Các phương pháp đơn giản giúp tăng tốc điện thoại Android cấu hình yếu
Những thiết bị Android cấu hình thấp hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài thường gặp phải tình trạng suy giảm về hiệu năng.
Vừa qua, Google đã chính thức phát hành hệ điều hành Android 4.3 Jelly Bean. So với phiên bảnAndroid 4.2.2 cũ thì bản nâng cấp 4.3 hứa hẹn sẽ mang tới nhiều cải tiến về mặt hiệu năng cho thiết bị di động. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là hiện nay số smartphone/tablet chạy Android Jelly Bean chỉ chiếm khoảng 38,9%, vẫn còn 500 triệu thiết bị vẫn đang chạy những phiên bản thấp hơnAndroid 4.x.
Người dùng những model Android cũ thường phải “sống chung” với cảm giác lag, giật kể cả với một số tác vụ cơ bản. Đó là lý do họ sẽ cần tới một số ứng dụng giúp tối ưu và tăng tốc cho máy Android. Trong khuôn khổ bài viết này, Genk xin giới thiệu tới bạn đọc một số chương trình và thủ thuật giúp thiết bị Android hoạt động nhanh chóng và mượt mà hơn.
1. Android Assistant
Android Assistant là một công cụ mạnh mẽ, toàn diện cho điện thoại Android với gần 20 tính năng giúp tối ưu hóa và quản lý hệ thống tốt hơn. Đây thực chất là một ứng dụng tổng hợp từ nhiều tiện ích nhỏ. Giao diện của nó được bố trí theo 3 tab chính gồm có: Monitor, Process, Tools.
Các tính năng chính của Android Assistant được liệt kê bao gồm: Xem tình trạng máy (CPU, Ram, Pin….); Quản lý ứng dụng đang chạy; Xóa bộ nhớ Cache; Làm sạch hệ thống (Lịch sử trình duyệt, lịch sử tìm trên market, Google…); Tùy chỉnh tiết kiệm pin (Tắt mở Bluetooth, Wi-Fi, GPS, tự động đồng bộ, xoay màn hình…); Quản lý file; Quản lý khởi động máy; Gỡ nhiều ứng dụng cùng lúc; Nhật ký sử dụng Pin; Điều chỉnh Volume; Các kiểu rung; Thời gian khởi động; Khởi động im lặng (Menu->Settings->Startup); Thông tin hệ thống; Cài nhiều ứng dụng 1 lượt; Sao lưu/ Phục hồi…
2. Greenify
Greenify có thể giúp bạn tăng hiệu suất và thời lượng pin bằng cách xác định các ứng dụng hay các tác vụ đang chạy nền và sử dụng tài nguyên hệ thống một cách lãng phí. Với Greenify, bạn có thể đặt chế đố cho các ứng dụng này “ngủ đông” khi không được sử dụng đến. Ngoài ra, Greenify cũng giúp người dùng nhận diện phần mềm độc hại và có thể loại bỏ nó.
3. Fast Reboot
Fast Reboot cũng giống nhiều chương trình quản lí ứng dụng nhưng bạn chỉ cần bấm duy nhất 1 lần là ứng dụng này sẽ đóng hoặc khởi động lại sạch sẽ các tiến trình đang chạy. Fast Reboot giúp giải phóng bộ nhớ bị chiếm dụng hao phí sau thời gian chạy cách ứng dụng khác và không đươc tắt triệt để, đồng thời giúp quản lý hệ thống dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian, rút ngắn những thao tác dư thừa cho người dùng. Thêm vào đó, bạn còn có thể lên lịch khởi động nhanh để điện thoại của mình có thể khởi động tự động vào một thời điểm nào đó trong ngày.
4. Watchdog
Sau khi khởi động, Watchdog sẽ chạy như một ứng dụng nền kiểm tra các ứng dụng khác đang chạy trên máy để xem ứng dụng nào sử dụng CPU quá mức cho phép (mức này do người dùng đặt ra, mặc định là 80%). Nếu phát hiện ứng dụng vượt quá mức đặt ra, Watchdog sẽ báo bạn biết và đưa ra lựa chọn tắt ứng dụng đó hoặc thêm vào danh sách Whitelist (danh sách các ứng dụng bạn đã tin tưởng, lần sau Watchdog sẽ không cảnh báo về nó nữa).
