‘Các ông đổ lỗi cho chính quyền nhiều quá!’
Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.
Một đất nước nhất định phải giàu mạnh
Gần đây Chuyện tử tế đang được nhắc đến nhiều, giống như một cụm từ nóng. Sự tử tế, vấn đề tử tế cách đây ba mươi năm so với bây giờ có những chuyển đổi thế nào?
Thường những phim tài liệu làm ra chỉ được chiếu vài lần rồi xếp kho, nhưng tương tự như Hà Nội trong mắt ai, phim Chuyện tử tế trở nên nổi tiếng và được chiếu đi chiếu lại nhiều lần. Nhưng Chuyện tử tế không nổi tiếng vì được xem xét kỹ, mà vì đề tài và vấn đề được đặt ra trong đó đã chạm vào dây thần kinh của xã hội.
Trong một bộ phim làm theo đơn đặt hàng của người Nhật: Có một làng quê, kể về Phù Lãng, một ngôi làng có nghề làm đất nung. Nghề cổ, làng nghèo, nhưng tình người thì lúc nào cũng chứa chan. Cha thương con, vợ thương chồng, em thương anh, dì ghẻ thương con chồng..
Đại tướng Võ Nguyên GIáp (trái) trong một lần trao đổi với đạo diễn Trần Văn Thủy về phim Hà Nội trong mắt aivà Chuyện tử tếẢnh tư liệuMô tả
Khi nhận phim, tôi vẫn hoàn toàn không hiểu người Nhật muốn gì, cần gì khi tài trợ cho tôi. Tôi chỉ đơn giản làm theo những gì tôi cảm nhận và chia sẻ.
Đến ngày ra mắt bộ phim tại Nhật, một người có trách nhiệm và uy tín của nhà sản xuất Nhật đứng ra phát biểu: “Bộ phim này nên có một tên khác: Chuyện cổ tích thời hiện đại” Tôi bắt đầu hiểu người Nhật muốn gì.
Sau này họ cũng giải thích: bộ phim này cần cho nước Nhật. Cách đây không lâu lắm, người Nhật cũng từng tốt với nhau như thế. Nhưng có một quy luật nghiệt ngã: đời sống vật chất giàu lên, lòng tốt lại nghèo đi. Đó là một vấn đề đang diễn ra trong xã hội Nhật, và người Nhật cần những bộ phim như thế.
Tôi cũng rút ra kết luận cho riêng mình: một dân tộc, một đất nước nhất định phải phát triển, phải giàu mạnh; không thể nghèo vì nghèo đi với hèn; nhưng điều cốt tử không phải ở sự phát triển vật chất mà là hồn cốt của dân tộc đó.
Chúng ta vốn có và tự hào về tinh thần dân tộc, về sự tử tế. Bao câu ca dao ‘giấy rách còn giữ lấy lề’ ‘thương người như thể thương thân’.. chúng ta thuộc đó. Giờ nhìn những cảnh hôi của, cướp bia.. ta không thể nào không cho rằng, sự tử tế nên được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng đất nước.
Những vụ bảo mẫu đánh trẻ, bệnh viện sai phạm, bác sĩ ném xác, thầy trò đánh lẫn nhau.. những người cầm quyền nhất định phải lên tiếng, phải tỏ thái độ, không thể im lặng như thế. Giống như người làm chủ một gia đình, gia đình anh có vấn đề gì, anh phải chịu trách nhiệm điều chỉnh và thể hiện thái độ đúng đắn.
Những vinh quang trong quá khứ sẽ chẳng còn ý nghĩa gì, nếu người dân không có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay và ngày mai.
Video đang HOT
Đạo diễn Trần Văn Thủy. Ảnh Hoàng Hường
Nhân dân nào, chính phủ ấy
Bộ phim Chuyện tử tế đã được làm cách đây vài thập kỷ. Trong những dịp gần đây, chủ đề sự tử tế lại được mổ xẻ xới xáo. Bên cạnh sự ra đời của cuốn sách Chuyện nghề của Thủy, ông có cho rằng chính những vấn đề xã hội nhức nhối vừa đề cập khiến người ta phải nhìn nhận kỹ lưỡng hơn? Qua trải nghiệm của ông, quan điểm đạo đức và yêu cầu có thay đổi theo thời đại?
