Các ông chồng Việt Nam, Thụy Điển chia sẻ về công việc “bỉm sữa”
Các ông chồng của hai nền văn hóa khác nhau đã có cuộc giao lưu đầy thú vị với báo giới và khán giả tại Hà Nội. Họ chia sẻ chân thành về việc giúp vợ chăm sóc con cái, đảm đương việc nhà.
Cuộc gặp gỡ này là một phần của buổi lễ giới thiệu triển lãm ảnh “Những ông bố Thụy Điển” và phát động cuộc thi ảnh “Những ông bố Việt Nam” do Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.
Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander cho biết, “Mục đích của triển lãm nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thúc đẩy việc chia sẻ kỳ nghỉ chăm sóc con ngang nhau giữa người cha và người mẹ”.
Các ông bố Việt Nam-Thụy Điển cùng chia sẻ việc chăm con
Tại đây, khán giả được chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt vời của nhiếp ảnh gia Thụy Điển Johan Bavman về những ông bố “bỉm sữa” Thụy Điển, hết lòng giúp vợ trong cuộc sống gia đình. Đặc biệt, khán giả còn được giao lưu với những ông bố Thụy Điển đảm đang, nghe họ kể về chuyện chăm con, cơm nước, chợ búa…
Anh Mikael Sandstrom, một người Thụy Điển và là cha của hai con nhỏ, cho hay: “Đối với tôi, sự hiểu biết và tôn trọng giữa hai vợ chồng là một trong những lợi ích lớn nhất của việc nghỉ phép cho cả người cha và người mẹ. Khi chia sẻ việc nhà với người bạn đời của mình, bạn sẽ thêm hiểu và yêu cô ấy nhiều hơn. Bạn cũng sẽ tận hưởng được nhiều hơn những điều tuyệt diệu khi làm bố”.
Cha mẹ Thụy Điển được hưởng 480 ngày nghỉ phép sinh con và nhận được 80% tiền lương. Kể từ ngày 1.1.2016, 90 ngày được dành cho mỗi phụ huynh và các gia đình sẽ mất lợi ích này nếu không được sử dụng, Mikael nói.
Anh Trulskelelin cho rằng, nếu không san sẻ việc nhà, chăm con với vợ, đàn ông chỉ giống như những người khách trong nhà.
Trò chuyện với khán giả, anh Trulskelelin cho biết, việc nghỉ phép ở nhà chăm con sau khi bà xã sinh đã giúp gia đình anh trở nên đầm ấm và hạnh phúc hơn. Anh đã hiểu được nỗi vất vả của vợ sau những lần thức đêm khi con ốm đau, quấy khóc…, hiểu được vì sao đôi mắt cô ấy thâm quầng, rồi đôi khi trở nên cáu bẳn. Anh cũng cảm thấy yêu thương và biết ơn nhiều hơn với cha mẹ anh, người đã sinh thành và dạy dỗ anh nên người.
“Nếu người chồng không chia sẻ việc nhà với vợ thì anh ta chẳng khác nào một người khách trong gia đình. Tôi coi việc vợ chồng cùng làm việc nhà, chăm con giống như một hoạt động nhóm (teamwork). Làm việc nhóm không hề dễ, đôi khi còn là một cuộc chiến và nó chỉ thực sự thành công khi có sự hợp tác nhiệt tình của các thành viên”, anh Trulskelelin nói.
Video đang HOT
Đại diện cho các ông bố Việt Nam tại buổi giao lưu, Đạo diễn Trần Lực, cho rằng, Việt Nam và Thụy Điển có nhiều khác biệt trong xã hội, trong văn hoá, giữa phương Đông và phương Tây; tuy nhiên, chúng ta đều có điểm chung, đó là tình yêu với gia đình và đặc biệt là tình yêu với con cái.
Đạo diễn Trần Lực cho biết anh luôn dành thời gian bên con nhiều nhất có thể dù công việc có bận rộn
“Tôi không hề ngần ngại giúp vợ chăm sóc con dù công việc của tôi khá bận rộn khi thường xuyên phải có mặt ở trường quay. Cứ có thời gian là tôi dành cho con. Sáng nào cũng đưa con đi học, rồi chiều đón về và điều này làm cho bà xã tôi vui lắm! Cũng có người bảo tôi thế này thế nọ, nhưng tôi không quan tâm mà ngược lại tự hào vì những gì mình đang làm cho gia đình”, anh nói.
Đạo diễn Trần Lực cho rằng “làm bố là một trong những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống, nhưng trở thành một người cha tốt không phải là cái gì đó bạn học trong một đêm mà đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, sự kiên nhẫn mà trên hết là tình yêu thương”.
Cuộc thi cho những ông bố Việt đảm đang
Phát biểu tại buổi lễ, Bà Nguyễn Phương Hòa, Cục phó Cục hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch cho biết, cuộc thi “Những ông bố Việt Nam” lấy cảm hứng từ chính các tác phẩm trong triển lãm “Những ông bố Thụy Điển”, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới tại Việt Nam, thay đổi những định kiến vốn có trong xã hội và chia sẻ trách nhiệm giữa vợ và chồng trong gia đình Việt.
Giải thưởng nhất, nhì và ba của cuộc thi sẽ bằng hiện vật tương đương với 10 triệu, 8 triệu và 7 triệu đồng. Ban giám khảo sẽ quyết định giải nhất và giải nhì, trong khi đó giải ba sẽ được bình chọn trực tiếp bởi cộng đồng mạng thông qua Facebook.
