Các quốc gia khắp thế giới và quy tắc trên bàn ăn thú vị có thể bạn chưa biết
Với người Trung Quốc, dùng hết sạch đồ ăn trên đĩa bị coi là kém lịch sự, trong khi cụng ly chúc mừng là quy tắc trên bàn ăn tối kỵ bạn nên tránh khi đến Hungary.
Với nền văn hóa đa dạng, mỗi nước trên thế giới có những nghi thức ẩm thực khác nhau mà chúng ta đều nên tìm hiểu và ghi nhớ để trở thành một du khách văn minh. Cách đi đứng, ngồi, cư xử hoặc dùng bữa trên bàn ăn đều thể hiện sự tôn trọng của bạn với văn hóa ẩm thực độc đáo của nơi mà bạn du lịch đến.
Cách dùng bữa trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng của bạn với văn hóa ẩm thực độc đáo của nơi mà bạn đến. Ảnh: thetravel
Quy tắc trên bàn ăn ở Trung Quốc coi việc không để lại thức ăn thừa trên đĩa là kém lịch sự, trong khi đó, húp canh xì xụp có thể bị coi là thô lỗ với nhiều người còn với văn hóa Nhật Bản thì ngược lại.
10 quốc gia có quy tắc trên bàn ăn độc đáo bạn cần biết
Trung Quốc: Để thức ăn thừa trên đĩa
Ở Trung Quốc người ta thường để lại một ít thức ăn trên đĩa sau khi ăn. Ảnh: nycfoodpolicy
Nếu được thưởng thức một bữa ăn ngon với những món ăn đẹp mắt, hợp khẩu vị, thì việc không ngần ngại mà ăn hết sạch là thói quen khá bình thường với chúng ta. Tuy nhiên, để lại một ít thức ăn trên đĩa sau khi ăn lại là nghi thức trên bàn ăn khá phổ biến ở Trung Quốc.
Điều này hoàn toàn ngược lại với các nước phương Tây. Ảnh: huffingtonpost
Người Trung Quốc cho rằng, nếu bạn ăn hết đồ ăn trên đĩa tức là bạn vẫn chưa đủ no và chủ nhà đã không phục vụ bạn chu đáo, điều này hoàn toàn ngược lại với các nước phương Tây. Để lại một ít thức ăn trên đĩa cho thấy sự biết ơn của bạn đối với chủ nhà và bữa ăn, tránh dùng hết sạch đồ trên đĩa để không bị coi là thô lỗ.
Ấn Độ: Ăn bốc bằng tay
Người Ấn Độ và một số nơi ở Indonesia có thói quen ăn bốc. Ảnh: edunewsnetwork
Dao nĩa đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa ăn uống của phương Tây, trong khi đó thói quen ăn bằng tay lại được thấy ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Ở Ấn Độ, theo truyền thống, mọi người dùng bữa bằng tay phải, và đa phần các món ăn Ấn Độ như Dosa, Samosas, Dal Chawal, cà ri và cơm đều có thể được thưởng thức hoàn toàn bằng tay không thay vì dùng thìa, dao nĩa.
Ăn bốc bằng tay khiến đồ ăn có vị ngon hơn. Ảnh: Times of India
Sở dĩ có quy tắc trên bàn ăn này bởi theo đạo Hindu, 5 ngón tay tượng trưng cho năm yếu tố là nước, không khí, lửa, đất và không gian, do đó, nó giúp kết nối sâu sắc hơn với thức ăn.
Nhật Bản: Húp mì
Video đang HOT
Húp canh hay húp mì xì xụp có thể bị coi là thô lỗ ở một số quốc gia, nhưng ở Nhật Bản thì hoàn toàn ngược lại. Khi bạn húp mì hoặc đồ ăn có nước một cách say mê tức là đang tỏ ra sự yêu thích với món ăn và ngưỡng mộ đối với đầu bếp.
Không hề thô lỗ, húp canh hay húp mì xì xụp là truyền thống ăn uống của người Nhật. Ảnh: shockinjapan
Ngoài ra, theo quy tắc trên bàn ăn của người Nhật, bạn không được phép cắm đũa thẳng đứng trong bát cơm. Bởi bát cơm cúng của người đã khuất cũng thường được cắm một đôi đũa thẳng đứng.
Hungary: Không cụng ly, chạm cốc
Tránh cụng ly khi đi ăn ở Hungary. Ảnh: @globaltravel.official
Chúng ta thường nâng ly uống rượu trong một sự kiện, lễ kỷ niệm và cụng ly thay cho lời chúc mừng, tuy nhiên đây là quy tắc ăn uống nên tránh khi bạn đến Hungary. Lý do đằng sau điều này bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của Hungary, nơi các nhà lãnh đạo Úc cụng ly khi họ đánh bại Hungary và hành động này bị người dân nơi đây nghiêm cấm cho đến tận ngày nay.
Hồng Kông (Trung Quốc): Tránh lật cá
Cá nguyên con cũng được coi là điều may mắn ở Hồng Kông (Trung Quốc). Ảnh: @fuchsiadunlop
Khi dùng bữa ở Hồng Kông, đặc biệt là trong một gia đình địa phương, bạn đừng dại mà lật mặt cá nếu có món cá trên bàn ăn. Quy tắc trên bàn ăn ở phương Tây là sẽ ăn một bên cá rồi lật để ăn bên còn lại. Tuy nhiên, ở Hồng Kông người ta có thói quen ăn thịt một bên, gỡ xương sống để sang một bên rồi mới ăn phần thịt bên dưới. Một con cá nguyên con cũng được coi là điều may mắn ở Trung Quốc, trong khi lật con cá lại báo hiệu điềm xui xẻo.
