Các phương thuốc từ quả phật thủ
Để chữa ho nhiều đờm, hãy nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt dần nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau… Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa.
Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
- Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.
- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:
Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Video đang HOT
Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.
- Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.
Lưu ý: Đối với các chứng bệnh kể trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá cũng có tác dụng tốt.
Theo VNE
Cách chữa đau mắt đỏ bằng cây lá vườn nhà
Các loại cây cỏ, hoa lá vườn nhà sẽ trở thành phương thuốc hữu hiệu, chữa được bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng.
Theo y học hiện đại, đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, do virus gây ra, thường gặp nhất là các chủng như adeno và entero.
Cây rau dấp cá có thể dùng để chữa đau mắt. Ảnh minh họa
Bệnh gây thành dịch ở những nơi có sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, trường học. Các bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh (ho, hắt hơi, nói chuyện trực tiếp, bắt tay, dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt...).
Dấu hiệu nhận biết bệnh là người mắc có biểu hiện như có dị vật trong mắt, nóng, chói mắt nên sợ ánh sáng. Mi mắt sưng húp, kết mạc đỏ như máu, có nhiều dử, hay chảy nước mắt. Nếu có viêm giác mạc thì thị lực giảm, nhìn mờ.
Để giảm bớt mối lo ngại về đau mắt đỏ khi đã lỡ mắc phải, Chất lượng Việt Nam sưu tầm và giới thiệu một số bài thuốc dân gian bằng cây cỏ, hoa lá vườn nhà giúp chữa bệnh đau mắt đỏ.
- Kim ngân hoa, lá dâu mỗi thứ 16 g, kinh giới, chi tử, cúc hoa mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 8 g, bạc hà 6 g, cam thảo 4 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
- Kim ngân hoa 16 g, liên kiều, ngưu bàng tử, hoàng cầm mỗi thứ 12 g, chi tử 8 g, bạc hà, cát cánh mỗi thứ 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
- Lá dấp cá 100 g, sài đất, bồ công anh mỗi thứ 50 g. Tất cả dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, hòa nước ấm, chắt ra uống, ngày 2-3 lần.
Kim Ngân hoa có thể dùng chữa đau mắt đỏ. Ảnh minh họa
- Lá trầu không 50 g, rửa sạch, đổ nước đun sôi, xông hơi ngày 2 lần.
- Lấy cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch, giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy trùng sạch), lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.
- Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng; bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ 1 nắm; quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước chè.
- Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.
- 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh giã nát sắc lấy nước uống.
- Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Theo VNE
4 phương thuốc sơ cứu có sẵn trong nhà bếp Một số công cụ sơ cứu tốt nhất có thể được tìm thấy trong nhà bếp của bạn. Dưới đây là 4 phương thuốc sơ cứu sẽ có ích trong những trường hợp cần thiết. 1. Hành tây Hành tây có thể được sử dụng để đắp vào vết bỏng. Áp mặt cắt của hành tây vào vết bỏng ngay sau khi bị...