Các phe phái Libya nhất trí bắt đầu tiến trình đề cử chức vụ chủ chốt
Tiến trình đề cử vào những chức vụ chủ chốt trong các thể chế quan trọng của Libya sẽ được bắt đầu từ ngày 26/1. Đại diện của các phe phái đối lập ở Libya đã nhất trí như trên sau vòng đàm phán mới tại Maroc, nhằm chấm dứt gần một thập kỷ xung đột.
Trưởng phái đoàn đại diện quân sự của Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được quốc tế ủng hộ Ahmed Ali Abushahma (phải) và trưởng phái đoàn đại diện của lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) A. Amhimmid Mohamed Alamami (trái) tại cuộc đàm phán ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 23/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố chung công bố ngày 23/1, các phe phái đối lập ở Libya cho biết tiến trình này sẽ kéo dài đến ngày 2/2, nhằm nhanh chóng bổ nhiệm một số chức vụ quan trọng để thúc đẩy phối hợp với cơ quan hành pháp lâm thời sắp được bầu vào tuần tới tại Genenva (Thụy Sĩ).
Tuyên bố cho biết, các chức vụ sẽ được đề cử bao gồm những người đứng đầu ngân hàng trung ương, ủy ban bầu cử, ủy ban chống tham nhũng, tòa án tối cao và cơ quan kiểm soát hành chính cũng như tổng công tố. Các phe phái cũng nhất trí thành lập các nhóm làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến tiến trình đề cử , vốn là điểm mẫu thuẫn giữa hai chính quyền đối địch tại Libya.
Đây là vòng đàm phán mới nhất giữa các bên kể từ sau vài cuộc đối thoại về Libya hồi tháng 9/2020 cũng tại Maroc.
Trong các cuộc đàm phán riêng rẽ ở Geneva hồi đầu tuần này, các đại diện của Libya đã bỏ phiếu thông qua cơ chế chọn một cơ quan hành pháp lâm thời để điều hành đất nước cho đến cuộc bỏ phiếu tháng 12/2021.
Trước đó, ngày 20/1, các đặc phái viên của Libya tham dự cuộc đàm phán do LHQ hậu thuẫn tại Ai Cập cũng nhất trí tổ chức trưng cầu dân ý về Hiến pháp trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra ngày 24/12/2021.
Sau khi rơi vào cuộc nội chiến phức tạp kể từ năm 2011, tại Libya hình thành hai lực lượng chính gồm Chinh phu Đoan kêt Dân tôc (GNA) được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ và LHQ công nhận, trong khi lưc lương tư xưng Quân đôi Quôc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar được sự hậu thuẫn của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và Nga. Ngay 23/10/2020, tại Geneva (Thụy Sĩ), đai diên cua GNA va LNA đa ký thỏa thuận ngừng bắn lâu dai dươi sư trung gian bao trơ cua LHQ. Tiêp sau đo, trong cuôc hop cua LPDF tai Tunisia hôi thang 11/2020, đại diện cho các tổ chức chính trị và xã hội tại Libya đã bỏ phiếu về cơ chế lựa chọn cơ quan hành pháp thống nhất và nhất trí tổ chức tổng tuyển cử tại Libya vào ngày 24/12/2021.
Giải cứu khoảng 120 người di cư ở ngoài khơi Địa Trung Hải
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 21/1, tàu cứu hộ SOS Địa Trung Hải mang tên Ocean Vikinga đã giải cứu khoảng 120 người di cư trái phép ở ngoài khơi Libya.
Người di cư được cứu trên Địa Trung Hải. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo bà Sophie Beau, Giám đốc một tổ chức phi chính phủ (NGO), những người di cư được giải cứu khi đang đi trên một chiếc ca nô quá tải ở cách bờ biển Libya khoảng 66 km. Họ đã được đưa lên tàu Ocean Vikinga an toàn vào cuối buổi sáng ngày 21/1. Trong số những người này có nhiều phụ nữ và trẻ em, bao gồm cả một trẻ sơ sinh mới được hơn một tháng tuổi.
Trước đó, hôm 19/1 đã xảy ra một vụ đắm thuyền di cư trái phép ở ngoài khơi Libya khiến ít nhất 43 người thiệt mạng. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong năm ngoái đã có hơn 1.200 di cư thiệt mạng ở vùng biển Địa Trung Hải.
Hàng chục người di cư thiệt mạng do đắm tàu ngoài khơi Libya Tổ chức Di cư quốc tế và Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) cho biết ngày 19/1, ít nhất 43 người di cư tới từ Trung Phi đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu ở ngoài khơi Libya. Người di cư và tị nạn được lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha giải cứu ngoài khơi Libya ngày...