Các phi đội trực thăng tấn công khủng của Mỹ sẽ dần “mất việc”?
Ngày 2-5, Hải quân Mỹ đã thành lập phi đội đầu tiên gồm cả trực thăng có người lái và không người lái, giữa lúc đang có cuộc tranh cãi về việc quân đội nước này sử dụng ngày càng nhiều máy bay không người lái tham chiến.
Theo đó, Quân đội Mỹ đã khôi phục phi đội Trực thăng tấn công hàng hải số 35, còn được gọi là “những nhà ảo thuật”, đã hoạt động trong 19 năm trước khi ngừng hoạt động vào năm 1992.
Phi đội mới này “chỉ ra tương lai của lực lượng không quân của hải quân”, Phó Đô đốc David H. Buss, tư lệnh lực lượng không quân của hải quân, cho biết trong buổi lễ được tổ chức tại căn cứ Không quân Hải quân North Island ở Coronado, gần San Diego.
Theo kế hoạch, phi đội mới này sẽ được biên chế 8 máy bay trực thăng có người lái và 10 trực thăng không người lái Fire Scout MQ-8B, loại trực thăng theo dõi các mục tiêu và cuối cùng sẽ tấn công tiêu diệt chúng, Trung tá Christopher S. Hewlett, tư lệnh phi đội, cho biết.
UAV trinh sát – tấn công MQ-8B “Fire Scout” có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau
Video đang HOT
Phi đội này sẽ vận hành trực thăng không người lái Fire Scout từ các tàu chiến tuần duyên mới của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương trong khoảng 1 năm.
Các tàu cao tốc mới này, có thể hoạt động tại các vùng biển nông và đi vào những khu vực mà ít tàu có thể hoạt động, sẽ được tăng cường sức mạnh đáng kể bởi phi đội này, ông Buss nói, đồng thời gọi việc biên chế các máy bay trực thăng có người lái và không người lái trong một phi đội là “sự kết hợp hoàn hảo”.
Trực thăng không người lái Fire Scout, do Tập đoàn Northrop Grumman chế tạo, sẽ vận hành tự động từ các tàu chiến và có thể bay qua các khu vực nguy hiểm và cho phép các thủy thủ trên boong tàu quan sát được những gì đang diễn ra trong thời gian thực.
Các máy bay có người lái Mỹ sẽ “mất việc” trong tương lai?
UAV trinh sát – tấn công MQ-8B “Fire Scout”, được mệnh danh là “Lính trinh sát hỏa lực”, có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau như: tên lửa không đối đất hạng nhẹ dẫn đường bằng laser Hellfire, tên lửa Hydra hay bom siêu nhỏ điều khiển chính xác bằng hệ thống định vị GPS Viper Strike…
Hải quân Mỹ là quân chủng cuối cùng chính thức tích hợp công nghệ máy bay không người lái vào các hoạt động tác chiến. Trước đó, Lục quân và Không quân đã thành lập các phi đội máy bay không người lái.
Theo ANTD
Na Uy chi tới 10,5 tỷ USD mua phi đội 52 chiếc F-35
Ngày 26-4, chính phủ Na Uy tuyên bố nước này sẽ nhận 6 chiếc máy bay chiến đấu F-35 JSF đầu tiên vào năm 2017 và mỗi năm sẽ nhận số lượng tương tự cho đến năm 2024, để đến thời điểm này họ sẽ nhận đủ phi đội 52 chiếc máy bay.
Cùng ngày, chính phủ Na Uy đã gửi một yêu cầu chính thức lên Quốc hội về kế hoạch mua 6 chiếc F-35 được chuyển giao vào năm 2017, đồng thời cũng đã phác thảo kế hoạch mua sắm quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay của nước này.
Kế hoạch này đã đẩy nhanh thời gian dự kiến tiếp nhận ban đầu lên 1 năm nhưng kéo dài thời gian bàn giao toàn bộ lô hàng đến năm 2024.
Tổng chi phí cho 6 chiếc ban đầu này được đệ trình lên quốc hội là 12,9 tỷ curon Na Uy (2,18 tỷ USD), bao gồm cả chi phí huấn luyện, mô hình bay và các phụ kiện khác.
Tổng chi phí mua 52 chiếc máy bay F-35 ước tính khoảng 62,6 tỷ curon (10,5 tỷ USD), bao gồm cả 4 chiếc F-35 sẽ được bàn giao trong năm 2015 và 2016 để phục vụ mục đích huấn luyện.
Khi công bố kế hoạch này, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Anne-Grete Strom-Erichsen cho rằng, chính phủ đã "kết luận một cách thuyết phục rằng F-35 là máy bay chiến đấu duy nhất đáp ứng được các yêu cầu tác chiến tương lai của chúng tôi. Ngày hôm nay, việc này tiếp tục đúng và chúng tôi không để lãng phí thời gian. Máy bay chiến đấu F-16 của chúng tôi vẫn nằm trong số các máy bay chiến đấu cùng loại có khả năng nhất, nhưng chúng cũng là một trong những máy bay già cỗi nhất trên thế giới".
Na Uy gần đây đã nhận được cam kết từ Ban giám đốc Điều hành Chương trình JSF, về việc tích hợp tên lửa tấn công chung (Joint Strike Missile-JSM) do Kongsberg phát triển vào phiên bản Block 4 của máy bay chiến đấu này.
"Điều này rất quan trọng. Chúng tôi cần JSM để đáp ứng yêu cầu tác chiến mới", ông Strom-Erichsen cho biết.
Theo ANTD
T-50 được trang bị đồng loạt cho quân đội vào năm 2016 Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga sẽ đi vào phục vụ cho các lực lượng vũ trang của nước này từ năm 2016, mà không phải là năm 2015 như đã được công bố trước đó, Tổng thống Vladimir Putin cho biết. "Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 sẽ đi vào sản xuất hàng loạt...