Các quốc gia Ấn Độ Dương Thái Bình Dương giữa “vòng vây” Mỹ – Trung
Mặc dù nhiều quốc gia tỏ ra lo lắng về Mỹ, đặc biệt là tính khí “thất thường” của Washington, câu hỏi cấp bách hơn vào lúc này là làm thế nào để có thể đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: Hà Ngọc/TTXVN
Charles Edel, thành viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Sydney của Australia, vừa có bài nhận định đăng trên Thời báo Tài chính Australia liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 14 diễn ra tại Bangkok, Thái Lan trong tuần qua giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa hết căng thẳng.
Bài viết đặt câu hỏi về việc liệu các nước có quyền lực trung bình tại châu Á như Australia, Malaysia, Philippines và một số quốc gia khác có thể điều hướng mối hệ giữa hai cường quốc thế giới này hay không?
Trước đây, một phương châm chủ yếu để đảm bảo an toàn cho mỗi quốc gia trung bình, đó là không lựa chọn đi theo bất cứ bên nào trong một cuộc chiến siêu cường và tất cả các cường quốc đều nguy hiểm như nhau.
Nhưng ngày nay, quan điểm đó không còn phù hợp. Một vài nhân tố cho thấy trong khi nhiều quốc gia quyền lực trung bình tiếp tục phòng vệ công khai, thì họ vẫn muốn tìm kiếm thêm một lựa chọn khác, theo cách riêng.
* Thế tiến thoái lưỡng nan
Mặc dù nhiều quốc gia tỏ ra lo lắng về Mỹ, đặc biệt là tính khí “thất thường” của Washington, câu hỏi cấp bách hơn vào lúc này là làm thế nào để có thể đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng quyết đoán hơn.
Những lo ngại về sự vô tâm người Mỹ cùng khả năng bị bỏ rơi đã xâm nhập vào các thủ đô châu Á từ rất lâu và tiếp tục kéo dài qua nhiều thời kỳ. Mối lo đó xuất phát từ thói quen tập trung vào các sự kiện diễn ra khắp nơi trên thế giới của Washington, song những nước này cũng không thể tìm ra lối thoát khỏi sự thao túng của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Hơn nữa, những bước ngoặt ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm lu mờ khoảng cách giữa các quốc gia ở tuyến đầu và những quốc gia ít bị ảnh hưởng hơn.
Nhật Bản đã chứng kiến áp lực tiếp tục gia tăng từ lực lượng hàng hải Trung Quốc để thay đổi ranh giới trên biển. Australia vừa kết thúc một chiến dịch can thiệp chính trị rộng lớn do Bắc Kinh điều hướng để định hình và tạo điều kiện cho các quyết định chính trị về chủ quyền.
Trong khi đó, Hàn Quốc bị trừng phạt bằng sự sụt giảm số lượng du khách Trung Quốc và việc Trung Quốc từ chối các doanh nghiệp nước này, sau khi Seoul cho phép Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc mà Bắc Kinh cho là ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Philippines, quốc gia cố gắng kiểm soát tham vọng của Bắc Kinh và yêu sách tại Biển Đông thông qua việc đưa tranh chấp ra Tòa trọng tài ở La Haye, đã gặp phải một chiến dịch quấy rối và đe dọa nhằm vào đội tàu đánh cá của mình.
Đó chỉ là một phần danh sách các quốc gia quyền lực trung bình, nhưng cho thấy một điểm lớn hơn, đó là sức mạnh của Trung Quốc đang tăng dần lên. Do đó, nhiều khả năng quốc gia này sẽ gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác nhau theo nhiều cách riêng.
Trong khi đó, các phản ứng chính sách là khác nhau về cả giọng điệu lẫn cường độ. Philippines ghi được rất ít điểm với Bắc Kinh, bất chấp việc Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố “tách rời” khỏi Mỹ và liên kết trở lại với Bắc Kinh cùng Moskva.
Malaysia, quyết định đẩy lùi sự kháng cự bằng lời nói của Thủ tướng Mahathir Mohamad, cũng cho rằng Bắc Kinh là “một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân”, đã có thể đàm phán trở lại các thỏa thuận hạ tầng cơ sở theo nhiều điều khoản có lợi hơn.
Trong khi đó, Nhật Bản kiên quyết chống lại áp lực của Trung Quốc trên biển và đang đóng vai trò lãnh đạo hàng đầu trong việc củng cố các mối quan hệ mới trong khu vực, đồng thời cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
* Các giải pháp
Hầu hết các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vẫn muốn tiếp tục phòng ngừa rủi ro, song song với việc mong nhận được ngày càng nhiều hơn lợi ích từ cả hai cường quốc, nhưng lại không muốn bị dính líu quá sâu với cả hai bên.
Các quốc gia này rõ ràng đang cố gắng để tìm ra một lối đi an toàn nhất trước khi con đường nằm giữa hai bờ chiến tuyến dần trở nên hẹp hơn. Có ba giải pháp mà các quốc gia quyền lực trung bình có thể theo đuổi.
Đầu tiên, sự phối hợp trong khu vực cần phải được tăng cường và bao gồm nhiều cuộc thảo luận mạnh mẽ hơn nữa về các vấn đề mà mỗi quốc gia đang phải đối mặt, cũng như tìm ra những phản ứng hiệu quả nhất. Tất cả các quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiện đều phải đối phó với Trung Quốc – đôi khi theo cách mạnh mẽ và ép buộc nhưng đôi khi lại là những hành động ngầm và ẩn ý.
