Các quốc gia châu Á bước vào cuộc chiến đối phó biến thể phụ của Omicron
Các chính phủ trên khắp châu Á đang tăng gấp đôi nỗ lực bảo vệ người dân trước các biến thể COVID-19 mới, có khả năng lây nhiễm cao hơn và đang khiến gia tăng ca nhiễm trong những ngày gần đây.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-1) tại điểm xét nghiệm tạm thời ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Theo tờ Straits Times, số ca nhiễm trong ngày 16/7 tại Hàn Quốc đã tăng gấp đôi so với một tuần trước đó, phần lớn là do biến thể phụ BA.5 của Omicron rất dễ lây lan và khả năng miễn dịch trong dân số suy giảm. Dữ liệu từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc cho biết nước này đã ghi nhận thêm 40.342 ca mắc trong 24 giờ qua.
Các chuyên gia y tế dự đoán với tốc độ lây nhiễm hiện tại, số ca mắc hàng ngày tại “xứ sở kim chi” có thể tăng nhiều hơn so với dự kiến của chính phủ. Trong khi đó, việc phát hiện ra chủng Omicron mới hơn, BA.2.75 (còn được gọi là Centaurus), cũng đang đặt ra mối đe dọa lớn.
Mặc dù số ca mắc hàng ngày đang gia tăng, số bệnh nhân nguy kịch và tử vong vẫn tương đối thấp. Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc ngày càng lo ngại khi làn sóng Omicron mới dự kiến sẽ lan nhanh hơn trong những tuần tiếp theo. Từ ngày 18/7, chính phủ dự kiến mở rộng chiến dịch tiêm mũi tăng cường cho người trên 50 tuổi để ngăn ngừa các ca bệnh nặng và tử vong.
Người dân đeo khẩu trang đi bộ tại một con hẻm quán rượu Izakaya của Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Số ca COVID-19 cũng đang tăng mạnh ở những quốc gia khác tại châu Á. Ở Nhật Bản, số ca nhiễm đã đạt mức cao nhất mọi thời đại – trên 108.000 ca vào ngày 16/7, theo dữ liệu của tờ Yomiuri Shimbun. Con số này đã vượt mức kỷ lục trước đó là 104.202 ca hôm 5/2.
Video đang HOT
Ở Nam Á, theo hãng tin Reuters, Ấn Độ đã ghi nhận 20.528 ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ ngày 20/2. Dữ liệu của Bộ Y tế Ấn Độ cũng cho biết nước này đã ghi nhận thêm 49 trường hợp tử vong chỉ trong một đêm, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên mức 525.709 người.
Hành khách chen chúc trong một chuyến tàu ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Ấn Độ đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm mũi tăng cường nhằm ngăn chặn sự lây lan của các ca nhiễm, vốn đang tăng cao hơn ở các bang phía đông Assam, Tây Bengal và Karnataka ở phía nam. Trong ngày 17/7, Ấn Độ đã đạt mốc tiêm chủng 2 tỷ liều vaccine. Nước này đang triển khai tiêm mũi nhắc lại cho tất cả người trưởng thành.
Số ca nhiễm đang tăng cao ở Trung Quốc. Ảnh: EPA-EFE
Tại Trung Quốc, số ca nhiễm mới cũng tiếp tục tăng cao khi virus ngày càng lan rộng. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia, nước này đã ghi nhận thêm 580 ca mắc trong cộng đồng vào ngày 16/7, mức cao nhất kể từ ngày 23/5. Các ca mắc hầu hết được phát hiện ở khu vực Quảng Tây và tỉnh Cam Túc.
Tại trung tâm tài chính Thượng Hải, ông Zhao Dandan, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, đánh giá diễn biến dịch COVID-19 vẫn “tương đối nghiêm trọng”, với áp lực từ cả những ca mắc trong cộng đồng và ca mắc nhập khẩu. Chính quyền địa phương cho biết thành phố đã ghi nhận 26 ca mắc trong cộng đồng vào hôm 16/7.
ADVERTISING
00:00
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã ghi nhận tín hiệu đáng mừng khi chứng kiến thêm một ngày không có ca nhiễm mới. Nhưng tại Macau, khu vực này đang đối mặt với đợt phong tỏa nghiêm ngặt, các sòng bạc và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa trong nỗ lực đối phó với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất.
Tình nguyện viên xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho người dân ở khu phố của người Hoa của Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Tại Thái Lan, hôm 18/7, Bộ Y tế Công cộng đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với Thống đốc Bangkok để chuẩn bị các biện pháp đối phó với làn sóng COVID-19 mới ở thủ đô. Thư ký thường trực của Bộ, Kiattiphum Wongrajit, cho biết các bệnh viện ở Bangkok đang tiếp nhận trên 1.000 bệnh nhân COVID-19 mới mỗi ngày. Do đó, giới chức nhấn mạnh chuẩn bị cho một làn sóng mới có thể xảy ra là điều cần thiết. Tiến sĩ Kiattiphum cảnh báo Bangkok phải đối mặt với nguy cơ ca mắc gia tăng vì dân số đông đúc, người dân đi lại nhiều và hoạt động xã hội tích cực.