Khi nhìn vào bức tranh đạo đức xã hội bây giờ, chúng ta sẽ bi quan. Người ngoài nhìn vào cũng sẽ ngỡ ngàng. Khi người ta đi du lịch, tham quan; họ sẽ tìm đến nơi nào mà họ có thể chiêm nghiệm, chia sẻ. Ở xã hội Việt Nam bây giờ, sự đổ vỡ và băng hoại đang diễn ra hàng ngày…thì sự tử tế, như ông cha ta nói: “nhân chi sơ tính bản thiện” “giấy rách giữ lấy lề” … càng cần phải chú trọng, mổ xẻ. Vai trò của trí thức, truyền thông, giáo dục vô cùng quan trọng.
Tôi cũng vỡ ra được nhiều điều, sau những dằn vặt trăn trở trong cả cuộc đời: Tôi nhớ mãi khi phim Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế được chiếu trở lại. Trong buổi tiệc mừng, một nhà báo Pháp nâng ly chúc mừng tôi và ông ta nói một câu buộc tôi phải suy tư mãi: “Công bằng mà nói, người Việt Nam các ông đổ lỗi cho chính quyền nhiều quá. Người Pháp chúng tôi có một câu: nhân dân nào, chính phủ đó!”
Khi nghe ông ta nói vậy, tôi giật mình và buộc phải ôn lại những trải nghiệm trong suốt cuộc đời mình, đất nước mình, đặc biệt từ đầu thế kỷ 20, khi các đấng tiên liệt như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng .. đều có một điểm chung: điều các cụ trăn trở nhất là dân trí. Dân trí, hiểu theo nghĩa rộng là kiến thức, văn hóa, đạo đức.
Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%. Ngay việc chúng ta chấp nhận những tiêu cực, chấp nhận hiện thực như vậy, chung sống với nó và vô cảm với mọi nỗi đau và các điều xấu xung quanh ta, thì đó là lỗi của ta.
Trên truyền hình, không mấy khi ta được nghe những người có chức vụ phát biểu về các vấn đề đạo đức, tương thân tương ái, cư xử giữa người với người… Họ chủ yếu nói về kinh tế, phát triển.
Tôi cho rằng để có một xã hội tốt đẹp, xứng đáng với truyền thống và vong linh những người đã ngã xuống bảo vệ và xây dựng đất nước này, cần phải có sự hợp tác thật chân thành và nghiêm túc giữa người dân và những người cầm quyền để giải đáp những câu hỏi: tại sao lại có bảo mẫu đánh trẻ man rợ như vậy? Tại sao có người đi tù oan cả thập kỷ?…
Vấn đề quan trọng khác, theo tôi, là tôn giáo. Con người ta luôn cần một niềm tin làm bệ đỡ tinh thần, để hướng thiện và suy tư. Các lãnh đạo thế giới đã nhận ra điều này. Sự xuất hiện của các linh mục, giám mục, tu sĩ.. trong các sự kiện chính trị lớn đã thể hiện điều này.
Một thời chúng ta vô thần vô thánh, tôi cũng thế, nhưng sau nhiều sự kiện, tôi buộc phải cho rằng, con người phải có một đức tin để răn đe mình trước ham muốn xấu; hướng mình đến khát vọng tốt. Nếu ta chối bỏ tôn giáo sẽ là điều thiệt thòi rất lớn, vì đơn giản: không có một tôn giáo nào hướng con người đến việc xấu, điều ác cả.
Thêm nữa, chúng ta phải thay đổi triết lý giáo dục: con người phải là mục đích chứ không phải phương tiện. Chừng nào con người vẫn là phương tiện của chủ nghĩa này khác là hỏng.
Chúng ta chỉ đi thẳng tới mục tiêu chúng ta đặt ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh! Thế là đủ để chúng ta tập hợp được rất nhiều người ở khắp trong và ngoài nước.