Bắc Kinh đang điều chỉnh áp lực, thay đổi cách tiếp cận khác nhau từ nước này sang nước khác. Điều này được cho là có hiệu quả, vì cho đến nay mỗi quốc gia vẫn coi hành động bị cưỡng ép là vấn đề song phương. Thảo luận xuyên biên giới về các vấn đề và những phản ứng thành công có thể cho phép phổ biến rộng rãi các biện pháp thực hành tốt nhất, hỗ trợ các quốc gia tập hợp kiến thức và tài nguyên.
Thứ hai, để tích lũy lợi ích tối đa từ cả Mỹ và Trung Quốc, các quốc gia nhỏ hơn cần phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. Một quốc gia chấp nhận đầu tư, tài trợ hoặc viện trợ phát triển chỉ từ duy nhất một cường quốc sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào cường quốc đó.
Tương tự, các quốc gia không có khả năng tự bảo vệ bản thân, cũng như không có khả năng chi trả cho các phản ứng chống lại những kẻ xâm lược, sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu cho các hành động cưỡng ép. Nhưng những quốc gia tự biến mình thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư, đồng thời xây dựng năng lực cho các lực lượng vũ trang nội địa, sẽ có cơ hội lớn hơn để tăng cường sự thịnh vượng và giữ gìn nền độc lập quốc gia.
Cuối cùng, hầu hết các quốc gia đang ngày càng bị buộc phải đứng về phía phát triển công nghệ trong các lĩnh vực, như thám hiểm không gian, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, robot và hạ tầng mạng lưới viễn thông 5G.
Quyết định của chính phủ mỗi quốc gia, đặc biệt là về mạng 5G, sẽ “khóa” nước đó vào mối quan hệ phụ thuộc với các nhà cung cấp hệ thống và xác định rủi ro chiến lược và kinh tế mà quốc gia này sẽ phải đối mặt trong thời gian dài.
Các quốc gia có khả năng phát triển mạnh nhất trong một thế giới ngày càng phân nhánh là những quốc gia đưa ra được quyết định chính sách của riêng mình dựa trên những tác động dài hạn cũng như chi phí trước mắt.
Kết thúc bài viết, tác giả Charles Edel nhận định các cường quốc trung bình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được cho là đang rất lo lắng và quan ngại vì con đường “trung bình” mà họ đã đi qua trong quá khứ tiếp tục bị thu hẹp.
Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về những rủi ro có thể xảy ra khi cam kết với Trung Quốc, các nước này sẽ đủ khôn ngoan để tập trung vào việc tăng cường khả năng đối kháng. Điều đó sẽ giúp họ chống lại sự ép buộc tồi tệ nhất của Trung Quốc và bảo đảm một tương lai thịnh vượng cho công dân của họ./.
Theo Diệu Linh (TTXVN tại Sydney)
Đối phó 'chiến thuật vùng xám' trên biển Đông
Tại hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực" kết thúc hôm 7/11 ở Hà Nội, các đại biểu đề cập chiến thuật vùng xám mà Trung Quốc áp dụng trên biển Đông.
Chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh bao gồm việc triển khai tàu dân quân biển và tàu hải cảnh để tăng cường hiện diện ở Biển ĐôngẢnh: AP
Tại hội thảo diễn ra trong hai ngày (do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức), một số đại biểu cho rằng, để hạn chế chiến thuật vùng xám, cần có thêm quy định đối với các hoạt động trong "vùng xám". Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng, cần nhất là nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật pháp và nâng cao năng lực thực thi luật pháp của các nước bị ảnh hưởng.
Các nước lớn sử dụng chiến thuật vùng xám nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh để không gây ra xung đột quân sự. Chiến thuật vùng xám là hoạt động có chủ đích nhằm lách luật quốc tế để tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu chặt chẽ như một số nước thường biện minh.
Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Úc) cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng chiến thuật vùng xám ở Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh trong khu vực; các nước bị ảnh hưởng buộc phải có đối sách. Điều này khiến nguy cơ đối đầu, va chạm trên biển gia tăng.
Theo GS Thayer, Trung Quốc gần đây gia tăng khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" dù đã bị tòa án quốc tế bác bỏ là để đối phó chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Ông nhận định, Mỹ và một số đồng minh đang và sẽ tăng cường tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, bao gồm việc cử tàu chiến, máy bay ném bom tới gần các khu vực mà Trung Quốc đang có các hoạt động đơn phương, đi ngược lại luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo với 47 bài phát biểu được trình bày và hơn 250 lượt trao đổi, các đại biểu đã thảo luận tình hình biển Đông trong bối cảnh khu vực địa chính trị rộng lớn hơn gồm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, biển Hoa Đông, và hai vùng địa cực. Đồng thời trao đổi về lợi ích và quan tâm của các nước ngoài khu vực đối với biển Đông, các vấn đề cụ thể như bảo vệ môi trường biển và nghề cá. Các đại biểu nhấn mạnh, hợp tác khu vực cần được thúc đẩy qua các kênh song phương, đa phương, đặc biệt là các cơ chế của ASEAN.
Vai trò của các quốc gia tầm trung rất được quan tâm, kể cả các đóng góp của các quốc gia ngoài khu vực như Liên minh châu Âu (EU). Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhấn mạnh sự quan tâm và vai trò của EU ở khu vực nói chung và biển Đông nói riêng; khẳng định EU không chỉ là đối tác thương mại và phát triển mà còn là đối tác an ninh trong khu vực. Trong vai trò đó, EU có giá trị cân bằng ảnh hưởng, thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ, nhất là tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế, gồm cả UNCLOS 1982.
Theo tienphong
Thượng tôn pháp luật nhân tố chính duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông Chiều 7/11, Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 11 kết thúc tốt đẹp với sự đồng thuận cao giữa các đại biểu. Trả lời phỏng vấn của VTC News, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Quyền Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao - đơn vị đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 11 về Biển Đông,...