Watchdog không sử dụng nhiều tài nguyên CPU vì chỉ tự động kiểm tra độ sử dụng CPU của các ứng dụng mỗi 2 phút một lần, ngoài ra bạn có thể tùy chỉnh Watchdog kiểm tra theo thời gian thực liên tục thông báo tình trạng sử dụng CPU của các ứng dụng (điều này rất cần thiết mỗi khi tình trạng chậm máy hoặc tốn pin xảy ra và bạn muốn biết là do ứng dụng nào gây ra).
5. ROM Toolbox
Video đang HOT
ROM Toolbox là công cụ quản lý hệ thống toàn diện cho máy Android và là ứng dụng không thể thiếu cho Rooted User, được cộng đồng XDA phát triển phục vụ cho việc Cook rom.
Các tính năng chính của ROM Toolbox:
- Quản lý ROM: cài đặt ROM và các file zip, tạo nandroid backup, restore, wipe data, cache
- Quản lý ứng dụng: backup và restore hàng loạt ứng dụng, tự động backup khi cài đặt ứng dụng, tự động xóa backup khi gỡ bỏ ứng dụng, gửi backup đến gmail hoặc dropbox…
- Quản lý file: truy cập vào hệ thống, đổi permission, chỉnh sửa, chia sẻ file
- Chặn quảng cáo: có thể chặn quảng cáo, tùy chỉnh ip
- Cài font: có thể chọn danh sách hơn 150 loại font khác nhau
- Cài Boot Animation: hỗ trợ hơn 100 boot animation (hình khi khởi động), hỗ trợ xem trước
- Đổi biểu tượng pin: đổi biểu tượng pin trên thanh trạng thái
- Đổi logo khi khởi động
- Chỉnh xung nhịp CPU, xem thông tin CPU
- Chỉnh sửa file build.prop dễ dàng
- Tự động quản lý RAM
- Tăng tốc độ thẻ nhớ
6. CPU Tuner
CPU Tuner là ứng dụng tương tự như JuiceDefender, nhưng chỉ hoạt động trên các thiết bị Android đã được bẻ khóa. Nó giúp bạn điều chỉnh tốc độ CPU, kết nối cũng như đồng bộ dữ liệu để giúp bạn tăng thời lượng pin và hiệu năng của máy. Bạn có thể cấu hình ứng dụng để điều chỉnh các cài đặt bằng cách tạo ra các trigger dựa vào lượng pin và trạng thái của thiết bị. Bạn cũng có thể tự động điều chỉnh tốc độ CPU với các lựa chọn Performance (ưu tiên hiệu năng), Power Save (tiết kiệm pin), On Demand và Conservative (bảo toàn hệ thống).
7. Thủ thuật: Tắt các hiệu ứng Animation, không sử dụng hình nền động
Với những smartphone phổ thông, muốn có được giao diện đẹp đồng nghĩa với việc phải hao tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn. Do đó, để các smartphone Android chạy mượt mà hơn với cấu hình phần cứng thấp hoặc trung bình, cũng là mục đích giảm bớt gánh nặng xử lý cho CPU, tốt hơn hết bạn không nên sử dụng hình nền động (Live Wallpaper) đồng thời tắt các hiệu ứng động (Animation) khác trên màn hình như hiệu ứng menu động, mở khóa màn hình…
Đối với thao tác tắt các hiệu ứng động, nếu như thiết bị Android của bạn chạy phiên bản thấp hơn Android 4.0 Ice Cream Sandwich, hãy tắt tính năng này bằng cách chọn “Settings> Display> Animation” rồi chọn “No Animation”. Với những smartphone chạy phiên bản Android từ 4.0 trở lên, hãy vào mục “Settings> Developer options” rồi bỏ chọn ở mục “Animation” để tắt hết các hiệu ứng chuyển động của hệ điều hành.
8. Thủ thuật: Tắt bớt các widget ít sử dụng
Màn hình chính với các widget mang lại nhiều tiện ích cho bản thân người dùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều widget thì chúng sẽ khiến phần cứng của máy phải hoạt động liên tục làm chậm thiết bị, gây ra tình trang lag, giật và cũng hao pin hơn. Để gỡ các widget xuống, bạn hãy nhấn và giữ ngón tay lên widget đó cho đến khi phía trên hoặc dưới màn hình hiện ra biểu tượng giỏ rác, bạn kéo widget đó bỏ vào thùng rác là xong.
