Các quan chức “trần trụi” TQ: Đau đầu lựa chọn giữa tài sản và quyền chức
Ban lãnh đạo của Trung quốc đang tiếp tục thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Các quan chức “ trần trụi” những năm qua từng là biểu tượng mạnh mẽ của quyền lực, hiện nay lại sợ hãi đến mức phải gửi gia đình và tài sản của mình ra nước ngoài. Bằng cách này, những quan chức tham nhũng này sẽ dễ dàng chuyển tài sản ra nước ngoài hơn. Khi đó họ còn lại rất ít tài sản ở trong nước và trở thành quan chức “trần trụi”.
Tham nhũng
Có hơn 1000 quan chức Trung quốc tại phía nam của tỉnh Quảng đông giàu có mới đây đã phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt: hoặc là bị giáng cấp, hoặc là gọi điện cho những người thân ở nước ngoài và yêu cầu họ trở về Trung quốc. Có gần 90% trong số quan chức này đã chọn cách bị giáng cấp.
Mới đây giới truyền thông quốc gia tại tỉnh Quảng đông lần đầu tiên đã thông báo công khai về hiện tượng này, nhưng điều đó không có nghĩa là vấn đề này sẽ không còn nữa. Chính quyền tỉnh Quảng đông đã đưa ra 3 phương án cho các quan chức: đưa gia đình ở nước ngoài về nước, bị giáng xuống chức thấp hơn hoặc phải về hưu sớm. Theo tờ báo của chính phủ Beijing News (Tin tức Bắc kinh) thì có đến 886 người trong số các quan chức “trần trụi” đã chọn cách bị giáng chức. Chỉ có gần 200 người quyết định đưa người thân trở về Trung quốc.
Khi đang có gia đình và phần lớn tài sản ở nước ngoài thì các quan chức Trung quốc có thể nhanh chóng rời bỏ đất nước nếu như họ nhận thấy có nguy cơ về cuộc điều tra chống tham nhũng, hoặc làn gió chính trị đang có chiều hướng thay đổi. Chủ yếu họ sẽ bỏ chạy sang Mỹ hoặc Canada, nơi gia đình họ đang ở hoặc họ đang có đầu tư.
“Các quan chức trần trụi ngày nay là “vỏ bọc” của những nhân vật tham nhũng có chức quyền, những người muốn bỏ chạy” – ông Li Chenyan, giám đốc Trung tâm nghiên cứu “Chính phủ sạch” ở Đại học Bắc kinh nói vậy khi trả lời phỏng vấn của tờ Tin tức Bắc kinh
Theo báo cáo của Viện Khoa học xã hội Trung quốc thì tính đến năm 2011 ít nhất đã có 4000 quan chức tham nhũng chạy khỏi Trung quốc. Tính theo số liệu của Ủy ban trung ương về giám sát kỷ luật của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung quốc thì các quan chức này đã chiếm dụng trên 50 tỷ USD, tính trung bình thì mỗi người chiếm 16 triệu USD.
Video đang HOT
Sự phát triển không kiểm soát được của hiện tượng này chủ yếu dựa trên cơ sở những đổi mới gần đây của tỉnh Quảng đông. Trong tài liệu “Sách xanh: những quy định của pháp luật năm 2014″ được Viện Khoa học xã hội Trung quốc xuất bản cách đây không lâu cho biết, việc tăng cường kiểm soát các quan chức “trần trụi” là nền tảng của chiến dịch chống tham nhũng. Các chuyên gia cho rằng, bản thân sự tồn tại của nhóm này đã nói lên sự mất lòng tin đối với ĐCS Trung quốc cũng như với tương lai của Đảng.
“Những đại diện của tầng lớp này không có niềm tin vào triển vọng lâu dài của ĐCS” – ông William Lam, chuyên gia về chính sách Trung quốc và là giáo sư ĐH Trung quốc tại Hồng công cho biết khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ Associates Press. “Cùng với tiền bạc, họ cũng mang theo những bí mật quốc gia hoặc quyền sở hữu trí tuệ, những bí mật công nghệ cao vv…” – ông nói thêm.
Giáo sư Frank Xie Tian của trường ĐH thương mại ở Bắc Carolina nhận định: “Chính hành vi của các quan chức “trần trụi là biểu hiện trực tiếp sự thiếu tin tưởng đối với hệ thống của Đảng. Họ đã chuẩn bị trước lối thoát”.
Mặc dù hiện nay sự tấn công vào các quan chức tham nhũng sẽ có một số tác động ngắn hạn, nhưng các nhà phân tích cho rằng tình trạng phức tạp ở Trung quốc dẫn đến tham nhũng sẽ không thay đổi trong thời gian tới.
Ông Xu Lin, nhà văn ở Quảng châu, người đã theo dõi chặt chẽ những diễn biến chính trị cho rằng: “Tham nhũng ở Trung quốc đã bắt rễ quá sâu. – Một nhà nước chuyên quyền như Trung quốc không có cách nào tốt hơn để ngăn tham nhũng trong các tổ chức chính quyền ngoài việc nỗ lực kiểm soát các quan chức “trần trụi”. Các nước dân chủ không làm theo cách này vì họ có hệ thống bầu cử, có một số đảng phái chính trị độc lập với các phương tiện thông tin đại chúng, sự phân chia quyền lực và những cơ chế khác để ngăn chặn tham nhũng trong các tổ chức của chính quyền”.
