Các ‘ông lớn’ sẽ không dám mạnh tay với Nga?
Ván cờ này ai thắng ai thua chưa thể nói, nhưng với “cây gậy năng lượng” trong tay Nga , dường như Mỹ và EU sẽ chẳng thể mạnh tay như đã tuyên bố.
Dù cho những diễn biến xung quanh cuộc khủng hoảng Crưm đã khiến quan hệ phương Tây Nga sứt mẻ, giữa đôi bên vẫn hiển nhiên tồn tại một mối liên hệ khó có thể dứt khoát cắt đứt, đó chính là vấn đề năng lượng. Không thể “nhắm mắt làm ngơ” và buộc phải thể hiện lập trường cứng rắn, song “an ninh năng lượng” sẽ khiến các nước phương Tây phải “bẻ lái” chính sách và các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Chính sách năng lượng “không Nga”
Nếm trải hai lần lao đao khi Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt vào năm 2006, 2008 và nhất là cho đến thời điểm này, bài học EU thấm thía nhất chính là phải nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào “người hàng xóm khổng lồ” Moscow. Ngoảnh mặt với Nga, EU có hai biện pháp để giải cơn khát năng lượng.
Lựa chọn đầu tiên là đa dạng hóa nguồn cung. Đối với “đối tác gần gũi và thân cận nhất” của mình, Mỹ chắc chắn sẽ có những giải pháp hỗ trợ thích hợp cho EU trong vấn đề năng lượng. Điều này đã được Tổng thống Mỹ Obama khẳng định trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – EU tại Brussels hôm 26/3. Để giúp đồng minh nới lỏng “đòn xiết năng lượng” từ phía Nga, Mỹ sẽ tăng lượng xuất khẩu khí đá phiến và khí tự nhiên hóa lỏng với giá thấp cho châu Âu, đặc biệt là Ukraina.
Mặc dù vậy, EU cũng không thể dựa dẫm quá nhiều vào Mỹ. Theo đúng tiến độ, sẽ mất ít nhất 2 năm nữa cơ sở hạ tầng dẫn khí đốt từ Mỹ vào châu Âu mới có thể hoàn thành. Trong thời gian đó, châu Âu vẫn phải xoay sở “tự cứu” mình. Ngoài ra, EU cần giữ một vị thế độc lập tương đối để tránh đẩy thế “thượng phong” về phía người Mỹ trên bàn đàm phán Hiệp định thương mại và đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
EU cũng có thể quay sang tiếp cận các nguồn cung năng lượng khác, như từ các nước Trung Đông hoặc Trung Á. Với trữ lượng khí đốt và dầu mỏ lớn (chỉ riêng Iran có trữ lượng khí đốt khoảng 1187 tỷ mét khối, đứng thứ hai thế giới sau Nga), lại có vị trí địa lý gần gũi, thuận lợi, hai khu vực này chính là đối tác thay thế tiềm năng nhất của EU.
Video đang HOT
EU đã có kết nối đường ống dẫn dầu dù khá hạn chế với Algeria, Libya, Azerbaijan, Turkmenistan,… và cũng đang nhắm đến những nhà xuất khẩu dầu mới như đảo Síp hay Israel. Điều này có nghĩa là sắp tới EU sẽ tập trung tăng cường đầu tư và hợp tác với những nước này để nâng tầm hệ thống dẫn dầu, phục vụ cho việc tăng sản lượng nhập khẩu.
Hướng thứ hai, các nước châu Âu cần “tự lực cánh sinh” bằng cách phát triển những nguồn năng lượng thay thế, năng lượng tái tạo. Về lý thuyết, EU khuyến khích các nước tự khai thác và sử dụng kết hợp nhiều nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt,…
Tuy nhiên, khi triển khai thực tế, những chính sách này vẫn còn một số hạn chế liên quan đến hiệu quả sử dụng, giá thành hoặc các vấn đề kỹ thuật, môi trường,… Đơn cử như Chương trình cải cách năng lượng (Energiewende) của Đức hiện đang bị bế tắc do không dung hòa được mục tiêu sử dụng nguồn năng lượng xanh, sạch và chi phí kinh tế.
Về lâu về dài, có thể nói đây là những hướng đi phù hợp, cần thiết để EU thoát khỏi phụ thuộc vào Moscow. Tuy vậy, do sẽ còn phải tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện, các biện pháp trên khó có thể dùng như biện pháp ứng phó hữu hiệu cho EU trong cuộc chiến năng lượng với “ông trùm” Nga.
Trừng phạt lẫn nhau sẽ khiến “lưỡng bại câu thương” ?
Với sự phụ thuộc vào nguồn dầu và khí đốt “lâu đời” từ Nga, rõ ràng những biện pháp trừng phạt và trả đũa của các “ông lớn” chẳng thể mạnh tay nếu muốn tồn tại qua những mùa đông khắc nghiệt. Đơn giản bởi khi các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu kí những hợp đồng khí đốt giá trị hàng triệu đô-la với Nga thông qua các thỏa thuận song phương, các nước này cũng đã “ngây thơ” trao cho Moscow một trọng lượng nhất định trong thị trường năng lượng.
Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của EU với mức nhập khẩu khoảng 30% cùng các nhiên liệu rắn bao gồm cả than cứng với mức 26 %. Đó là lý do Mỹ hay EU tiến hành trừng phạt kinh tế hay cấm vận đối với Nga đều không phải là một quyết định sáng suốt.
Về phía Nga, hành động này không những cắt đi nguồn cung dầu lớn nhất cho khu vực trên mà còn khiến nước này mất đi những thị trường khí đốt truyền thống. Đây thực sự không phải là điều mà Nga mong muốn.
