Các ông ạ, tôi ngẫm rồi, không gì sướng bằng để vợ giữ tiền đâu!
Trước khi lấy vợ, cũng với số tiền lương hàng tháng như vậy, nhưng nói thật tôi luôn luôn trong tình trạng “ cháy túi”.
Tôi cũng không hiểu mình tiêu gì, dùng gì mà hết nhiều thế, nghĩ đi nghĩ lại bốn năm liền làm việc mà tôi chẳng để ra được đồng nào tiết kiệm. Đến lúc cưới vợ, tôi còn phải méo mặt xin tiền bố mẹ để lo những khoản cơ bản như ảnh cưới, giường cưới, áo cưới…
Thật ra thì lúc trước mới cưới, tôi chưa đưa tiền cho vợ tôi quản đâu. Nói thật, độc thân mà lương tôi không đủ tiêu thì thử hỏi giờ đưa tiền cho vợ giữ nữa tôi lấy đâu tiền để tiêu bây giờ. Tôi làm quản lý ở một cây xăng thuộc công ty xăng dầu của tỉnh, bởi vậy mức lương thưởng của tôi thuộc tốp khá. Còn lại lương của vợ tôi chỉ là lương công chức văn phòng bình thường, so ra chỉ bằng nửa lương tôi. Tôi ra “chỉ thị” tiền ai người ấy tiêu, vợ tôi không nói gì.
Cuộc sống cứ bình lặng trôi qua, rồi bố mẹ đặt vấn đề cho hai vợ chồng ra ở riêng vì còn vợ chồng anh trai và cô em gái ở nhà. Hai vợ chồng tôi lục đục dọn ra thuê nhà ở riêng, từ khi ra ở riêng, tôi có “nghĩa vụ” phải đưa tiền ăn cho vợ, nhưng lần nào vợ cũng “đòi thêm”. Khi tôi hỏi thì cô ấy bảo phải tiết kiệm để còn mua nhà, tôi cứng lưỡi. Nửa năm sau, vợ tôi mang thai, lúc này vợ tôi đưa “yêu sách” yêu cầu tôi phải đưa tiền cho cô ấy mua sữa, mua đồ tẩm bổ, tôi không vui nhưng cũng là đàn ông, là cha cơ mà.
Tự nhiên số tiền lương tháng của tôi phải đưa cho vợ hơn nửa, tôi bắt đầu hậm hực khó chịu, lần nào đưa tiền lương cho vợ tôi cũng kỳ kèo. Sau vài tháng “nhẫn nhịn”, lúc này vợ tôi mang bầu ở tháng thứ 5, nàng nổi nóng trong một lần tôi đưa tiền mà cao hứng lớn tiếng chê bai vợ “không biết chi tiêu”. Cô ấy đưa tất thẻ ATM của cô ấy cho tôi, rồi liệt kê một loạt danh sách nhu cầu cần của hai vợ chồng, tiền vitamin bầu, sữa bà bầu, số tiền bắt buộc phải tiết kiệm để sinh con, để mua tã, để mua nhà… rồi ra hẹn “Cho anh cầm tiền hai tháng, chi tiêu thế nào thì chi tiêu”. Tôi nhìn bảng danh sách mà hoa mắt, chóng mặt. Nhưng tôi trót chê vợ, và cũng nghĩ rằng việc cơm nước, chợ búa hàng ngày là việc “đơn giản”.
Video đang HOT
Tôi mới cầm tiền được có nửa tháng mà lâm vào “khủng hoảng” trầm trọng. Lương hai vợ chồng được hơn chục triệu, thế mà vèo cái độc đi các đám hiếu, hỉ, nhà mới, thôi nôi, đầy tháng… đã ngót đến nửa lương của tôi rồi. Chưa kể tiền ăn, tiền điện tiền nước, tiền ga… sao lắm thứ tiền thế, cứ nay mấy trăm, mai mấy trăm tôi không hiểu tiền chạy đâu hết. Chưa kể hết, mấy đứa bạn lại cao hứng rủ đi uống bia, lần đầu tiên kể từ khi lấy vợ tôi buộc phải từ chối vì tiền lương đã gần hết. Trước kia, tôi đưa cho vợ một nửa lương, tiêu pha cá nhân thoải mái, đến cuối tháng mà lỡ có hết tiền, đột xuất phải đi nhậu tôi vẫn có thể hỏi vợ đưa tiền để đi cùng bạn bè, không hiểu vợ tôi lấy đâu ra tiền để đưa cho tôi nữa.
