Các nước ‘xâu xé’ kho xe tăng T-80 uy lực nhất của Liên Xô như thế nào?
Các lực lượng vũ trang của Pakistan ngày nay triển khai một số lượng xe tăng thuộc hàng lớn nhất thế giới, hầu hết đều là thiết kế của Trung Quốc như Type 59 và Type 69 hoặc các xe Al Khalid do Trung Quốc-Pakistan hợp tác phát triển.
Tuy nhiên, điều ít được biết đến là Pakistan đã có được loại xe tăng có khả năng nhất từ đối thủ lâu đời là Liên Xô, T-80, hiện đang trở thành lực lượng tinh nhuệ trong các đơn vị thiết giáp của họ.
Xe tăng T-80 của Pakistan
T-80 được nhiều người coi là loại xe tăng có năng lực nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và là nền tảng hạng nặng kế thừa trực tiếp từ các xe tăng T-64 và IS-3, chưa bao giờ được xuất khẩu do tính nhạy cảm của công nghệ. Xe tăng này là một đối thủ nặng hơn và có năng lực hơn so với các xe tăng T-72 và T-90A, mặc dù yêu cầu bảo dưỡng cao và chi phí vận hành của nó khiến sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga tỏ ra ưa chuộng các thiết kế nhẹ hơn – cụ thể là T-90 vẫn được sản xuất cho đến ngày nay.
Theo Military Watch, bất chấp sự thù địch lâu dài của Pakistan với Liên Xô, bao gồm nhiều cuộc đụng độ với lực lượng Liên Xô ở Afghanistan, việc mua lại T-80 có thể thực hiện được sau khi Liên Xô sụp đổ và Ukraine giành quyền sản xuất T-80 với số lượng hạn chế và cung cấp khoảng 320 xe cho lục quân Pakistan. Những chiếc xe tăng này nặng hơn đáng kể và có khả năng tổng thể cao hơn nhiều so với những chiếc T-72 vốn tạo nên phần lớn các đơn vị thiết giáp của Ấn Độ láng giềng. Pakistan khó có thể là quốc gia duy nhất khai thác sự sụp đổ của Liên Xô để có được thiết kế xe tăng tiên tiến nhất, vốn trước đây nằm ngoài tầm với. Cả Triều Tiên và Hàn Quốc mua lại T-80 từ Belarus và Nga – mặc dù Hàn Quốc chỉ làm như vậy với mục đích nghiên cứu để cải tiến các thiết kế xe tăng bản địa.
Anh và Trung Quốc cũng được cho là đã mua T-80 với số lượng hạn chế, trước đây thông qua nhiều trung gian, để nghiên cứu thiết kế. Xe tăng T-80 của Pakistan chưa được nâng cấp lên tiêu chuẩn T-80BVM mới nhất và ngày càng bị coi là lạc hậu khi so sánh với các nền tảng T-90MS mới hơn của Ấn Độ vốn tích hợp các công nghệ đi trước vài thập kỷ. Với việc Nga không sẵn sàng cung cấp gói nâng cấp cho xe tăng và ngành công nghiệp quốc phòng nhỏ hơn của Ukraine quá hạn chế để làm như vậy, các nền tảng T-80 đang phục vụ có thể bị lu mờ trong tương lai bởi các thiết kế xe tăng có khả năng hơn như VT- 4 Pakistan hiện đang xem xét mua lại từ Trung Quốc.
Theo Diplomat, Ukraine và Pakistan đã thực hiện một thỏa thuận song phương về việc nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-80UD của lục quân Pakistan, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Ukraine.
Hãng thông tấn Interfax Ukraine tiết lộ rằng đại diện của nhà thầu quốc phòng nhà nước lớn nhất Ukraine đã gặp gỡ các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Pakistan tại Hội nghị và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế (IDEX) năm 2017 ở Abu Dhabi vào cuối tháng Hai và ký kết một số thỏa thuận.
Theo hai hợp đồng đã ký, Ukraine cung cấp 88 xe tăng và khởi động dự án thử nghiệm đại tu một lô ban đầu gồm 5 chiếc T-80UD MBT của quân đội Pakistan. Tùy thuộc vào sự hài lòng của Islamabad đối với công việc nâng cấp 5 chiếc đầu tiên, sẽ tiến đến nâng cấp toàn bộ 300 chiếc T-80 trong biên chế của họ.