Ý: Đừng gọi một ly Cappuccino ngay sau bữa ăn
Tại sao ư? Trên thực tế, Cappuccino là thức uống cho bữa sáng, mặc dù không có quy tắc trên bàn ăn nào về việc uống nó vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn không nên gọi nó cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa trưa hoặc bữa tối, vì cappuccino có sữa gây đầy bụng.
Bạn không nên uống cappucino ngay sau bữa trưa hoặc bữa tối. Ảnh: Devour Tours
Ngoài ra, nếu có cơ hội thưởng thức ẩm thực tinh tế trong tour du lịch Ý, nên tránh yêu cầu thêm phô mai Parmesan với thức ăn vì nó được coi là một cử chỉ thô lỗ đối với đầu bếp. Phô mai trên các món hải sản cũng nên hạn chế.
Pháp: Không chia hóa đơn
Việc chia hóa đơn sau bữa ăn bị coi là thô lỗ ở Pháp và Hy Lạp. Ảnh: completefrance
Chia tiền có thể khá phổ biến ở một số nền văn hóa, nhưng vẫn bị coi là thô lỗ ở Pháp và Hy Lạp. Sẽ lịch sự hơn nhiều nếu bạn hoàn toàn có thể thanh toán hóa đơn hoặc để người khác thanh toán và có thể mời họ bữa ăn vào lần sau.
Ai Cập: Đừng tự rót đầy ly của mình
Nếu được phục vụ bữa ăn, chúng ta có xu hướng tự rót nước cho mình nếu cần hoặc khi đã uống hết. Mặc dù vậy, nguyên tắc trên bàn ăn ở Ai Cập lại “nói không” với việc tự rót nước hoặc rót đầy ly rỗng. Thay vào đó, bạn có thể ra hiệu điều này cho người ngồi cạnh bạn và cũng lưu ý nếu người kia cần như vậy.
Đừng tự rót đầy ly hoặc cố của mình. Ảnh: Travel Earth
Ngoài ra, thực khách chỉ nên bắt đầu bữa ăn sau khi người chủ nhà nói “Sahtain” – tức là mời dùng bữa. Nếu được một gia đình Ai Cập mời dùng bữa, hãy nhớ mang theo một hộp sô cô la hoặc bánh ngọt như một món quà, thay vì đến tay không.
Ethiopia: Mọi người cùng ăn trong chiếc đĩa khổng lồ
Mọi người cùng ăn trên một chiếc đĩa lớn. Ảnh: southseattleemerald
Ở Ethiopia, các bữa ăn gia đình được phục vụ trên một chiếc đĩa khổng lồ và người dân địa phương ăn bằng tay tương tự như thói quen của người Ấn Độ. Quy tắc trên bàn ăn “Gursha” cũng khá phổ biến ở đây, một người sẽ cẩn thận đặt miếng thức ăn trực tiếp vào miệng bạn như một cử chỉ tôn trọng.
Tôm chiên pesto với tỏi và khoai tây đầy dinh dưỡng
Những con tôm đậm đà, tràn ngập hương vị khi kết hợp với khoai tây và tỏi sẽ đem đến một món ăn không chỉ vô cùng hấp dẫn, bùng nổ vị ngon mà còn cực kỳ đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe đấy.
Đặc biệt, món ăn này còn có điểm nhấn đặc biệt là vị sốt pesto cực kỳ tốt cho sức khỏe và ngon miệng. Còn chần chờ gì nữa mà không lưu ngay công thức có một không hai này và trổ tài ngay thôi!
Thành phần
285 gram Tôm sú
340 gram Khoai tây
56 gram Hành tây đỏ
113 gram Cà chua bi
56 gram Rau cải lông
10 gram Mùi tây
10 gram Tỏi
28 gram Quả óc chó
35 gram Phô mai Parmesan
1 thìa canh Giấm gạo
Hướng dẫn
1
Làm nóng lò ở 450 F. Rửa sạch và để ráo nước cá nguyên liệu. Cắt khoai tây thành miếng nhỏ vừa ăn.Trên một khay nướng, đảo đều khoai tây với 1 thìa canh dầu ăn rồi nêm với muối và hạt tiêu. Nướng trong khoảng 25 - 28 phút cho đến khi khoai tây chín, có màu vàng nâu.
2
Băm nhỏ rau mùi tây. Xắt nhỏ quả óc chó. Băm nhuyễn tỏi. Cắt đôi cà chua. Rửa sạch tôm rồi dùng giấy ăn thấm nhẹ cho khô.
3
Trong một bát to, trộn rau mùi tây, quả óc chó, phô mai, 1 thìa canh giấm với 2 thìa canh dầu. Nêm với 1/2 thìa muối và hạt tiêu. Để riêng ra một bên.
4
Làm nóng chảo chống dính to trên lửa vừa. Khi chảo nóng, cho 1 thìa canh dầu, sau đó cho hành tây đã băm nhỏ vào. Đảo đều tay trong 8 - 10 phút cho đến khi hành chín vàng nâu rồi cho cà chua, tôm và tỏi vào. Thỉnh thoảng lại đảo đều tay trong 4 - 5 phút cho đến khi cà chua mềm và tôm chuyển sang màu hồng.
5
Khi khoai tây đã nướng xong, cho vào bát với phần sốt đã trộn. Thêm rau cải lông đã băm nhỏ và nhẹ nhàng trộn đều.
6
Chia phần khoai tây với sốt ra các đĩa, sau đó xếp tôm lên trên là hoàn thành.
10 quốc gia có ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới Theo đánh giá của độc giả trang The Travel, Việt Nam xếp vị trí thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều món ăn đáng để du khách nếm thử nhất trên thế giới. 10. Ý: Du khách không chỉ ghé thăm Ý vì lịch sử phong phú mà còn bởi những món ăn ngon. Không thể phủ nhận ẩm thực Ý...