Các ‘ông lớn’ dược phẩm Mỹ chi tới 263 triệu USD ngăn quốc hội giảm giá thuốc
Hạ giá thuốc kê đơn là một trong những ưu tiên cấp thiết nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tuy nhiên, ngành dược phẩm đang chi rất nhiều tiền để ngăn cản điều đó.
Theo CBSNews, ngày 2/11, đảng Dân chủ thông báo đã đạt được thỏa thuận giảm giá thuốc chữa bệnh đang quá cao, qua đó giải quyết được một vấn đề gây nhiều tranh cãi tại các cuộc thảo luận của quốc hội về mở rộng mạng lưới an sinh xã hội. Thỏa thuận trên mở đường cho Chính phủ Mỹ đàm phán về giá một số loại thuốc kê đơn từ năm 2023, đồng thời cho phép giảm giá những loại thuốc tăng giá nhanh hơn lạm phát.
Video đang HOT
Thỏa thuận trên sẽ giới hạn số tiền mà người bệnh phải chi trả mua thuốc ở mức 2.000 USD/năm và các cuộc đàm phán của chính phủ về giá thuốc bắt đầu với 10 loại thuốc. Thỏa thuận này sẽ chấm dứt tình trạng giá thuốc chữa bệnh ở Mỹ quá đắt, ví dụ insulin cho bệnh nhân tiểu đường sẽ giảm từ 600 USD xuống còn 35 USD/tháng.
Trong khi đó, theo OpenSecrets, tổ chức theo dõi vấn đề tiền bạc trong chính trị, cho biết từ đầu năm tới nay, ngành dược phẩm đã chi gần 263 triệu USD và thuê ba nhà vận động hành lang để vận động mọi thành viên quốc hội. Hàng triệu USD trong số tiền này đã được chi dưới dạng quyên góp cho các chiến dịch tranh cử.
Sheila Krumholz, Giám đốc điều hành OpenSecrets, nói: “Họ thực sự có nguồn lực bất tận để chi nhằm định hình kết quả của quá trình xây dựng luật”.
Đầu năm nay, nghị sĩ Dân chủ Scott Peters đã phát động biểu tình bên ngoài văn phòng của mình ở San Diego khi ông phản đối kế hoạch giảm giá thuốc cho người cao tuổi. OpenSecrets cho biết ông Peters đã nhận gần 130.000 USD từ ngành dược năm nay.
Khoảng 100.000 USD đã được quyên góp cho thượng nghị sĩ Dân chủ Kyrsten Sinema năm nay. Thượng nghị sĩ Robert Menendez của đảng Dân chủ cũng nhận gần 80.000 USD năm 2021.
Cả ba nghị sĩ Dân chủ này đều ca ngợi thỏa thuận mới về giá thuốc, nói rằng sẽ giúp chương trình Medicare tiết kiệm hàng tỷ đô la khi giải quyết các lỗ hổng. Các nghị sĩ Dân chủ cấp tiến cũng ca ngợi thỏa thuận, nhưng nói rằng các công ty dược lớn đã có ảnh hưởng tới quá trình làm luật.
AstraZeneca thâu tóm hãng dược Caelum trong thương vụ 500 triệu USD
Công ty dược phẩm AstraZeneca ngày 29/9 cho biết sẽ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn công ty công nghệ sinh học Caelum Biosciences trong một thỏa thuận có trị giá lên đến 500 triệu USD.
Văn phòng công ty dược phẩm AstraZeneca tại Cheshire, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Thương vụ này thể hiện rõ nét hơn nữa trọng tâm của AstraZeneca vào các loại thuốc chữa các bệnh hiếm gặp, sau khi công ty này đã mua lại hãng dược Alexion Pharmaceuticals của Mỹ với giá 39 tỷ USD trong năm nay. Caelum sẽ trở thành một phần trong Alexion.
Việc thâu tóm Caelum Biosciences sẽ giúp AstraZeneca tiếp cận một loạt thuốc chữa bệnh hiếm gặp khác có nhiều tiềm năng sinh lời. Loại thuốc này đang ở cuối giai đoạn thử nghiệm và đã đủ điều kiện để được các cơ quản lý của Mỹ đánh giá.
Loại thuốc trên của Caelum được nhắm việc chữa trị bệnh thoái hóa tinh bột chuỗi nhẹ (AL amyloidosis), một bệnh hiếm gặp đe dọa tính mạng của bệnh nhân vì căn bệnh phá hủy tim và thận. Theo ước tính, hiện đã có 20.000 người ở sáu nước phương Tây mắc căn bệnh này.
Kể từ khi AstraZeneca mua lại Alexion, các loại thuốc chữa bệnh hiếm gặp đã đem lại cho công ty này nhiều may rủi đan xen. Trong khi quá trình thử nghiệm một loạt thuốc chữa bệnh Wilson - một loại bệnh rối loạn gien do di truyền khiến cho cơ thể không thải trừ được lượng đồng dư thừa, dẫn đến tình trạng đồng bị tích lại trong các mô cơ thể - đã đem lại những kết quả đầy hứa hẹn, thì AstraZeneca đã phải ngừng thử nghiệm thuốc chữa bệnh xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis) sau khi loại thuốc này không cho thấy công hiệu.
TP Hồ Chí Minh: Cho phép bán thức ăn mang đi khi đảm bảo quy định phòng dịch Tối 8/9, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản số 2994/UBND-ĐT về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; đáng chú ý, có quy định cho phép kéo dài giấy đi đường đến hết ngày 15/9 và cho phép bán đồ ăn mang đi khi đảm bảo quy...