ lượng phù sa bồi đắp cho vùng đồng bằng ở hạ lưu. Những tác động của biến đổi khí hậu đến sông Mekong cũng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Mặc dù lượng cá trung bình từ dữ liệu đánh bắt tăng hoặc ổn định ở hầu hết các khu vực, nhưng lại giảm đáng kể ở khu vực Thác Khone (khu vực biên giới giữa Lào và Campuchia) và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Nhằm để giải quyết những vấn đề liên quan đến lưu vực sông Mekong, ông Annoulak cho biết thách thức lớn nhất đối với các quốc gia ở lưu vực sông Mekong là ngày càng có nhiều sự phát triển. Những sự phát triển này không chỉ mang lại cho các quốc gia nhiều lợi ích mà còn gây ra những thách thức và áp lực đối với môi trường. Tác động của biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề mà các quốc gia trong lưu vực sông Mekong phải đối mặt. Để giải quyết những thách thức kể trên, Ủy ban sông Mekong quốc tế luôn khuyến khích các dự án chung và đồng quản lý các vấn đề liên quan.
Ủy hội Sông Mekong Quốc tế ra mắt kênh dự báo lũ và hạn hán
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 4/8, tại thủ đô Viêng Chăn, Ủy hội Sông Mekong Quốc tế (MRC) đã ra mắt Kênh dự báo lũ và hạn nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về tình hình sông Mekong trong lưu vực sông Mekong.
Mực nước thấp để lộ các bãi đá ở lòng sông Mekong. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan
Ra đời tháng 7/2023, kênh cập nhật thường xuyên về mức nước hiện tại, dòng chảy và dự báo rủi ro lũ lụt và hạn hán cho người dân sống dọc sông Mekong. Kênh được phát sóng bằng tiếng Anh với phụ đề bằng các ngôn ngữ Mekong vào thứ 2 trong mùa mưa qua các kênh truyền thông xã hội trên Facebook và YouTube của MRC.
Mùa lũ hằng năm trên sông Mekong có thể mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực đối với lưu vực sông. Lũ tăng cường hằng năm có lợi cho ngành thủy sản của lưu vực, duy trì hình thái sông và mang lại phù sa để cải thiện độ màu của đất. Tuy nhiên, lũ lụt cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và con người, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại cơ sở hạ tầng, khu dân cư, cũng như các hoạt động hằng ngày của người dân.
Trong khi đó, hạn hán gây khó khăn về mặt kinh tế và xã hội cho các quốc gia ven sông. Thời gian và cường độ tác động của hạn hán đã tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua. Với các kịch bản khí hậu khác nhau, lưu vực sông Mekong dự kiến sẽ đối mặt với những đợt hạn hán nghiêm trọng hơn trong tương lai do mưa ít, nhiệt độ không khí cao và sự bốc hơi cao. Gia tăng dân số trong khu vực phụ thuộc nguồn nước sông Mekong cũng làm tăng nhu cầu sử dụng nước từ tất cả các ngành.
Để đối phó với những thách thức này, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun, Giám đốc điều hành của Ban thư ký MRC cho biết Ủy hội hiện cung cấp thông tin theo dõi lưu vực sông hằng ngày, dự báo lũ lụt, hướng dẫn và dự báo lũ quét và dự báo hạn hán để hỗ trợ các quốc gia thành viên quản lý rủi ro lũ và hạn; đồng thời MCR cũng đang tiến hành các biện pháp quản lý và thích nghi với hạn hán.
Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun nhấn mạnh kênh MRC về dự báo lũ lụt và hạn hán là một trong các nỗ lực nhằm giúp người dân trong lưu vực được tiếp cận thông tin về rủi ro lũ lụt và hạn hán một cách dễ dàng hơn.
Tiến sỹ Anoulak Kittikhoun cho biết ngoài tham khảo thông tin cập nhật trên trang web của Ủy hội, kênh này cũng sẽ đem đến thông tin hữu ích và cập nhật đến hàng triệu người dân sống dọc sông Mekong.
H'Hen Niê, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, giúp quảng bá Kênh truyền hình MRC về Dự báo lũ lụt và hạn hán, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật kịp thời về hạn hán và lũ lụt. H'Hen Niê cho biết đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như là vựa lúa của khu vực, vì vậy bất kỳ hiện tượng hạn hán hoặc lũ lụt nào ở đây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Bên cạnh đó, Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong Quốc tế hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ hơn từ những cá nhân có tầm ảnh hưởng xã hội từ 4 quốc gia thành viên để quảng bá Kênh Dự báo lũ lụt và hạn hán của MRC đến được với nhiều người dân trong khu vực. Những đóng góp này sẽ hỗ trợ quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp, giúp cho việc xây dựng một lưu vực sông Mekong bền vững hơn.
Ủy hội Sông Mekong Quốc tế là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1995 để thúc đẩy đối thoại và hợp tác cấp khu vực tại hạ lưu sông Mekong. Trên cơ sở Hiệp định Mekong giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, Ủy hội đóng vai trò là diễn đàn khu vực về ngoại giao nước cũng như một kênh tri thức để quản lý tài nguyên nước và hỗ trợ phát triển bền vững trong khu vực.
Các nước dọc sông Mekong đạt thỏa thuận chia sẻ dữ liệu vận hành đập Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) ngày 11/9 thông báo giới chức cấp cao của 6 quốc gia dọc sông Mekong đã tán thành những khuyến nghị về giai đoạn đầu tiên của Nghiên cứu chung giữa Ủy ban sông Mekong và Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC). Điều này giúp mở đường cho việc chia...