Tôi xin trích lời bình phim Chuyện tử tế: “Không có lòng tin thì con người không thể sống với con người được. Con người đã từ lòng tin thần thánh, lòng tin tôn giáo mà đến lòng tin có chứng cứ. Tin vào những cái đích thật! Lòng tin vốn tự nhiên và mãnh liệt! Lòng tin vốn không thể vay mượn, áp đặt hoặc tước đoạt! Mất lòng tin là mất tất cả!”
Những điều tôi – Trần Văn Thủy – đã viết cách đây 30 năm!
Hoàng Hường(Thực hiện)
Theo VNN
Nhát dao oan nghiệt và ngã rẽ cuộc đời của 6 đứa trẻ
Sau lời khích bác, hai gã đàn ông lao vào quyết ăn thua đủ với nhau. Hậu quả, kẻ chết, người vào tù. Sau phiên tòa là 6 đứa trẻ ngơ ngác không biết tương lai mình sẽ đi về đâu.
Sáng ngày 12/3, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Lê Văn Ngọ (SN 1979, trú tại Diễn Vạn, Diễn Châu, Nghệ An) can tội giết người.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Nghệ An, khoảng 20h ngày 24/9/2013, sau khi đi uống rượu, giữa Ngọ và vợ là Bùi Thị Bích xảy ra mâu thuẫn về việc dọn cơm ăn. Bực tức, Ngọ mang xe của mình đường ra đốt. Hốt hoảng, chị Bích chạy sang nhà anh trai chồng nhờ giúp đỡ nhưng người anh không có nhà. Thấy cháy, chị Phạm Thị Nga (chị dâu Ngọ) ra lấy gàu múc nước dập lửa thì bị Ngọ đuổi về.
Lê Văn Ngọ trước vành móng ngựa.
Khoảng 21h, anh Trần Văn Thủy (hàng xóm sát vách nhà Ngọ) đi làm về thấy xe máy cháy trước cổng nhà Ngọ nên hỏi. Ngọ bảo "tao đốt". Thủy bảo: "Nhà có 2 cái xe đưa ra mà đốt luôn đi, răng lại đốt 1 cái". Hai bên cãi cọ và thách thức đánh nhau. Anh Thủy chạy về nhà mình tìm hung khí nhưng không có nên chạy sang nhà chị Nga. Mặc dù được chị Nga van xin nhưng Thủy vẫn chạy vào lấy một chiếc thuổng, một ống tuýp chạy ra.
Thấy anh Thủy cầm hung khí chạy sang đánh mình, Ngọ chạy vào nhà. Anh Thủy dùng thuổng đánh Ngọ bị thương ở đầu và gãy tay. Do bị đánh, Ngọ chạy vào nhà lấy dao đuổi đâm anh Thủy. Quá trình ẩu đả giữa 2 bên khiến anh Thủy ngã xuống, Ngọ cầm dao lao vào đâm nhiều nhát vào người hàng xóm. Được đưa đi cấp cứu nhưng anh Thủy tử vong do bị thủng phổi.
Sinh ra ở làng quê chuyên sản xuất muối, gia đình lại đông anh em nên Lê Văn Ngọ chỉ học lớp 1 rồi ở nhà. Tuổi thơ của Ngọ là những ngày phơi mình dưới nắng bỏng rát để làm muối. Rồi Ngọ lấy vợ, sinh con.
Cứ tưởng gã sẽ yên phận với cuộc sống của một diêm dân nhưng thỉnh thoảng, trong cơn nóng giận, gã cũng gây sự với người khác, như một cách để giải tỏa những bức bối trong cuộc sống nghèo túng. Năm 2012, Lê Văn Ngọ bị UBND xã Diễn Vạn xử phạt hành chính về hành vi gây thương tích. Sau khi sự việc xảy ra, chị Bích cố gắng xoay xở được 7 triệu đồng mang sang hương khói cho nạn nhân.
Chị Nguyễn Thị Nhung - vợ nạn nhân Trần Văn Thủy cùng các con tới tham dự phiên tòa.
