Các “ông lớn thời trang” sục sôi với World Cup 2018
World Cup 2018 cũng chính là thời điểm chạy đua của những tên tuổi lớn trong ngành thời trang như Nike, Adidas, Louis Vuitton, Umbro, Fred Perry…
Không khí World Cup đang bao trùm lên toàn thế giới, khiến ai ai cũng hồi hộp ngóng trong. Chỉ còn vài ngày nữa, những tin đồ bóng đá sẽ bắt đầu ăn, ngủ, hít thở cùng World Cup. Cùng lúc này cũng chính là thời điểm tuyệt vời để các thương hiệu thời trang đình đám đưa ra loạt sản phẩm thu hút và chiều lòng những cổ động viên. Sau đây là một vài thương hiệu tên tuổi sẽ cho ra mắt các BST World Cup 2018.
Adidas Heritage World Cup Collection
Khi nhắc đến thương hiệu thể thao, không thể nào thiếu vắng bóng của Adidas. Năm nay, Adidas đã cho ra mắt BST Adidas Heritage World Cup một lần nữa để chào mừng World Cup 2018. Màu áo chính từ các đội tuyển như : Tây Ban Nha, Nha, Đức, Bỉ, Argentina,… lấy cảm hứng từ chiếc áo huyền thoại của cầu thủ bóng đá Nga Oleg Protasov hay đội trưởng Đức Lothar Matthaus. Đây là BST gợi lại những ký ức đáng nhớ của mùa World Cup cũ và cũng là bài ca đón chào mùa giải mới.
Nam hay nữ cổ động viên đều có thể diện.
Nike X Off-white : “Football, Mon Amour”
Bên cạnh Adidas là một thương hiệu thể thao đình đám không hề kém cạnh là Nike. Trong mùa WC 2018 này, Nike và ông trùm Off-White tới đây sẽ cho ra mắt BST đón mừng World Cup 2018 mang tên “Football, Mon Amour” (Bóng đá,tình yêu của tôi). Trong số những món đồ của phiên bản đặc biệt này, quả bóng Magia Match Ball chính là “trái tim” của BST.
Cận cảnh quá bóng Nike x Off-White “Football, Mon Amour”, tận dụng tính tương phản của hai sắc màu trắng và đen, cố tình tạo hiệu ứng phai màu theo thời gian như logo thương hiệu tạo nét chấm phá thu hút.
Đôi găng có thiết kế mang đầy màu sắc hoài cổ.
Video đang HOT
Một số mẫu giày sneaker cho lần cộng tác đồng hành cùng World Cup 2018.
Louis Vuitton
Năm 2018 đánh dấu lần thứ 3 liên tiếp nhà Louis Vuitton đồng hành cùng World Cup 2018. Trong hai kỳ World Cup trước, chiếc cúp FIFA danh giá được đựng trong chiếc hộp mang chất liệu canvas với họa tiết monogram đặc trưng của thương hiệu Louis Vuitton.
Năm nay, đội vô địch World Cup 2018 sẽ được sở hữu cúp vô địch cùng hộp đựng được làm bằng chất liệu titanium có họa tiết monogram được khắc laser tinh xảo.
Louis Vuitton cũng đồng thời mang đến bộ sưu tập những sản phẩm túi xách, phụ kiện với số lượng giới hạn nhân dịp World Cup 2018 với thiết kế lấy cảm hứng từ chính những trái bóng. Những thiết kế túi xách, ba lô và phụ kiện của Louis Vuitton được thiết kế mô phỏng theo hình dạng trái bóng.
Umbro Project Summer 2018
Là công ty con của Nike, Umbro cũng không hề đứng ngoài cuộc chơi mùa bóng đá World Cup lần này. BST Project Summer 2018 với trang phục bóng đá với chất liệu vải mỏng nhẹ và màu sắc tượng trưng cho các đội thi đấu, điểm đặc biệt của Umbro là những đường kẻ sọc đậm nhất Anh Quốc – quê hương của thương hiệu thời trang này.
Fred Perry
Được thành lập từ năm 1952, Fred Perry là một hãng lâu năm của Anh. Trong mùa World Cup lần này, thương hiệu Fred Perry mang đến những chiếc áo polo lịch lãm để các quý ông có thể thoải mái mặc đi xem đá bóng và trò chuyện.
10 mẫu áo của Fred Perry với 10 màu sắc và logo của 10 đội tuyển khác nhau.
Với những thương hiệu trên, các cổ động viên World Cup 2018 có thể lựa chọn cho mình những mẫu ưng ý nhất để say mê cùng ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Theo Danviet
Nhiều bạn trẻ Việt khiến người xung quanh giật mình vì áo in chữ thô tục
Vì đâu mà giới trẻ lại thích thú những chiếc áo phông in chữ thô thiển?
Áo phông in chữ ra đời từ lâu được nâng cấp giá trị thẩm mỹ nhờ những thương hiệu lớn
Nguồn gốc áo phông in chữ
Áo phông in chữ hay còn được gọi là slogan tee không hề xa lạ với các tín đồ thời trang, dù chưa có con số chính xác về năm ra đời, nhưng không khó để khẳng định khởi nguồn chính xác của chúng là từ phong cách Grunge trong những năm 60s, dưới danh nghĩa là một trào lưu nho nhỏ của những tay rocker hầm hố. Cũng như nhiều xu hướng khác, slogan tee không trụ được bao lâu, nhanh chóng mai một và dập tắt. Bởi, những chiếc áo in chữ chỉ được coi như thú vui tiêu khiển của giới trẻ, không được đề cao về giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật.