Được khoảng hai chục ngày cầm tiền, tôi đành phải đầu hàng, thật sự tôi không thể nào chi tiêu sao cho vừa đáp ứng đủ các nhu cầu của hai vợ chồng, vừa có khoản tiết kiệm trong quỹ tiền lương ấy. Lúc này, vợ tôi mới nhẹ nhàng giảng giải, phải tính toán mọi thứ, tiết kiệm mọi thứ, từ những thứ nhỏ nhất như mua rau mua ở đâu, giá cả thế nào, mua thịt, trứng, cá thì phải trả giá… tôi hét lên, tôi không thể làm được tất cả những điều ấy.
Từ dạo đó, tôi đưa luôn thẻ lương cho vợ, vợ muốn chi tiêu ra sao cũng được, mỗi tháng tôi chỉ giữ lại một ít đủ để tiêu. Tôi bắt đầu biết tiết kiệm hơn, không còn tụ tập bia rượu nhiều nữa, cũng không còn “nổi hứng” thích điện thoại này, đổi điện thoại khác nữa. Giờ đây, tôi nhận ra một điều, đưa tiền cho vợ giữ quả là sáng suốt, tôi không bao giờ phải lo hết tiền, những lúc cần tiền chỉ cần nói với vợ là có, tất nhiên vợ phải nghe lý do chính đáng.
Giờ đây, nhóc nhà tôi đã lên ba, chúng tôi cũng không phải thuê nhà nữa, đã mua được ngôi nhà nhỏ tuy giản đơn nhưng đầy ắp tiếng cười, và vợ tôi vẫn giữ thẻ lương của tôi hàng tháng. So với cái thời còn lông bông, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có một ngôi nhà của riêng mình, tất cả đều nhờ vợ tôi cả, tôi phải cảm ơn cô ấy nhiều lắm!
Theo WTT
Chiếc giường cưới cũ ọp ẹp và 9 năm hôn nhân hạnh phúc
9 năm hôn nhân, dù cuộc sống vợ chồng còn nhiều vất vả nhưng chưa khi nào Nguyệt thấy không hạnh phúc khi mỗi tối nằm trên chiếc giường cũ ọp ẹp có từ trước lúc cô lấy chồng.
Nguyệt không phải là một cô nàng tiểu thư. Thế nhưng cô sinh ra trong một gia đình khá đủ đầy. Gia đình cô cũng có của ăn của để và có tiền cho cô học hành đàng hoàng.
Ai cũng nghĩ, với gia đình cơ bản như thế, Nguyệt phải tìm được và yêu một người đàn ông giàu có. Thế nhưng, dù xinh gái, dù có công việc ổn định, Nguyệt vẫn chọn yêu Trung - một chàng trai nghèo quê ở Hà Tĩnh mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Ngày 2 người yêu nhau, Nguyệt gặp phải sự phản đối dữ dội từ gia đình mình. Bố mẹ từng nhiều lần đánh Nguyệt thừa sống thiếu chết vì bảo "cá không ăn muối cá ươn". Bố mẹ cô chê Trung, một chàng trai chẳng có gì đáng giá ngoài tấm thân tàn và công việc kỹ sư nghèo rớt mùng tơi. Họ còn nói những lời miệt thị, chửi rủa Trung. Thế nhưng ý Nguyệt đã quyết, cô không bao giờ từ bỏ tình yêu của mình.
Ngày Nguyệt bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà, cô chỉ biết lao đến với Trung và bắt đầu sống cuộc sống vợ chồng. Trung khi ấy đang ở trong phòng trọ nhỏ khoảng 10m2. Anh nghèo đến nỗi, không có tiền để lo một đám cưới ở nhà hàng cho Nguyệt. Vì thế, hai người chỉ đi đăng ký kết hôn và về sống với nhau.