Số bệnh nhân COVID-19 hiện chỉ chiếm 13% số giường bệnh trên toàn quốc, nhưng tỷ lệ đó đã tăng lên 42% ở Bangkok.
Nhiều nước châu Á cảnh báo về làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới
Làn sóng COVID-19 mới đang lan nhanh tại châu Á với các ca nhiễm mới chủ yếu gây ra bởi biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã đặt ra những thách thức lớn hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 13/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Một làn sóng COVID-19 mới đang lan nhanh trên khắp châu Á, khiến nhà chức trách nhiều quốc gia cảnh báo người dân cần thận trọng để ngăn dịch bệnh lây lan và tránh để hệ thống y tế bị quá tải. Các ca nhiễm mới, chủ yếu là biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron, đã đặt ra thách thức khó khăn hơn, buộc nhà chức trách vừa phải chật vật giải quyết hậu quả kinh tế của những đợt dịch trước, vừa phải tránh gia hạn hay tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Trong ngày 13/7, Nhật Bản đã ghi nhận gần 95.000 ca mắc COVID-19 mới, tăng gấp 2 lần so với tuần trước. Phát biểu mở màn cuộc họp của Ủy ban phụ trách ứng phó với dịch COVID-19, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Shigeyuki Goto nhấn mạnh số ca nhiễm mới đang tăng ở tất cả các tỉnh thành và virus dường như đang lây lan nhanh chóng. Thủ đô Tokyo đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất. Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ trong ngày 14/7, chính quyền sẽ triệu tập cuộc họp của nhóm đặc trách chống COVID-19 để quyết định các biện pháp cần áp dụng trong mùa Hè này, xem xét xu hướng dịch bệnh trên cả nước và ý kiến của các chuyên gia.
Tại Hàn Quốc, tính đến ngày 13/7, số ca nhiễm mới hằng ngày đã tăng gấp 3 trong 1 tuần lên hơn 39.000 ca. Chính phủ và các chuyên gia nhận định số ca nhiễm mới theo ngày của Hàn Quốc sẽ lên tới 200.000 ca vào giữa tháng 8 và cuối tháng 9, do đó nước này đã quyết định mở rộng việc tiêm mũi tăng cường nhưng không có kế hoạch tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Ở khu vực Đông Nam Á, trong khi số ca nhiễm tại Thái Lan có xu hướng giảm xuống, số ca nhiễm mới tại Indonesia lại tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3. Trong ngày 13/7, Indonesia đã ghi nhận 3.822 ca nhiễm mới, tăng gần 7 lần so với 551 ca nhiễm mới cách đây 1 tháng. Tỷ lệ tử vong tăng không đáng kể. Theo người phát ngôn của lực lượng đặc trách chống COVID-19 của Indonesia Wiku Adisasmito, số liệu này cho thấy xu hướng lây nhiễm đang tăng nhanh. Tỷ lệ dương tính khi xét nghiệm cũng tăng lên 5,12%, cao hơn so với ngưỡng an toàn mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra là 5%. Quan chức này đã hối thúc tất cả người dân Indonesia tuân thủ các biện pháp phòng dịch tránh để virus lây lan.
Tại Philippines, mắc dù số ca nhiễm mới và nhập viện vẫn ở mức thấp, song chính phủ cảnh báo số ca có thể tăng ít nhất 20 lần vào cuối tháng này. Giới chức Philippines kêu gọi người dân tiêm mũi tăng cường khi các dữ liệu của Bộ Y tế cho thấy tính đến ngày 12/7, chỉ có 25% người trưởng thành đáp ứng đủ các tiêu chí đã tiêm mũi tăng cường thứ nhất.
Tại Ấn Độ, các số liệu của Bộ Y tế ngày 14/7 cho thấy trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 20.139 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 43.689.989 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 38 ca lên 525.557 ca. Tỷ lệ dương tính hằng ngày đã tăng lên 5,1%, trong khi tỷ lệ dương tính hằng tuần đã tăng lên 4,37%.
Trước đó, tối 13/7, Chính phủ Ấn Độ thông báo trong 75 ngày tới, tất cả những người trưởng thành sẽ được tiêm miễn phí mũi tăng cường tại các trung tâm của chính phủ. Chiến dịch này sẽ bắt đầu vào ngày 15/7. Các quan chức y tế nhấn mạnh động thái này nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 trong dân số sau khi phát hiện thêm nhiều biến thể mới. Theo thống kê, cho tới nay, chưa tới 1% trong nhóm có độ tuổi từ 18-59 tại Ấn Độ đã tiêm mũi tăng cường.
Đối mặt làn sóng lây nhiễm của biến thể phụ Omicron, các chính phủ hành động ra sao? Dịch COVID-19 một lần nữa đang lây lan nhanh tại châu Á và phần còn lại của thế giới, khi chủng virus Omicron đột biến thành các biến thể phụ dễ lây truyền hơn. Người dân xếp hàng đợi xét nghiệm COVID-19 tại Seoul. Ảnh: EPA-EFE Nhưng khác với hai năm 2020 và 2021, các đợt bùng phát mới không còn kéo theo...