Thế nhưng, xét về phương diện truyền tải thông điệp, slogan tee chính là phương pháp hữu hiệu nhất. Hầu hết các thông điệp đều ngắn gọn, xúc tích, mang tính khẳng định cao tới cá tính của mỗi chủ thể diện item này.
Với các thương hiệu thời trang có phong cách khỏe khoắn, mang tính ứng dụng cao thì việc thể hiện slogan tee càng dễ dàng hơn. Nhất là những chiếc áo phông trơn của Nike, H&M, Zara... trở thành phương tiện để các tín đồ thời trang thoải mái khoe cá tính với những slogan tee mà họ tự nghĩ ra bằng cách in chúng lên áo. Nói một cách khác, chính là chiêu thức "bình cũ rượu mới", sự cộng hưởng ấy tạo nên một làn sóng, trỗi dậy những chiếc áo slogan tee một cách đầy ngoạn mục. Bởi, cả 2 "ông lớn" của làng mốt là Gucci và Dior cùng nhập cuộc tạo ra những chiếc áo phông in chữ, "phủ sóng" khắp mọi đường phố trên thế giới nhờ các tín đồ thời trang.
Áo slogan tee - sự trở lại đẩy đẳng cấp
Áo in chữ thô tục - Con sâu bỏ rầu nồi canh
Trong khi các thương hiệu ra sức làm mới những chiếc áo phông in chữ bằng slogan tee mang thông điệp về nữ quyền hay bình đẳng giới, thì một bộ phận nhỏ lại sử dụng chiêu thức "gây chú ý" bằng các câu nói thô tục.
"Tất nhiên, khi mới ra đời, có thể những chiếc áo in chữ thô tục tạo được ấn tượng hay mang dấu ấn cá nhân. Sự sáng tạo là ghi nhận nhưng phải có chừng mực, điểm dừng. Ngoài cách in chữ lên áo của hãng thì một số tín đồ tự mua áo thu trơn với giá rẻ rồi mang ra xưởng in chữ. Đó là 2 cách thông dụng nhất mà bạn có thể sở hữu một áo phông in chữ cộp mác cá tính riêng. Tuy nhiên, cách bạn chơi áo thể hiện đẳng cấp của bạn. Ví dụ, áo bạn mua của hãng, phom dáng nhìn là khác liền, tiếp theo là chất liệu, thứ 3 và quan trọng nhất là chữ in không phai... ngược lại, áo phông tự in ở xưởng dù có cái hay riêng nhưng về độ bền thì thua xa áo hãng" - Fashionisto Sony Le chia sẻ.
Fashionisto Sony Le và chiếc áo thun của Fear Of God có giá 500 USD (khoảng hơn 10 triệu đồng). Anh là tín đồ của áo phông in chữ, nhưng áo in chữ thô tục thì không!
Stylist Kelbin Lei từng bị diện áo thun in chữ thô tục xuất hiện trên thảm đỏ thời trang
Phải chăng chiếc áo phông trơn không họa tiết quá nhàm chán nên hội chị em thích diện áo in chữ cho ngầu
Anh nói thêm, những chiếc áo in chữ thô tục vì xấu, vì không có tính sáng tạo nên tuổi thọ cực ngắn, nhanh chóng bị bài trừ. Bởi, bên cạnh những người thích gây chú ý thì có hẳn một cộng đồng những tín đồ thời trang văn minh. Nếu các thương hiệu lớn không cổ xúy thì những chiếc áo in chữ thô tục nhanh chóng bị dập tắt và lãng quên nhanh.
Với giá hiện tại, khoảng 400 ngàn đồng bạn có thể mua được một chiếc áo phông trơn và giá in dao động từ 15 - 35 ngàn đồng tùy vào số lượng màu cho một vị trí in.
Tín đồ thời trang nói gì về áo in chữ thô tục
"Diện áo phông in chữ thô tục ngủ ở nhà là chất nhất, không mặc tới những nơi công cộng là được. Còn những bạn muốn "chơi trội" hãy mặc nó tới những nơi mà không ai biết bạn là ai hoặc trong hội bạn thân để nếu bị tẩy chay hay ném đá thì còn có đường rút lui nhanh. Tôi không khuyến khích các bạn trẻ mặc áo với chữ in thô tục, tất nhiên là sáng tạo nhưng còn rất nhiều câu nói hay và ý nghĩa hơn để bạn lựa chọn" - một tín đồ thời trang chia sẻ.
"Tôi vẫn trung thành với những chiếc áo hãng in chữ có sẵn, cách tôi ủng hộ những chiếc áo có nội dung tích cực cũng là góp phần bài trừ áo thun in chữ thô tục" - Sony Le khẳng định.
Bị bạn bè trêu chọc chính là phản ứng đầu tiên của cô gái mua áo thun in chữ thô tục, cô gái nói thêm vì khi mua nhìn nhầm thành chữ "sexy" (gợi cảm) nên mới mua mặc. Áo thun thì thường dễ kết hợp đồ, lại là item tạo cảm giác thoải mái cho người mặc nhất là trong mùa hè.
Có những tín đồ thời trang không quan tâm nhiều tới nội dung slogan mà họ chỉ thích vì nó mang lại cảm giác thoải mái
Chọn áo phông in chữ thô tục có khi là ngẫu nhiên có khi là cố tình
Slogan bạn chọn còn in chữ cứ để nhà xưởng lo.
Theo Danviet
Những điều không phải ai cũng biết về thương hiệu Nike Nike là một trong những thương hiệu giày và trang phục thể thao hàng đầu thế giới được thành lập vào năm 1964. Bill Bowerman và học trò là Phil Knight đã thành lập Blue Ribbon Sport (BRS) vào năm 1964, hoạt động với vai trò phân phối giày của thương hiệu Onitsuka của Nhật Bản. Đến năm 1971 khi Onitsuka và Bill...