Chính vì thế vào ngày 29/3 vừa qua, tổng thống Putin đã có một cuộc điện đàm cho tổng thống Obama nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao trước tình hình căng thẳng leo thang tại bán đảo Crưm. Hai vị tổng thống cũng đã đồng ý rằng các nhà ngoại giao hàng đầu của mình sẽ gặp nhau để thảo luận các bước tiếp theo. Theo Tổng thống Obama, điều này chỉ có thể khi Nga rút quân khỏi bán đảo Crưm và không có bất kì hành vi nào ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina.
Bên cạnh đó, Đức đã phản đối tuyên bố áp đặt lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ quốc phòng sang Nga của Mỹ vào ngày 28/3. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng sau những biện pháp hiện có đã đủ kiềm chế Nga nên việc trừng phạt thêm là không cần thiết.
Các chuyên gia kinh tế của Đức cho rằng việc trừng phạt kinh tế mà EU có thể áp đặt đối với Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Đức. Đặc biệt khi Đức là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại EU cùng với các nước thành viên như Lithuania, Latvia, Estonia, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Bulgaria, Phần Lan hiện đang chia sẻ khí đốt của Nga hơn 90%.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng tuyên bố nước này phản đối Liên minh châu Âu (EU) áp đặt một vòng trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới hành động can thiệp của Moscow tại Ukraina.
Trước đó, tại cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở Hà Lan, các ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tuyên bố không ủng hộ việc phương Tây gia tăng sức ép với Nga sau khi Crưm sáp nhập vào nước này.
Có thể thấy không cần đợi tới lúc Mỹ hết trừng phạt, các nước trong liên minh EU đã lên tiếng phản đối. Hiện Nga đã “giảm” được áp lực bị cấm vận hay gia tăng trừng phạt, dù cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt có thể chưa được thực hiện ngay. Ván cờ này có lẽ ai thắng ai thua chưa thể nói, nhưng với “cây gậy năng lượng” trong tay Nga, dường như Mỹ và EU sẽ chẳng thể mạnh tay như những gì mình đã tuyên bố.
Theo_VietNamNet
Máy bay chiến đấu Nga - NATO gằm ghè nhau ở Latvia
Các máy bay chiến đấu của NATO bảo vệ vùng trời Baltic đã nhận lệnh cất cánh vào hôm 21-2, để xác định những máy bay quân sự đã bay dọc ranh giới vùng lãnh hải Latvia.
Những máy bay này đã bay trên vùng biển trung lập dọc biên giới Latvia, nhưng không thông báo trước kế hoạch, liên lạc cũng không được thiết lập. Các máy bay quân sự NATO đã xác định được 5 chiến đấu cơ Nga, gồm một máy bay vận tải An-12, 2 chiếc cường kích Su-24 và hai tiêm kích đa năng Su-27.
Trang Twitter của Lực lượng vũ trang quốc gia Latvia còn cho biết, không phận các nước Baltic do NATO bảo vệ. Trong trường hợp này, máy bay chiến đấu của không quân Hoa Kỳ đã đảm nhiệm nhiệm vụ bay lên giám sát các máy bay chiến đấu Nga.
Các vụ giám sát lẫn nhau giữa máy bay Nga và NATO thường xuyên diễn ra, đặc biệt là từ phía NATO.
Ngày 23-10-2013, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 2 chiếc máy bay chiến đấu F-16 ngăn chặn một máy bay trinh sát Ilyushin Il-20 của Nga trên không phận quốc tế ở biển Đen, khi chiếc máy bay này bị phát hiện đang bay song song với bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Hai máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã giám sát chiếc máy bay trinh sát của Nga cho đến khi nó rời khỏi khu vực này và bay về biên giới Bulgaria.
Máy bay chiến đấu Su-27 Nga tham gia diễn tập Vigilant Eagle 2011
Đến ngày 28-10-2013, 2 tiêm kích F-16 của NATO đã cất cánh từ căn cứ Bodo để theo dõi hai chiếc Tu-160 của Nga, khi chúng thực hiện chuyến bay từ Nga đến thăm Venezuela. Các máy bay này đã theo đuôi máy bay ném bom Nga khi chúng bay gần không phận Na Uy.
Ngược lại, Nga cũng điều động các máy bay chiến đấu đến các khu vực nhạy cảm để giám sát các hoạt động của không quân NATO. Một đơn vị máy bay chiến đấu của Nga đã được triển khai tại Belarus vào cuối năm 2013 để đối phó với các chuyến bay tuần tra chiến đấu của NATO tại các quốc gia Baltic láng giềng.
Các máy bay chiến đấu Su-27SM3 của Nga đã được triển khai tại căn cứ không quân tại Lida, một thành phố có gần 100.000 dân ở miền tây bắc Belarus, giáp với biên giới Ba Lan và Litva. Căn cứ không quân này là một yếu tố quan trọng trong "Hệ thống phòng thủ chiến lược của Nhà nước liên minh Nga-Belarus".
Theo NT
An ninh thủ đô
Latvia gia nhập Eurozone Ngày 1.1.2014, Latvia chính thức trở thành thành viên thứ 18 của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), theo AFP. Người dân Latvia bắt đầu dùng đồng euro từ ngày 1.1 - Ảnh: AFP Với màn pháo hoa chào đón năm mới 2014, người dân Latvia đã đưa tiễn đồng lats (LVL) vào dĩ vãng, nhường chỗ cho đồng euro. Ngay sau...