Các phi tần chốn hậu cung thời nhà Thanh
Phụ nữ trong hậu cung nhà Thanh rất coi trọng làm đẹp nhưng bị hạn chế vận động, do đó cơ thể hay ốm yếu bệnh tật.
Theo People, chốn thâm cung như một chiếc lồng chim lớn, trong đó phạm vi hoạt động của các phi tần bị giới hạn rất nhiều. Họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn, không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh. Vì vậy, họ thường làm bạn với thuốc thang để bồi bổ sức khỏe.
Việc cưỡi lừa để đi lại rất hiếm gặp đối với phụ nữ trong hậu cung triều Thanh (1616-1912).
“Đẹp” trở thành một trong những điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của phi tần nhà Thanh. Họ không chỉ chú trọng vẻ đẹp dung nhan mà còn chăm chút tới vẻ đẹp trang phục.
Mỗi ngày họ đều dành nhiều thời gian để rửa mặt bằng nước ấm, đắp mặt nạ, dùng phấn Dương Châu, son Tô Châu và nước hoa hồng tự chế để làm đẹp. Họ cũng rất chăm chút sức khỏe răng miệng, dùng cao đánh răng bằng thuốc đông y, cũng như bàn chải đánh răng.
Video đang HOT
Cuộc sống nhàn hạ nhưng sự cô đơn giống như thuốc độc. Phụ nữ trong cung thường lấy việc hút thuốc, đánh bài, thêu thùa để giết thời gian.
Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải cô gái nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.
Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8.
Việc chụp ảnh cùng với người ngoại quốc cũng chỉ phụ nữ địa vị cao trong cung mới có cơ hội.
Nữ giới hậu cung nhà Thanh được tuyển chọn từ “Kỳ nữ” thuộc Bát Kỳ Mãn Châu – Mông Cổ – Hán Tộc (một chế độ quân sự đặc biệt thời Mãn Thanh) để duy trì huyết thống nội bộ, đồng thời bảo đảm luôn có đủ “tú nữ” cho hoàng đế. Kỳ nữ từ 13 đến 17 tuổi, chưa kết hôn đều phải ứng tuyển.
Bộ Hộ (có chức năng như Bộ Tài chính) sẽ lưu danh sách những cô gái được tuyển chọn làm tú nữ để hoàng đế tuyển chọn phi tần sau này hoặc ép gả cho hoàng tử, hoàng thân. Khi hoàng đế tới tuổi thành hôn, các tú nữ này sẽ được rà soát lại để chọn làm hoàng hậu và phi tần.
Hải Yến
Ảnh: People
Theo VNE
Tá hỏa phát hiện thớt băm rau là bảng gỗ... thời nhà Thanh
Từ lâu, lão nông Zhaoxing sống tại huyện Đạt Châu (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã sử dụng tấm bảng gỗ này như một chiếc thớt băm rau mà không hề hay biết rằng có thể nó đã tồn tại từ thời nhà Thanh.
Hàng xóm nhà lão nông Zhangxing tò mò xem tấm bảng gỗ.
Theo đó, một người dân sống tại huyện Đạt Châu (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã tình cờ nhìn thấy tấm bảng gỗ này được phơi trong sân nhà lão nông Zhaoxing và được gia chủ sử dụng để băm rau. Sau khi đọc những dòng chữ khắc trên chiếc thớt, người này mới tá hỏa phát hiện đây không phải một tấm bảng gỗ bình thường.
Tấm bảng gỗ dài 2,5m và rộng 0,8m. Trên bảng có khắc một vài dòng chữ tiếng Trung và có không ít... vết dao băm.
Theo trang News163, gia đình lão nông Zhangxing từng phải phá ngôi nhà cổ của mình để phục vụ công trình xây đường ray xe lửa . Khi đó, vì không biết vứt tấm bảng gỗ đi đâu nên họ đã dùng nó để băm rau cho gia súc.
Một nguồn tin cho biết có thể đây là một tấm bảng gỗ thuộc sở hữu của Zhang Bilu - một quan huyện rất có địa vị dưới thời nhà Thanh (1644-1911) và là tổ tiên của dòng họ gia đình lão nông Zhangxing.
Nguồn gốc xuất xứ thực sự của chiếc bảng gỗ này hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ.
Theo tienphong
Té ngửa loại thuốc kích dục cướp mạng hoàng đế Ung Chính Cái chết của Ung Chính vẫn tồn tại nhiều giả thiết, nhưng sự thật ông đã chết vì nhiễm độc nặng do quá lạm dụng linh đơn trường sinh bất tử. Thanh Thế Tông, Ung Chính là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến 1735. Trong suốt thời gian 13 năm...