Các phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát
Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý nguyên nhân. Bạn sẽ phải vừa kiểm soát huyết áp, vừa chữa bệnh lý nguyên nhân để tăng hiệu quả điều trị và giảm biến chứng.
Phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát sẽ bao gồm 2 việc. Đó là kiểm soát huyết áp và điều trị bệnh lý nguyên nhân. Khi bệnh lý nguyên nhân gây ra tăng huyết áp được điều trị thì huyết áp của bạn có thể giảm hoặc trở lại bình thường.
1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát sẽ kéo dài chừng nào bệnh lý nguyên nhân còn chưa được giải quyết. Do đó, để có hi vọng điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát, điều kiện tiên quyết là chữa khỏi bệnh lý nguyên nhân. Nói theo cách khác, phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát sẽ phụ thuộc vào bệnh lý nguyên nhân bạn mắc là gì. Chẳng hạn như:
- Khi tăng huyết áp thứ phát do khối u hoặc bất thường mạch máu, phẫu thuật có thể được khuyến nghị. Tuy nhiên, quyết định làm phẫu thuật thường được xem xét dựa trên độ tuổi và sức khỏe chung của bệnh nhân. Đối với một số bệnh nhân, thuốc chống tăng huyết áp có thể là một lựa chọn an toàn hơn so với phẫu thuật.
- Thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát do mất cân bằng nội tiết tố.
- Nếu tăng huyết áp thứ phát do tác dụng phụ của thuốc thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn ngưng hoặc đổi thuốc.
Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát sẽ phụ thuộc vào bệnh lý nguyên nhân bạn mắc là gì. (Ảnh Internet)
2. Điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát bằng cách tuân thủ liệu pháp hạ huyết áp
Trong quá trình chờ đợi điều trị bệnh lý nguyên nhân, bạn vẫn cần kiểm soát huyết áp của mình. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do các bộ phận bị tổn thương vì huyết áp tăng cao và kéo dài. Chẳng hạn như biến chứng tim mạch, suy thận, xuất huyết võng mạc, đột quỵ,… Giữ huyết áp ổn định cũng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh lý nguyên nhân diễn ra thuận lợi hơn.
Giống với tăng huyết áp nguyên phát, phương pháp hạ huyết áp để điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát thường được áp dụng là dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống.
2.1. Dùng thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát
Có hàng trăm loại thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe và bệnh lý nguyên nhân để chỉ định loại thuốc thích hợp. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất:
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc giúp cơ thể bạn thải nước và muối dư thừa qua nước tiểu. Điều này sẽ giúp giảm huyết áp và có thể giúp tim bạn bơm máu dễ dàng hơn.
Video đang HOT
- Thuốc chẹn calci: Hoạt động bằng cách làm chậm sự di chuyển của canxi vào các tế bào của tim và thành mạch máu, giúp tim dễ dàng bơm và mở rộng mạch máu.
- Chất gây ức chế men chuyển ACE: Thuốc làm mở rộng hoặc giãn mạch máu để cải thiện lượng máu bơm vào tim và giảm huyết áp.
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: Có tác dụng tương tự như thuốc ức chế men chuyển điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát, nhưng hoạt động theo cơ chế khác.
- Thuốc chẹn beta: Thuốc ngăn chặn các tác động của hệ thần kinh giao cảm đối với tim từ đó giúp hạ huyết áp.
Tất nhiên, những loại thuốc này đều có thể gây ra một số tác dụng phụ mà bạn có thể tìm thấy trong Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc hạ huyết áp.
Lựa chọn thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh và bệnh lý nguyên nhân. (Ảnh Internet)
2.2. Thay đổi lối sống
Một lối sống lành mạnh sẽ giữ cho tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định hơn. Đây có thể được coi là liệu pháp điều trị bệnh tăng huyết áp thứ phát tại nhà. Thay đổi lối sống bao gồm:
- Ăn thực phẩm lành mạnh. Ăn ít muối và chất béo bão hòa. Tăng cường trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tăng cường hoạt động thể chất.
- Hạn chế rượu bia.
- Không hút thuốc.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng và áp lực.