9. Thủ thuật: Hạn chế số màn hình chủ và thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ
Việc sử dụng 5 đến 7 màn hình chủ trên một thiết bị Android trung cấp có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động tổng thể và tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên của máy. Một lời khuyên ở đây là bạn chỉ nên hạn chế số lượng màn hình chủ sử dụng tối đa là 3.
Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên làm sạch bộ nhớ cache của máy cũng như dọn dẹp và kiểm tra bộ nhớ lưu trữ. Hãy xóa bớt hoặc chuyển những dữ liệu ít sử dụng vào máy tính hoặc dùng một dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây. Mặt khác, nếu bộ nhớ khả dụng không còn nhiều, bạn nên xem xét việc loại bỏ bớt các ứng dụng mình không sử dụng tới. Việc này sẽ giúp thiết bị cải thiện được tốc độ truy suất dữ liệu một cách đáng kể.
Theo VNE
Những nguy cơ tiềm tàng từ việc giả mạo tín hiệu GPS
Các tín hiệu GPS hiện nay hoàn toàn có thể bị giả mạo và dẫn tới nhiều nguy cơ về khủng bố.
Cách đây ít ngay, thế giới công nghệ xôn xao với một thông tin mà chúng ta thường ít thấy: một chiếc siêu du thuyền 80 triệu đô bị xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát hệ thống định vị GPS. Con thuyền xa xỉ bị đùa bỡn và lừa đi lòng vòng cả một quãng đường. Trong khi đó vị thuyền trưởng không hề biết rằng thông số trên hệ thống GPS của tàu là hoàn toàn sai lệch - bởi chẳng có hệ thống báo động nào thông báo cho ông điều này cả.
Nếu đây là một cuộc tấn công khủng bố thật, chiếc du thuyền và toàn bộ thuyền viên cũng như hành khách hẳn đã phải đối mặt với hậu quả khủng khiếp. May mắn cho họ, "thủ phạm" ở đây là một nhóm nghiên cứu đại học Texas, dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ Todd Humphrey, những người đang nghiên cứu khả năng phát sóng GPS giả mạo. Ngoài ra trước đó vị thuyền trưởng cũng đã "bật đèn xanh" cho nhóm nghiên cứu trong việc đánh lừa khả năng định hướng của mình, chỉ là chưa rõ họ sẽ làm như thế nào mà thôi. Vì vậy không có hậu quả hay xung đột nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng theo tiến sĩ Humphreys, phương pháp giả mạo này có thể là một hiểm họa tiềm ẩn khôn lường trong tương lai gần.
Chiếc du thuyền triệu đô bị hack GPS hôm đầu tuần.
"Có đến 90% số lượng tàu hàng trên biển và một phần rất lớn các phương tiện vận chuyển trên bầu trời định hướng dựa vào thông tin vị trí do hệ thống GPS cung cấp, chúng ta thực sự cần hiểu thêm về các phương pháp giả mạo loại tín hiệu này". Humphreys phát biểu "Ngay trước khi tiến hành thử nghiệm, chính chúng tôi cũng không thể ngờ rằng mọi việc lại có thể được tiến hành đơn giản như vậy. Quá trình đánh lừa phương tiện tàu thủy cao cấp này diễn ra khá nhanh và việc phát hiện ra sự tấn công là cực kì khó khăn".
Cơ chế hoạt động
Các tín hiệu GPS thông thường mà các thiết bị như smartphone, tablet của chúng ta sử dụng bắt nguồn từ hệ thống vệ tinh dày đặc xoay quanh Trái Đất do Mỹ quản lí. Nhưng điều này không có nghĩa là người ta không thể tạo tín hiệu GPS giả mạo ngay trên mặt đất. Thậm chí thiết bị phát tín hiệu giả mạo mà nhóm nghiên cứu của đại học Texas tạo ra còn có cái giá tương đối rẻ so với những gì mà nó làm được: $3000. Những "kẻ tấn công" sau đó cử 2 thành viên ngồi ngay trên mạn tàu của chiếc du thuyền mang tên White Rose, phát đi tín hiệu GPS giả mạo với cường độ mạnh hơn tín hiệu thật chỉ đôi chút.