Ngày chính thức về ở chung một phòng trọ, dù đã chuẩn bị tâm thế bên người chồng nghèo, Nguyệt vẫn không thể tưởng tượng nổi, đến cả chiếc giường tân hôn, Trung cũng không thể mua mới. Ngược lại, Trung chỉ mua được 1 chiếc giường đã cũ và còn khá ọp ẹp.
Đêm đầu tiên 2 người ngủ trên chiếc giường ấy, Trung đã ôm chặt Nguyệt mà khóc. Anh xin lỗi vì không thể cho cô một cuộc sống tốt hơn. Bởi anh bảo rằng, bao nhiêu tiền kiếm được ra mấy tháng trước, anh đều phải tích cóp để lo cho bố mẹ mồ yên mả đẹp ở quê. Có như vậy, anh mới an lòng nghĩ tới hạnh phúc của mình. Trung cũng hứa, từ giờ trở đi, anh sẽ kiếm tiền và lo cho cô không phải sống khổ sở nữa. Nguyệt sờ lên khuôn mặt vuốt những giọt nước mắt mặn chát của Trung. Cô hiểu và tin những gì Trung nói là sự thật.
Là kỹ sư, nhưng ngoài công việc, Trung bắt đầu chịu khó làm thêm. Những hợp đồng bên ngoài về với Trung ngày một nhiều. Từ cuộc sống thiếu trước hụt sau sau kết hôn, giờ Trung đã có thể cho Nguyệt cuộc sống đủ đầy hơn. Vợ chồng cô tuy nhiều lần chuyển phòng trọ, mua đất, mua nhà nhưng sau 9 năm hôn nhân, Nguyệt cũng đã có nhà cao cửa rộng và có cuộc sống sung túc.
Thế nhưng chiếc giường cũ trước đây vợ chồng Nguyệt từng thuê trọ dù bao lần chuyển nhà vẫn được vợ chồng cô mang theo. Nhiều lần chiếc giường cũ ọp ẹp lắm rồi, Trung đề nghị thay chiếc giường mới nhưng Nguyệt nhất quyết không cho. Cô chỉ cho người đến sửa lại drap giường và bảo vẫn dùng tốt.
Bao năm nay, dù Nguyệt có nhà mới với phòng ốc và trang thiết bị hiện đại nhưng trong căn phòng của vợ chồng cô vẫn có một chiếc giường cũ. Thậm chí, vì quá lâu năm, chiếc giường còn phát ra cả tiếng kêu nếu như người nằm trở mình. Hoặc khi các con trèo lên giường đùa nghịch, chiếc giường còn vài lần bị sập nữa. Nhưng những lúc như vậy, cả nhà lại cười vang hạnh phúc. Bởi chúng biết, đây là chiếc giường mà bố mẹ chúng luôn quý và trân trọng.
9 năm sống cùng người chồng nghèo, cùng chồng vượt qua bao ngày gian khổ nhưng thứ Nguyệt được nhiều hơn chính là hạnh phúc vô ngần từ người chồng tâm lý với đủ đức tính đáng quý. Trung luôn trân trọng và yêu thương vợ - người đã cùng anh chia sẻ mọi đắng cay và khó khăn nhất của cuộc đời.
Và đặc biệt, Trung càng thấy khâm phục vợ khi Nguyệt đã đánh giá về chồng mình rất đúng. Chẳng thế mà Nguyệt vẫn thường hãnh diện nói với chồng rằng: "Khi đám cưới, vợ chồng chẳng có chiếc giường cưới cũng không quan trọng. Bởi tiền làm ra được nếu người đó có nghị lực và trí tuệ. Cái em cần nhất ở một người chồng chính là phẩm chất của con người anh thôi".
Theo Emdep
Từ lúc chưa về nhà chồng, em đã bị mẹ chồng 'bòn rút' từng đồng từng hào Đến cả chiếc vòng vàng trao con dâu trong ngày hôn lễ, bên nhà chồng em cũng không có. Mẹ chồng em đành phải mượn em chiếc vòng để lên trao cho mọi người khỏi chê cười. (Ảnh minh họa) Em kết hôn cách đây không lâu, vậy mà chưa gì đã bị mẹ chồng dồn vào thế bí. Trước khi lấy nhau...