Cùng với việc kiểm soát các quan chức địa phương, ĐCS bắt đầu một chương trình thí điểm tại một số khu vực để công khai tài sản của các nhân vật có chức quyền. Chính quyền tỉnh Quảng đông đã khởi xướng dự án dạng này từ tháng 5 bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên với các quan chức về thu nhập, bất động sản, tình trạng di trú của gia đình và công việc của họ. Thông báo cho biết đã có danh sách các vị trí nhạy cảm mà các quan chức “trần trụi” có thể sẽ bị sa thải.
Theo Vietbao
Nhà Trắng đề xuất ngân sách chiến tranh 60 tỷ USD cho năm 2015
Nhà Trắng đã gửi một đề nghị lên quốc hội Mỹ yêu cầu thông qua khoản kinh phí chiến tranh 60 tỷ USD năm 2015, giảm 20 tỷ USD so với năm 2014, Reuters đưa tin cho biết.
Con số gần 60 tỷ USD được đưa ra sau khi Tổng thống Barack Obama quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm nay, chỉ để lại 9.800 bính lính.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong bức thư gửi Hạ viện John Boehner, ông Obama đã đề nghị khoản tiền 58,6 tỷ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan và các hoạt động quân sự khác ở nước ngoài. Đây là khoản ngân sách chiến tranh nhỏ nhất mà Lầu Năm Góc đã yêu cầu trong hơn một thập kỷ qua.
Ngoài chu cấp tiền cho cuộc chiến ở Afghanistan, Lầu Năm Góc cũng yêu cầu khoản phí 500 triệu USD để hỗ trợ cho phe đối lập ôn hòa ở Syria, 1,5 tỷ USD để hỗ trợ cho các nước có chung biên giới với Syria đã bị quá tải bởi người tị nạn và 140 triệu USD để huấn luyện cho các lực lượng ở Iraq.
Mức chi phí quản lý chỉ khoảng 20 tỷ USD, ít hơn mức chi năm tài chính 2014. Tổng mức đề nghị cũng ít hơn 20 tỷ USD so với con số giữ chỗ 79,4 tỷ USD trong ngân sách trình lên quốc hội Mỹ hồi tháng Hai.
Đề nghị gửi đến ông Boehner cũng bao gồm 1,4 tỷ USD trong quỹ dự phòng ở nước ngoài dành cho Bộ Ngoại giao, nâng tổng số đề xuất lên mức 7.3 tỷ USD. Bộ này đã đề nghị mức 5,9 tỷ USD cho các hoạt động ở nước ngoài trong bảng dự chi ngân sách gửi lên quốc hội Mỹ hồi tháng Hai.
Yêu cầu dự phòng của Bộ Ngoại giao bao gồm 5 tỷ USD cho quỹ đối tác chống khủng bố, 1 tỷ USD cho sáng kiến Tái đảm bảo châu Âu. Khoảng 5 tỷ USD trong tổng số dự phòng sẽ thuộc ngân sách của Lầu Năm Góc và phần còn lại thuộc Bộ Ngoại giao.
Nhà Trắng cho biết quỹ chống khủng bố sẽ được sử dụng để đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên, thông qua việc nâng cao vị thế và tạo điều kiện cho các đối tác của Mỹ trên toàn cầu.
Khoảng 2,5 tỷ USD sẽ được dùng để đào tạo và trang bị cho các quốc gia chống lại các nhóm khủng bố đe dọa Mỹ và các đồng minh. Ví dụ, sẽ bao gồm các chi phí gửi biệt kích Mỹ để đào tạo quân đội ở các nước khác.
Chính quyền của Tổng thống Obama cũng đã đề xuất khoản kinh phí lên đến 140 triệu USD để hỗ trợ cho Baghdad, bao gồm đào tạo hoạt động không quân để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt quân địa phương của quân đội Iraq.
Thượng nghị sĩ Carl Levin, Chủ tịch đảng Dân chủ của Ủy ban Quân vụ Thượng viện, hoan nghênh yêu cầu tài trợ, nói rằng 500 triệu USD để hỗ trợ các thành viên phe đối lập Syria phù hợp với lời hứa hỗ trợ của các nghị sỹ trong Thượng viện.
Đại diện Buck McKeon, Chủ tịch đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Hạ Viện, cho biết Hạ viện Mỹ sẽ xem xét đề nghị một cách chặt chẽ, đặc biệt là các quỹ chống khủng bố mới. Ông cảnh báo: "Quốc hội không phải là một con dấu cao su".
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Triều Tiên thay bộ trưởng Quốc phòng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vừa thay Bộ trưởng Quốc phòng, sự thay đổi mới nhất trong ban lãnh đạo quân sự kể từ khi nhân vật quyền lực thứ 2 nước này bị thanh trừng cách đây 6 tháng. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin từ Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên cho biết, Tướng...