Hệ thống định vị của tàu không mất nhiều thời gian để chấp nhận sự có mặt của luồng tín hiệu GPS giả mạo, và đây là lúc cuộc "tấn công" thực sự bắt đầu. Hai người chịu trách nhiệm điều khiển thiết bị sau đó điều chỉnh thông tin tín hiệu đôi chút để khiến hệ thống định vị này tưởng nhầm rằng tàu đang đi chệch hướng, trong khi thực tế thì nó đang đi đúng đường. Khi được thông báo về sự sai lệch trong hướng đi này, hiển nhiên vị thuyền trưởng sẽ phải ra lệnh điều chỉnh - rốt cuộc khiến tàu thực sự đi chệch đường đã định. Chỉ thao tác đơn giản như vậy là đã quá đủ để khiến những chiếc tàu đồ sộ gặp tai nạn hoặc chí ít là cũng hướng đến một địa điểm khác. Một thuyền viên cho biết "Con tàu đã xoay vài độ và chúng tôi đều hơi cảm nhận được điều đó, nhưng trên các biểu đồ và bản đồ, thông tin hiện ra lại là con tàu vẫn đang đi thẳng".
Thuyền trưởng Andrew Schofield và Todd Humphreys, 1 chuyên gia về GPS tại trường đại học Texas đang thử nghiệm khả năng giả mạo sóng GPS trên con thuyền 80 triệu USD hôm đầu tuần.
Dĩ nhiên, về cốt lõi phương pháp này không cho phép những kẻ tấn công thực sự chiếm quyền điều khiển thiết bị - mà cụ thể ở đây là các phương tiện di chuyển. Chúng chỉ đơn giản cung cấp thông tin vị trí và hướng di chuyển sai lệch cho hệ thống định vị, hoặc trong những trường hợp của thiết bị cá nhân là đưa thông tin sai lệch trực tiếp cho người dùng. Với những người dùng hay chỉ huy có kinh nghiệm và không bị phụ thuộc hoàn toàn vào GPS, dĩ nhiên họ có thể có những cách khác để nhận ra rằng mình đang bị lừa.
"Thử nghiệm này cũng có thể được ứng dụng trên các bị bán tự động, ví dụ như rất nhiều loại máy bay đời mới hiện nay hoạt động phụ thuộc vào hệ thống lái tự động". Humphreys cho biết "Chúng tôi đang ngày đêm làm việc để nhanh chóng tìm ra phương pháp phòng chống hiệu quả hơn".
Giả mạo tín hiệu và gây nhiễu tín hiệu GPS
Ta cũng cần phân biệt việc giả mạo tín hiệu GPS với việc phá hoại tín hiệu. Thiết bị phát sóng giả mạo như của nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Humphreys có mục đích đánh lừa các hệ thống định vị, còn các máy phát sóng gây nhiễu tín hiệu GPS lại có khả năng làm tê liệt hoàn toàn các hệ thống này. Chúng thường được dùng để nhắm đến các hệ thống lớn như của nhà cung cấp dịch vụ di động, hệ thống điều khiển không lưu hoặc hệ thống cấp cứu của đô thị.
Theo như trang Economist, một số chuyên gia nghi ngờ rằng một tài xế xe tải đã thành công trong việc tránh tai mắt từ hệ thống theo dõi xe nơi anh/chị này làm việc bằng cách gây nhiễu hệ thống của công ty London Stock Exchange khoảng 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra vào 2009, một tài xế khác từng tình cờ gây tê liệt hệ thống định vị của sân bay Newark - New Jersey.
Bởi khả năng gây hậu quả hết sức nghiêm trọng, Uỷ Ban Truyền Thông liên bang của Mỹ đã nghiêm cấm việc sử dụng các thiết bị gây nhiễu tín hiệu GPS từ 2011. Hiện tại bất kỳ hành vi sử dụng, buôn bán, tàng trữ, chế tạo... nào trên các thiết bị này đều bị đặt ngoài vòng pháp luật. Và dĩ nhiên, điều này vẫn chẳng thể hoàn toàn ngăn chặn được sự tồn tại của chúng trên chợ đen. Số phận của các thiết bị giả mạo tín hiệu GPS có lẽ cũng sẽ hoàn toàn tương tự, bị cấm - nhưng vẫn tồn tại.Cũng là lí do tại sao chúng ta cần nghiên cứu các biện pháp phòng chống ngay từ bây giờ.