Tất cả công dân Việt Nam đều có thể tham gia cuộc thi và gửi ảnh tới emailEmbassyofswedeninhanoi@gmail.com, hoặc bằng đĩa CD/DVD dán trong phong bì đề tên cuộc thi gửi tới Đại sứ quán Thụy Điển, số 2 Núi Trúc, Hà Nội đến hết ngày 15.5. Mỗi tác giả được gửi tối đa 15 tác phẩm. Phiếu tham gia trên trang www.swedenabroad.com/hanoi hoặcFacebook.com/#!/EmbassyofSwedenInHanoi. Vòng chung kết sẽ chọn ra 30 bức ảnh và lễ công bố giải thưởng diễn ra vào tháng 6 năm nay. Thời gian nhận bài dự thi hết ngày 15.5.2016.
Dưới đây là những bức ảnh trong cuộc triển lãm “Những ông bố Thụy Điển” đang được trưng bày tại tường phía bên ngoài của Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội:
Theo Danviet
"Em cứ đẻ đi, bao nhiêu con anh cũng nuôi được hết!"
Giờ con trai đầu đã được 2 tuổi, anh cứ giục vợ sinh tiếp. Chị trêu: "Em chỉ đẻ thôi còn anh lo nuôi con nhé", anh hớn hở bảo: "Em cứ đẻ đi, bao nhiêu con anh cũng nuôi được hết".
Anh là con một nên từ bé đến lớn được mọi người chăm sóc kĩ càng, chỉ mỗi việc ăn với học, chẳng mấy khi phải động tay, động chân vào việc nhà. Đến khi lấy vợ anh cũng chẳng thay đổi là bao. Mọi việc trong nhà đều mình chị chu toàn. Thế mà không ngờ từ lúc vợ thông báo mang bầu, anh thay đổi hẳn.
Anh giành hết việc nhà, cơm nước chợ búa để vợ có thời gian nghỉ ngơi. Trước đây đi làm về là chị lao vào bếp nấu nướng, giờ thì khác hẳn, người lao vào bếp đầu tiên lại chính là anh. Đúng là từ trước đến nay anh được chiều chuộng nên lười chứ thực ra anh nấu ngon ra trò, chính chị cũng không thể ngờ được.
Đúng là từ trước đến nay anh được chiều chuộng nên lười chứ thực ra anh nấu ngon ra trò, chính chị cũng không thể ngờ được. (Ảnh minh họa)
Anh ra sức tẩm bổ cho vợ, ai bảo món gì tốt cho bà bầu là anh lập tức mua về hì hục nấu nướng cho chị ăn. Dù là mưa gió, hay đêm hôm hễ vợ kêu thèm cái gì là anh sẵn sàng đi mua về cho bằng được.
Trước khi sinh con anh, anh cứ nài nỉ chị cho vào lúc sinh để được nhìn mặt con và động viên tinh thần cho vợ. Chiều chồng chị tìm hiểu "sinh dịch vụ" rồi đăng kí luôn. Thế là anh nảy ra sáng kiến là dùng máy quay quay lại khoảnh khắc con chào đời để giữ làm kỉ niệm. Anh còn mua hẳn một máy quay mới toanh và hí hửng với kế hoạch của mình.
Ngày chị sinh vì là con so, bé Bi lại nặng tới 3,5 kg nên rất khó sinh. Chị nhăn nhó vì đau đẻ trong khi anh thì cứ lăng xăng bảo vợ cười lên nào để lên hình cho đẹp.
Chị tức sôi người, túm lấy áo anh kéo thật mạnh về phía mình khiến áo anh bung cúc. Vậy là tay chị tóm chặt lấy bụng chồng, 5 đầu ngón tay bấm chặt vào bụng anh rồi la lớn: "Anh làm em khổ thế này mà giờ còn cười được ạ. Tại anh cả đấy".
Rồi cứ thế chị cào cấu người chồng. Một lúc thì bé Bi chào đời trong tiếng hô to của bác sĩ. Sau đó vị bác sĩ còn bảo chưa thấy ai khỏe như chị khiến chị dù đau đớn cũng cảm thấy ngượng ngùng. Đến lúc này thì chị mới buông tay ra, không ngờ 5 đầu ngón tay chị đã cào toác bụng chồng, máu rỉ ra thành dòng.
Anh nhìn thấy con thì quên cả đau đầu, quên cả việc quay lại hình ảnh những giây đầu tiên của con mà cứ chăm chăm nhìn con và cười sung sướng.
Từ ngày sinh con xong chị không thể giảm cân nổi còn anh gầy rộc đi bởi ngày nào anh cũng thức trắng đêm để trông con cho vợ ngủ. Con đầu nên anh chăm chút kỹ lắm. Có đêm anh thay bỉm cho con tới 4 bận. Anh pha sữa và thay tã cho con nhanh nhoay nhoáy khiến chị và cả gia đình cứ trố mắt ngạc nhiên.
Giờ con trai đầu đã được 2 tuổi, anh cứ giục vợ đẻ tiếp. Chị trêu "Em chỉ đẻ thôi còn anh lo nuôi con nhé" thì anh hớn hở bảo: "Em cứ đẻ đi, bao nhiêu con anh cũng nuôi được hết". Chị ôm chồng gật đầu đồng ý, với chị điều bình dị như thế này là hạnh phúc nhất.
Theo Một Thế Giới
Phụ nữ không muốn làm việc nhà thì lười Phụ nữ không muốn làm việc nhà, lúc nào cũng chỉ muốn thuê người giúp việc để ỉ lại là lười... Chào bác Thục, đọc bài viết của bác cháu thấy hoàn cảnh của con dâu bác không cần thuê người giúp việc, còn nếu cô ấy cố tình thuê người giúp việc chứng tỏ cô ấy là một người phụ nữ quá...