Vụ nhầm lẫn đáng sợ: Liên Xô bắn rơi máy bay chở khách từ Mỹ khiến 269 người chết
Ngày 1.9.1983, Liên Xô nhầm lẫn máy bay chở khách Boeing 747 là máy bay do thám Mỹ và ra lệnh cho chiến đấu cơ phóng tên lửa bắn rơi, khiến 269 người chết và là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong Chiến tranh Lạnh.
Chiến đấu cơ Su-15 bắn hạ máy bay Boeing 747 chở 269 người. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Sự cố bắn rơi máy bay chở khách mang số hiệu KAL 007 của hãng hãng không Korean Air là sự kiện khiến năm 1983 trở thành một trong những năm đáng sợ nhất trong Chiến tranh Lạnh.
Trong số 61 người Mỹ xấu số có mặt trên chuyến bay, Larry McDonald là nghị sĩ Mỹ đại diện bang Geogria.
Sau khi máy bay Boeing 747 cất cánh từ New York, Mỹ và hướng về Seoul vào lúc 4 giờ sáng (giờ địa phương), quá cảnh qua thành phố Anchorage thuộc bang Alaska, phi công kích hoạt tính năng lái tự động.
Phi công không hề biết rằng hệ thống lái tự động gặp trục trặc, kết quả là chiếc Boeing 747 bay chệch hướng do với hành trình đã định.
Máy bay lạc sang lãnh thổ Liên Xô. Vài giờ sau, các hành khách nghe được thông báo như thường lệ của phi hành đoàn. "Chào buổi sáng các quý ông, quý bà, chúng ta sẽ hạ cách xuống sân bay Seoul Gimpo trong 3 giờ nữa. Giờ địa phương ở Seoul bây giờ là 3 giờ sáng. Trước khi hạ cánh, chúng tôi sẽ phục vụ bữa sáng cho quý khách".
Nhưng điều đau buồn là máy bay không bao giờ hạ cánh. 26 phút sau, phi công thông báo máy bay hạ độ cao đột ngột và yêu cầu hành khách đeo mặt nạ dưỡng khí.
Phi công chiến đấu cơ Liên Xô: Tôi chỉ làm theo lệnh
Khi bay gần không phận Liên Xô, chuyến bay KAL 007 bị radar quân sự Liên Xô phát hiện. Quân đội Liên Xô khi đó hết sức cảnh giác vì máy bay do thám Mỹ trước đó đã nhiều lần leo thang căng thẳng.
Máy bay của hãng hàng không Korean Air.
Máy bay do thám RC-135 mà Mỹ thường xuyên sử dụng có vẻ ngoài rất giống với máy bay chở khách. Để đánh lạc hướng Liên Xô, các máy bay do thám Mỹ đã không ít lần bay gần các tuyến đường bay dân sự.
Nhưng lần này, chuyến bay KAL 007 lại bay lạc sang đường bay của trinh sát cơ Mỹ, cách đường bay ấn định khoảng 300km.
Chỉ huy căn cứ Dolinsk-Sokol của Liên Xô ra lệnh cho hai chiến đấu cơ Su-15 xuất kích, đánh chặn máy bay khả nghi.
"Tôi nhìn thấy rõ những ô cửa sổ", đại tá phi công Liên Xô, Gennadi Osipovitch nói với CNN. "Tôi nghĩ liệu đây có phải máy bay dân sự không, vì máy bay quân sự không có cửa sổ như vậy".
"Nhưng vào thời điểm đó, tôi không có nhiều thời gian để nghĩ", Osipovitch nhớ lại. "Tôi chỉ làm theo lệnh. Tôi bắt đầu ra hiệu cho phi công bằng mã quốc tế. Tôi thông báo rằng máy bay đã xâm phạm không phận Liên Xô. Nhưng máy bay không phản hồi".
Chiến đấu cơ Su-15 sau đó đã nổ súng cảnh cáo. Nhưng phi công máy bay KAL 007 dường như vẫn không nhận ra. "Máy bay đã không phản ứng và vẫn tiếp tục bay thẳng", Trung tướng Liên Xô, Valentin Varennikov nói trên CNN.
Hệ thống lái tự động đã đưa máy bay lạc sang không phận Liên Xô.
Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), phi công Liên Xô đã không tuân thủ quy định quốc tế, khi không cố gắng liên lạc với máy bay qua radio.
Osipovitch nói: "Tôi nhận được lệnh phải tiêu diệt kẻ xâm nhập. Và tôi đã làm đúng như vậy".
Khi thông tin về vụ bắn rơi máy bay đến Washington và Moscow, chính phủ hai nước đều phản ứng dữ dội. Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan coi đây là hành động "thảm sát", là "tội ác chống lại nhân loại".
Lãnh đạo Liên Xô Yuri Andropov cáo buộc Washington "cố tình khiêu khích bằng cách sử dụng máy bay dân sự Hàn Quốc".
Trong nhiều tháng sau, Liên Xô giữ bí mật về vụ bắn rơi máy bay ở ngoài khơi đảo Sakahlin. Các thông tin về mảnh vỡ máy bay, thi thể người tử nạn, hộp đen máy bay, đều không được công bố.
Đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, năm 1992, Nga mới chính thức công bố dữ liệu ghi âm buồng lái máy bay KAL 007.
Dư luận Mỹ bị sốc khi biết rằng 269 người trên máy bay, bao gồm 61 người Mỹ không tử vong ngay lập tức. sau khi bị bắn. Máy bay trúng tên lửa ở phần đuôi, tạo thành lỗ hổng lớn, nhưng cả 4 động cơ vẫn hoạt động.
Máy bay vẫn tiếp tục lượn trên bầu trời theo hình xoắn ốc suốt 12 phút sau đó, cho đến khi lao xuống biển. Khi đó, đa số những người trên máy bay chết ngay lập tức hoặc nếu còn sống sót thì cũng bị chết đuối.
Sai lầm chết người
Theo báo cáo của ICAO, phi công có phần lỗi dẫn đến thảm kịch, dù phi hành đoàn đều là những người có kinh nghiệm. Cơ trưởng Chun Byung In đã có 11 năm điều khiển máy bay dân sự, từng là phi công của không quân Hàn Quốc.
Đài tưởng niệm 269 người chết đặt tại Hokkaido, Nhật Bản.
Asaf Degani, một cựu chuyên gia của NASA về hệ thống thông tin buồng lái, nói rằng hệ thống lái tự động của KAL 007 được đặt ở chế độ "hướng tới", thay vì chế độ INS (dẫn đường bằng quán tính).
Sự khác nhau trong hai chế độ lái tự động đã khiến máy bay lạc vào không phận Liên Xô. "Ngày nay, những sai sót như vậy sẽ không lặp lại, vì các máy bay hiện đại đã có hệ thống phản hồi rõ ràng, rằng máy bay đang ở chế độ lái tự động nào", Degani nói.
Theo tình báo Mỹ, KAL 007 đã vô tình chuyển sang đường bay gần với hành trình của một máy bay do thám của Mỹ, cũng xuất hiện ở thời điểm đó, khiến radar quân sự Liên Xô nhầm lẫn hai máy bay với nhau.
Sau sự cố trên, một số quan chức quân sự chịu trách nhiệm về phòng không vùng Viễn Đông của Liên Xô đã bị sa thải hoặc bị cách chức.
Đến nay, vẫn còn nhiều câu hỏi để ngỏ về thảm kịch máy bay KAL 007 khiến 269 người chết. Gia đình các nạn nhân đặt câu hỏi rằng tại sao Liên Xô lại không tìm thấy bất cứ thi thể nào ở hiện trường máy bay rơi.
Suốt một thời gian dài, nhiều gia đình nạn nhân còn tin rằng người thân của họ vẫn còn sống, chỉ bị mắc kẹt ở Liên Xô.
Dù thế nào, các thi thể nạn nhân chuyến bay KAL 007 ở đâu được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất trong Chiến tranh Lạnh, theo CNN.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga tiêm vaccine Sputnik V Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết ông đã tiêm vaccine Sputnik V, loại vaccine được chính phủ nước này phê duyệt và đưa vào sản xuất. "Khi được các đồng nghiệp nước ngoài hỏi thăm, Sergei Shoigu cho biết ông gần đây đã được tiêm vaccine Covid-19 của Nga", Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố hôm 4/9. Tuyên bố...