Các quốc gia chuyển đổi kinh tế ra sao hậu COVID-19
Tại Hội nghị do ELEVATE mới đây, các diễn giả đã chia sẻ những hiểu biết của họ về dự định kinh tế các chính phủ hậu đại dịch COVID-19.
Đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới với số lượng nhiễm tiếp tục tăng cao. Tại Hội nghị do ELEVATE hợp tác với Huawei tổ chức mới đây, các diễn giả đã chia sẻ những hiểu biết của họ về các kế hoạch, cam kết và biện pháp gần đây của chính phủ nhằm hướng tới các nền kinh tế xanh và toàn diện hơn.
Theo đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng lại và chuyển đổi các nền kinh tế sau COVID-19 trong khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu? Đại dịch cho thấy những tác động tiêu cực của con người đối với môi trường, khiến việc phục hồi màu xanh trở nên cần thiết. Chất lượng không khí sạch hơn và quản lý chất thải hiệu quả có thể giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện khả năng phục hồi của cộng đồng đối với các đại dịch toàn cầu.
Công nghệ kỹ thuật số cũng có khả năng giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải trong một số ngành, từ việc sử dụng dữ liệu lớn đến các giải pháp IoT và có thể trao quyền cho năng lượng tái tạo thông qua việc sử dụng các giải pháp AI.
Catherine Chen, Phó Chủ tịch Cấp cao và Giám đốc Hội đồng Quản trị của Huawei.
Video đang HOT
Châu Á Thái Bình Dương, không bao gồm Trung Quốc, chiếm gần một nửa dân số thế giới và khoảng 25% GDP của thế giới vào năm 2019, thể hiện sự kêu gọi tập thể đối với cơ sở hạ tầng CNTT-TT mới, cách tiếp cận tích hợp để phát triển bền vững và bao trùm cũng như sự lạc quan mới cho các mô hình kinh tế xanh.
“Chúng tôi tin chắc rằng công nghệ phải được sử dụng vì lợi ích của hành tinh, ngôi nhà duy nhất của chúng ta”, Catherine Chen, Phó Chủ tịch Cấp cao và Giám đốc Hội đồng Quản trị của Huawei cho biết. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết biến đổi khí hậu và nhấn mạnh đóng góp của Huawei trong việc giảm lượng khí thải carbon, theo đuổi các nguồn năng lượng tái tạo mới và hỗ trợ nền kinh tế vòng tròn thông qua các giải pháp ICT xanh. “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào không chỉ khả năng thúc đẩy công nghệ của chúng tôi phát triển, mà còn vào khả năng và quyết tâm của cộng đồng toàn cầu trong việc xây dựng một mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên”, bà Chen nói.
Để phù hợp với Thỏa thuận Paris hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, Huawei cam kết giảm thiểu tác động môi trường trong sản xuất, hoạt động và trong suốt vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ của mình. Là một phần trong cam kết của chúng tôi đối với công nghệ sáng tạo vì một hành tinh tốt đẹp hơn, chúng tôi hướng tới việc tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy các ngành xây dựng một xã hội carbon thấp.
Sự kiện có sự tham gia của các diễn giả đến từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm: Tiến sĩ Vong Sok, Trưởng Ban Môi trường kiêm Trợ lý Giám đốc Phát triển Bền vững tại Ban Thư ký ASEAN, Ông Yeon-chul Yoo, Đại sứ Biến đổi Khí hậu tại Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Asad Naqvi, Trưởng Ban Thư ký Đối tác Hành động vì Kinh tế Xanh (PAGE-UNEP), Ma Aimin, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Chiến lược Biến đổi Khí hậu và Hợp tác Quốc tế tại Bộ Sinh thái và Môi trường nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hyoeun Jenny Kim, Phó Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) và Meng Liu, Trưởng ban Mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương tại Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc.
