Các quốc đảo nhỏ đang ‘chìm trong biển nợ’
Các quốc đảo nhỏ đang phát triển không chỉ chịu nhiều tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, mà còn lâm vào tình trạng nợ nghiêm trọng, khi mức chi tiêu trung bình đã nhiều hơn tới 18 lần so với những gì họ nhận được thông qua tài chính khí hậu.
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo công bố ngày 10/10 của Mạng lưới châu Âu về Nợ và Phát triển ( Eurodad). Đồng tác giả báo cáo này, bà Iolanda Fresnillo nêu rõ một nhóm gồm 37 quốc đảo, nơi sinh sống của khoảng 65 triệu người, đang “cần gia tăng không gian tài chính một cách khẩn cấp, nhằm giải quyết các thách thức và những cuộc khủng hoảng mà họ phải đối mặt”.
Theo báo cáo của Eurodad, nhóm quốc đảo trên đã cùng nhận được khoản hỗ trợ tài chính khí hậu 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, 22 nước trong số đó đã phải trả hơn 26,6 tỷ USD cho các chủ nợ, trong đó bao gồm 50 tổ chức phi chính phủ.
Video đang HOT
Báo cáo cho biết mức nợ công ở các quốc đảo nhỏ đã tăng từ mức bình quân gần 66% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2019 lên mức gần 83% trong năm 2020 và được đặt mục tiêu ở mức trên 70% cho đến năm 2025. Điều này có nghĩa là các chính phủ cần phải chi nhiều hơn hơn là các khoản nhận về, trong đó các quốc gia như Belize, Cape Verde, Cộng hòa Dominicana, Jamaica, Maldives, Grenada và Papua New Guinea phân bổ từ 15%-40% ngân sách để thanh toán cho các chủ nợ.
Nhiều quốc đảo đã yêu cầu sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Số quốc đảo xin nhận hỗ trợ của IMF đã tăng từ 3 nước trong năm 2019, lên 20 nước trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2021. Tháng 6 vừa qua, ban lãnh đạo IMF đã thông qua chương trình hỗ trợ trị giá 60 triệu USD cho Cape Verde, trong khi Barbados đạt được thỏa thuận trị giá 293 triệu USD vào cuối tháng 9.
Báo cáo của Eurodad cho thấy hơn 80% các quốc đảo hiện gặp khó khăn về nợ, theo các tiêu chí đánh giá của IMF và Ngân hàng thế giới (WB). Giải pháp để củng cố những nền kinh tế mong manh và đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cũng như tác động từ xung đột tại Ukraine này dự kiến sẽ là một trong những trọng tâm thảo luận, khi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu nhóm họp tại Washington (Mỹ) tuần này trong khuôn khổ cuộc họp thường niên IMF và WB.
Lào: Đồng kíp mất giá hơn 37% so với USD, giá xăng tăng hơn 60%
Tờ Thời báo Viêng Chăn (Vientiane Times) ngày 6/10 dẫn báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết từ tháng 1 - 8/2022, đồng nội tệ của Lào (tiền kíp) đã giảm 37,4% giá trị so với USD và 32,9% so với đồng baht Thái Lan.
Nhân viên ngân hàng đếm đồng kíp Lào. Ảnh: TTXVN phát
Theo báo trên, đồng kíp tiếp tục giảm giá có liên quan đến sự chênh lệch cung cầu về ngoại tệ, gây áp lực gia tăng đối với các nhà nhập khẩu và làm tăng lạm phát. Việc đồng kíp yếu đang có tác động xấu đến nền kinh tế Lào, đẩy giá sản phẩm lên cao và gây thêm khó khăn cho người nghèo.
Theo ADB, tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 8/2022 ở mức cao nhất trong 22 năm là 30%. Tỷ lệ trung bình là 15,5% trong tám tháng đầu năm nay.
Trong khi đó, từ tháng 1 - 9/2022, giá dầu diesel tăng 90,3% và giá xăng tăng 62,3%.
Lạm phát gia tăng và nợ công cao của nước này đã làm tăng áp lực kinh tế và tài chính đối với Lào.
Để giải quyết vấn đề này, hồi tháng 6/2022, Chính phủ Lào đã tăng dự trữ ngoại hối cho các doanh nghiệp nhập khẩu nhiên liệu và phát hành thư tín dụng để tích lũy nguồn cung cấp nhiên liệu.
Đồng thời, Ngân hàng trung ương Lào đã phát hành trái phiếu tiết kiệm trị giá 5.000 tỷ kíp, để giảm thanh khoản quá mức trong nền kinh tế và tăng cầu đối với đồng kíp.
Trong khi đó, theo Bộ Công Thương Lào, chỉ tính riêng trong tháng 8/2022, nước này đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục với 166 triệu USD, tăng so với mức 114 triệu USD của tháng 7/2022. Giá trị thương mại hai chiều giữa Lào và các nước đạt 1,02 tỷ USD, không bao gồm xuất khẩu điện.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Lào trong tháng 8/2022 bao gồm khai khoáng và sản phẩm giấy, cao su, phân bón, quần áo, đồ uống, đường và giày dép, trong khi các mặt hàng nhập khẩu chính của nước này là nhiên liệu, thiết bị cơ khí và xe cộ.
Báo cáo của ADB cũng cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Lào đã giảm một nửa xuống còn 280 triệu USD trong nửa đầu năm nay.
Nước Anh chìm sâu vào nợ nần Lạm phát cao đang đẩy các khoản thanh toán lãi suất của chính phủ Anh của lên mức kỷ lục. Cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa trên Phố Oxford, London vào ngày 7/9/2022. Ảnh: Getty Images Theo báo cáo của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), khoản nợ phải trả của chính phủ Anh đã tăng lên mức cao nhất...