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có gì đáng chú ý?
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và bệnh lý nguyên nhân gây cao huyết áp.
1. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát cơ bản
Giống như tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát thường không có dấu hiệu cụ thể, ngay cả khi huyết áp của bạn đã đạt mức cao nguy hiểm. Nếu có thì các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng rất mơ hồ, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Chẳng hạn như:
- Các cơn hoa mắt, chóng mặt khởi phát đột ngột.
- Đổ mồ hôi bất thường.
- Luôn cảm thấy bất an, bồn chồn, lo lắng.
- Mất ngủ, khó ngủ.
- Các mạch máu chịu áp lực lớn và giãn ra khiến mặt đỏ bừng.
- Trong trường hợp huyết áp tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát có thể khiến các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ ra. Điều này được biểu hiện bởi việc xuất hiện các đốm máu bên trong mắt.
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, thì triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể là: Đau đầu dữ dội, đau sau gáy, ra máu cam, ý thức mơ hồ, tầm nhìn có vấn đề, khó thở, tức ngực, đi tiểu ra máu,....
Xuất hiện các đốm máu trong mắt có thể là một triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. (Ảnh Internet)
2. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát đặc trưng
Cao huyết áp thứ phát rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số ca bệnh huyết áp cao. Đa số các bệnh nhân đều thuộc trường hợp cao huyết áp nguyên phát. Nhưng nếu bạn đã được chẩn đoán bị cao huyết áp và có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây. Bác sĩ có cơ sở để nghi ngờ bạn bị cao huyết áp thứ phát:
- Bạn bị huyết áp cao nhưng không đáp ứng với thuốc hạ huyết áp.
- Các thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp của bạn trước đây thì giờ không còn tác dụng.
- Khó kiểm soát huyết áp cao nếu chỉ sử dụng 1 hoặc 2 loại thuốc.
- Huyết áp của bạn rất cao cũng có thể là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. Thường huyết áp tâm thu trên 180mmHg và huyết áp tâm trương trên 120mmHg.
- Bệnh khởi phát đột ngột trước 30 tuổi hoặc sau 55 tuổi.
- Gia đình của bạn không có tiền sử bị cao huyết áp.
- Bạn không bị thừa cân, béo phì.
Bị huyết áp cao khi còn quá trẻ có thể là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát. (Ảnh Internet)
3. Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát dựa theo bệnh lý nguyên nhân
Cao huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng lên do chịu ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Do vậy, ngoài các dấu hiệu cơ bản và đặc trưng, triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát còn đi kèm theo các triệu chứng của bệnh lý nguyên nhân.
Dưới đây là triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát dựa theo các bệnh lý nguyên nhân phổ biến nhất:
- Triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát do các vấn đề về tuyến giáp: Mệt mỏi, suy nhược, tăng cân hoặc giảm cân, không chịu được nóng hoặc lạnh.
- Cường tuyến cận giáp: Cực kỳ mệt mỏi, đi tiểu nhiều, táo bón và sỏi thận.
- Hội chứng Conn hoặc chứng cường aldosteron nguyên phát: Suy nhược do lượng kali trong cơ thể thấp.
- U tủy thượng thận: Đổ mồ hôi, tăng tần số hoặc nhịp tim, nhức đầu, lo lắng.
- Hội chứng Cushing: Tăng cân, suy nhược, mọc lông bất thường trên cơ thể hoặc mất kinh (ở phụ nữ), các vết màu tím trên da bụng.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Mệt mỏi quá mức, buồn ngủ vào ban ngày, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ.
Dựa vào các triệu chứng bệnh tăng huyết áp thứ phát này. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, siêu âm thận, chụp cắt lớp tuyến thượng thận, chụp động mạch, kiểm tra chức năng tuyến giáp,.... Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp thứ phát.
Nhận biết tác dụng phụ một số nhóm thuốc hạ huyết áp thường dùng Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị tăng huyết áp được dùng rất phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hạ huyết áp thì ngoài những ưu điểm như hạ áp nhanh, hiệu quả,... người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tác dụng phụ khác nhau. Trong các phương pháp điều trị tăng huyết áp, sử dụng...