“Sự kiện đã nêu rõ những thách thức và cơ hội của quá trình phục hồi sau COVID phù hợp với yêu cầu cấp bách của biến đổi khí hậu và các yêu cầu môi trường khác. Đây là một chương trình nghị sự tăng trưởng xanh có thể thực hiện được thông qua các mối quan hệ hợp tác cam kết giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự”, Richard Welford, Cố vấn cấp cao tại ELEVATE cho biết.
Tặng thiết bị y tế dành cho sức khỏe sinh sản trong dịch Covid-19
Ngày 7-1, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cung cấp 64 máy theo dõi tim thai cùng trang phục bảo hộ cá nhân trị giá 300.000 đô-la Mỹ để hỗ trợ bảo đảm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục cho phụ nữ trong dịch Covid-19.
Ảnh: UNFPA.
Số thiết bị và vật tư y tế thiết yếu trên đã được bàn giao cho Bộ Y tế, và sẽ được dành cho các bệnh viện tuyến huyện được ưu tiên ở khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên, cũng như một số tỉnh miền trung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lũ lụt vừa qua.
Kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp quyết liệt, chủ động kiểm soát dịch bệnh.
Tính đến ngày 6-1-2021, Việt Nam ghi nhận 1.505 ca mắc Covid-19, trong đó có 35 ca tử vong, 1.353 ca được điều trị khỏi.
Theo ước tính của một nghiên cứu mô phỏng gần đây của UNFPA, trong kịch bản xấu nhất, số ca tử vong mẹ trên toàn quốc sẽ tăng 65% vào năm 2020, tương đương với 443 ca tử vong tăng thêm. Điều này có thể thay đổi các thành tựu phát triển mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua và ảnh hưởng đến việc hoàn thành Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 (SDG3).
Trên toàn cầu trong suốt năm 2020 và vào đầu năm vừa rồi tại Việt Nam, Covid-19 có thể làm quá tải hệ thống y tế. Phụ nữ mang thai có xu hướng hoãn hoặc hủy khám thai và các buổi khám liên quan đến thai sản do lo sợ lây nhiễm virus. Điều này có thể cản trở việc xác định các nguy cơ và biến chứng thai sản, dẫn đến những ca tử vong mẹ không đáng có.
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara nhận định, hoạt động ý nghĩa này bổ sung cho nỗ lực phòng, chống Covid-19 của Chính phủ, nhằm bảo đảm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thiết yếu không bị gián đoạn. Ngay cả với một quốc gia thành công như Việt Nam, cuộc chiến phòng, chống Covid-19 vẫn chưa đi đến hồi kết. Đây chính là thời điểm cần chuẩn bị cho các cơ sở y tế và nhân viên y tế sẵn sàng bảo vệ phụ nữ mang thai.
PGS-TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính (Bộ Y tế), đánh giá cao những hỗ trợ của UNFPA và khẳng định: "Bảo vệ sức khỏe của tất cả người dân là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong thời kỳ dịch Covid-19, đặc biệt là phụ nữ mang thai tại vùng dân tộc thiểu số và vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Để phòng, chống Covid-19 một cách hiệu quả, việc bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế có ý nghĩa rất quan trọng".
UNFPA đang nỗ lực để bảo đảm duy trì việc cung ứng các phương tiện tránh thai hiện đại và hàng hóa phục vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, và các cán bộ hộ sinh và nhân viên y tế khác có thiết bị bảo hộ cá nhân để bảo vệ bản thân.
Tổ chức này cũng kêu gọi các đối tác cùng tham gia hỗ trợ ứng phó với dịch Covid-19, mua sắm và cung cấp vật tư thiết yếu cho những đối tượng dễ gặp rủi ro nhất, thí dụ như phụ nữ mang thai và phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới.
Nâng cao nhận thức xã hội để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững Trước những khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, các thành viên Hội đồng thống nhất, Việt Nam không điều chỉnh nội dung, quyết tâm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Chiều 4/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ,...