Các tiền lệ
Theo như trang tin Ars Technica "Đã từng có những vụ việc trong đó các xe chở hàng giá trị bị cướp trong tình trạng tín hiệu GPS và điện thoại bị tê liệt". Thời gian để các thiết bị giả mạo tín hiệu GPS đi từ phòng thí nghiệm ra ngoài đời thực quả thật không còn lâu nữa.
Vào năm 2011, một kĩ sư Iran cũng từng phát biểu biết trên Christian Science Monitor rằng chính phủ Iran đã phá hủy thành công một máy bay không người lái tối mật của Mỹ bằng cách giả mạo tín hiệu GPS, hay như cách gọi của anh này là "đột kích điện tử". Tuy nhiên nhiều chuyên gia nghi ngại về tính xác thực của thông tin này, họ cho rằng hệ thống tín hiệu định vị được mã hóa cẩn thận của quân đội khó bị đánh lừa hơn các hệ thống dân dụng rất nhiều. Năm ngoái, cũng chính nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Humphreys đã từng đánh lừa thành công một máy bay không người lái dân dụng.
Biện pháp phòng tránh
Để đề phòng các mối lo về giả mạo dữ liệu, hiển nhiên người ta sẽ nghĩ ngay đến việc mã hóa - nhưng giải pháp này rất tiếc là hoàn toàn không khả thi. Chính tính "mở" của tín hiệu GPS dân dụng là lí do khiến những người dùng bình dân có khả năng tiếp cận hệ thống đáng lẽ vốn được phát triển cho quân đội Mỹ này. Cơ chế không mã hóa là một trong những lí do quan trọng khiến chúng ta có thể sử dụng tín hiệu GPS trên xe hay điện thoại dân dụng của mình.
Theo như các nhà nghiên cứu tại đại học Oklahoma, có hai hướng giải quyết chính cho vấn đề này. Một là tăng cường độ tín hiệu của hệ thống GPS dân dụng, khiến cho tín hiệu từ các thiết bị phát sóng giả mạo khó được chấp nhận vào các hệ thống định vị hơn. Tuy nhiên cách này cũng sẽ rất khó thực hiện, đòi hỏi nhiều kinh phí và phụ thuộc nhiều vào chính phủ Mỹ. Một giải pháp khác thực tế hơn là phát triển một "thuật toán chống tín hiệu giả mạo" ngay bên trong các thiết bị sử dụng tín hiệu GPS, để ít nhất có thể thông báo cho người dùng biết thiết bị của họ đang gặp phải tín hiệu GPS giả.
Chính phủ các nước trên thế giới cũng đã bắt đầu triển khai các biện pháp đối phó với vấn nạn mới này. Sau nhiều lần bị Triều Tiên phá hoại hệ thống GPS, chính phủ Hàn Quốc hồi tháng 4 vừa rồi đã tuyên bố triển khai hệ thống tháp eLoran (enhanced long-range navigation - tạm dịch: gia cố định vị tầm xa), hoạt động trên mặt đất và phát sóng có cường độ mạnh hơn nhiều so với GPS. Chính phủ Anh cũng đang rục rịch lên kế hoạch cho một hệ thống tương tự.
Kết
Tạm thời, những người dùng bình dân chưa phải lo lắng quá nhiều về hiểm họa giả mạo tín hiệu GPS, ngay cả nếu bạn là người thường xuyên sử dụng máy bay hay các du thuyền cỡ lớn. Những vụ đánh lừa thành công lớn hiện nay đều mới chỉ được thực hiện bởi giới nghiên cứu từ các trường đại học danh tiếng, không phải giới tội phạm. Tuy nhiên theo tiến sĩ Humphreys, ít nhất chúng ta nên biết đến sự tồn tại của mối hiểm họa này, nhất là với tốc độ phát triển của công nghệ ngày nay.
Theo VNE
Lumia 625 - Windows Phone lớn nhất của Nokia lộ diện Dù chỉ ở phân khúc tầm trung, Lumia 625 lại sở hữu màn hình rộng tới 4,7 inch, lớn hơn cả các model cao cấp như Lumia 920, 925 hay 1020. Chưa ra mắt, nhưng ảnh chính thức và cấu hình của Lumia 625 đã xuất hiện đầy đủ trên mạng. Đây là chiếc Windows Phone hứa hẹn được Nokia trình làng chiều...