Trong khi đó, gia cảnh nạn nhân Trần Văn Thủy cũng chẳng khấm khá hơn khhi sinh một lèo 4 đứa con, đứa đầu học lớp 4, đứa út đang chập chững biết đi. Cùng chung cảnh nghèo, lại sát vách nhau nên hai gia đình thường xuyên qua lại, giúp đỡ nhau những khi tắt lửa tối đèn.
Có mặt tại phiên tòa, chị Nguyễn Thị Nhung dẫn theo 4 đứa con. Thằng bé út cứ oằn người ra khỏi tay mẹ khiến chị chật vật mới giữ nó ngồi yên trong lòng mình. Khuôn mặt người đàn bà với gánh nặng cơm áo cho 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn đè nặng trên vai đầy vẻ cam chịu và khổ đau.
Trước vành móng ngựa, Lê Văn Ngọ thành khẩn khai báo mọi hành vi phạm tội của mình. Ngọ cho rằng, vì anh Thủy cầm thuổng ném vào phía mình nên mới chạy vào nhà tìm dao chứ trong thật tâm không có ý định tước đoạt mạng sống của người hàng xóm.
Nhận thấy trong vụ việc này, anh Trần Văn Thủy cũng phải chịu một phần trách nhiệm về hành động cũng như lời nói của mình. Tuy nhiên, hành động tước đoạt mạng sống của người khác đối với Lê Văn Ngọ cũng cần phải được trừng trị một cách thích đáng.
Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Lê Văn Ngọ 9 năm tù giam, buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 72 triệu đồng. Ngoài ra, bị cáo có trách nhiệm cấp dưỡng một tháng 300 nghìn đồng/cháu cho 4 con của anh Trần Văn Thủy đến khi các cháu trưởng thành.
Lê Văn Ngọ được dẫn giải ra khỏi phiên tòa.
Phiên tòa kết thúc, Lê Văn Ngọ được đưa ra xe đặc chủng để về trại tạm giam. Chị Bích - vợ Ngọ cố gắng chen qua dòng người để đứng gần chồng hơn. Chị cố gắng nói với chồng điều gì đó nhưng tiếng chị lọt thỏm giữa những tiếng ồn ào của hàng trăm người dân xã Diễn Vạn đến tham dự phiên tòa.
"Hơn 70 triệu, chị biết lấy mô ra mà đền bù cho người ta bây giờ. Nhà có mỗi nghề muối, coi như đánh bạc với trời, đến cái ăn cái mặc còn phải chạy từng bữa. Không khéo 2 đứa con chị cũng phải chịu cảnh thất học như cha nó thôi...", chị nói với tôi mà như nói với chính mình rồi tất tả chạy lại chỗ đám đông đang vây quanh xe đặc chủng cố dặn dò chồng điều gì đó.
Phía trong tòa án, chị Nhung và 4 đứa con đang vây quanh anh thư ký tòa án để hỏi cho rõ một số vấn đề còn thắc mắc. Sau khi được giải đáp và hướng dẫn cách làm đơn kháng cáo, chị bế thằng bé con trên tay thất thểu đi ra, 3 đứa lít nhít bám theo mẹ.
"Trước giờ kinh tế trong nhà một mình anh lo liệu cả. Giờ mấy chục triệu tiền bồi thường cũng không biết bao giờ mới có khi nhà người ta cũng nghèo như mình. Hai vai 4 đứa con trứng gà trứng vịt như ri không biết mình tui có kham nổi không?".
Tôi mường tượng ra cái cảnh những đứa trẻ lũn cũn đầu đội nón mê giang mình giữa nắng trên cánh đồng muối bỏng rát. Không còn cha, liệu hạt muối có giúp các em cõng ước mơ con chữ?
Theo Dân trí
Người đàn bà "hủi" thành tỉ phú Chúng tôi trở lại Thái Bình vào một ngày mưa rét. Tìm ra được nhà của "nhân vật" thì trời cũng vừa sập tối. Và chị Hằng tỉ phú bây giờ Những hình ảnh về chị trong bộ phim tài liệu Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy được công chúng biết đến cách nay gần 30 năm, ngày đó chị...