Các nước vùng Balkan đối mặt với cuộc khủng hoảng rác thải
Nằm giữa những ngọn đồi phủ cỏ xanh san sát bên các nông trại, hồ chứa nước Potpecko tại Serbia từng được xem là điểm câu cá nổi tiếng, thu hút nhiều người đến thưởng ngoạn.
Đáng tiếc, chẳng mấy ai muốn đến gần địa điểm này bởi mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác khổng lồ, chất đống chai lọ nhựa, mảnh xốp, nổi trên mặt nước. Ước tính dưới hồ Potpecko có tới 8.000 m3 rác thải. Đây là một trong số những bãi rác khổng lồ xuất hiện tại Balkan, nơi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng rác thải.
Rác thải trên sông Drina gần Visegrad, Bosnia, ngày 5/1/2021. Ảnh: AP
Khu vực Tây Balkan gồm Albania, Bosnia và Herzegovina, Bắc Macedonia, Montenegro, Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo là nơi tập trung của một số con sông và phong cảnh thiên nhiên hoang sơ nhất châu Âu. Tuy nhiên môi trường và sức khỏe cộng đồng nơi đây đang bị đe dọa do những yếu kém trong hệ thống xử lý rác thải.
Video đang HOT
Ngân sách hạn chế, cơ sở hạ tầng lạc hậu và việc cơ quan liên quan và người dân không hành động kịp thời là những nguyên nhân khiến việc xử lý rác thải tại Tây Balkan không hiệu quả. Việc tái chế chưa phổ biến tại hầu hết các nước khu vực Tây Balkan trong khi các bãi rác “đổ trộm” mọc lên ngày càng nhiều ven các con đường nông thôn và ngoại ô các thị trấn, thành phố.
Đợt mưa lớn trong tháng 1 đã phản ánh rõ thực trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực Tây Balkan. Rác ven đường và từ các bãi rác bất hợp pháp bị nước ngập cuốn trôi ra sông, tích tụ nhiều tại các đập thủy điện, chẳng hạn như ở Potpecko và một con đập ở sông Drina tuyệt đẹp, phía Đông Bosnia và Herzegovina.
Việc dọn rác đã trở thành hoạt động thường xuyên của các công ty điều hành đập nước, nhưng nỗ lực này như “muối bỏ biển” bởi lượng rác đổ về quá lớn và quan trọng hơn nguyên nhân gốc rễ chưa được giải quyết. Ông Tomislav Popovic, nhân viên nhà máy điện trên sông Drina, cho biết nhà máy không thể giải quyết tận gốc vấn đề này bởi đây là vấn đề ý thức và trách nhiệm của người dân và cơ quan liên quan. Ông cho hay thậm chí ông còn thấy nhiều xe ủi đất đẩy rác xuống sông và lượng rác mỗi năm nhà máy này thu được lên tới 8.000m3.
Còn tại Bắc Macedonia, nơi có quang cảnh núi non tuyệt đẹp, du khách cảm thấy khó chịu khi bắt gặp rác trên cành cây hoặc đống rác thải bên đường, từ ghế sofa bỏ đi đến máy giặt hay vật liệu xây dựng. Các bãi rác bất hợp pháp còn vây quanh thủ đô Skopje. Ở khu vực Vardarishte ở phía Đông thành phố có một bãi rác hợp pháp rộng 170.000m2 đã ngừng hoạt động cách đây 26 năm, nhưng rác vẫn tiếp tục được đổ về đây.
Tình hình cũng tồi tệ tương tự ở vùng lãnh thổ Kosovo, nơi chỉ có 50% trong số 1,8 triệu dân cư có cơ hội sử dụng các dịch vụ thu gom rác thải. Một báo cáo gần đây của chính quyền vùng này cho thấy số lượng bãi rác bất hợp pháp tăng 60% từ năm 2017 đến năm 2019.
Tại Serbia, quốc gia có nguyện vọng gia nhập Liên minh châu Âu, hoạt động thu gom rác diễn ra thường xuyên hơn, song việc phân loại rác thải còn hạn chế, làm gia tăng nguy cơ tại những bãi chôn lấp. Ông Igor Jezdimirovic, người đứng đầu tổ chức Kỹ sư bảo vệ môi trường, một tổ chức phi chính phủ ở Serbia, cho biết tại các bãi rác khắp cả nước, kim loại nặng và các chất gây nhiễm khác được thải trực tiếp ra môi trường, không khí và ngấm xuống đất, đe dọa đến sức khỏe người dân.
EU kêu gọi Bosnia hỗ trợ hàng trăm người di cư sau vụ cháy trại tị nạn
Ngày 5/1, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Bosnia có trách nhiệm đối với hàng trăm người di cư nước này đang phải sống cảnh "màn trời chiếu đất" trong thời tiết giá rét sau khi trại tị nạn của họ bị hỏa hoạn.
Người di cư sơ tán khỏi trại tị nạn Lipa bị thiêu rụi do hỏa hoạn tại thị trấn Bihac, Bosnia, ngày 29/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo tổng kết thiệt hại về vụ hỏa hoạn xảy ra tại trại tị nạn Lipa ở Tây Bắc Bosnia hôm 23/12/2020 được đăng tải trên trang web của EU, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cho biết việc đóng cửa trại Lipa đã khiến khoảng 3.000 người tị nạn và di cư không có nơi trú ẩn cũng như không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản giữa mùa Đông giá rét. Hiện có khoảng 900 người vẫn đang phải ngủ ngoài trời suốt một tuần qua và khoảng 800 người khác phải sống tạm trong những tòa nhà bỏ hoang hoặc trong rừng.
Ông lưu ý thời tiết giá lạnh và ẩm ướt hiện nay nhiều khả năng sẽ ngày càng khắc nghiệt hơn trong những tuần tới, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, giới chức Bosnia chưa có hành động hỗ trợ mạnh mẽ người tị nạn.
Cũng theo quan chức EU, từ năm 2018, Brussels đã hỗ trợ Bosnia hơn 88 triệu euro để xử lý cuộc khủng hoảng người di cư cùng với 3,5 triệu euro khác được công bố hôm 3/12. Bất chấp việc EU liên tục hỗ trợ tài chính để đáp ứng nhu cầu của người di cư và người tị nạn, cũng như tăng cường quản lý biên giới, nhà chức trách Bosnia đến nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề này. Điều đáng nói là Bosnia mới cho sửa sang một trại ti nạn ở gần thành phố Bihac với 3,5 triệu euro (4,3 triệu USD) từ nguồn hỗ trợ của EU. Tuy nhiên, trại này vẫn chưa được đưa vào sử dụng do bất đồng giữa nhà chức trách và cư dân địa phương.
Ông nêu rõ: "Chúng ta phải đảm bảo rằng những người di cư xin tị nạn ở EU cần được đối xử và tiếp cận điều kiện sống cơ bản trong toàn bộ quá trình xin tị nạn. Trong khi, chúng tôi (EU) sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia đối tác của mình đạt được mục tiêu này, họ phải đảm nhận trách nhiệm của mình trong vấn đề đó". Ông đồng thời nhấn mạnh tình hình ở Bosnia càng cho thấy EU cần phải củng cố chính sách chung về người tị nạn và di cư.
Bosnia đã phải đối mặt với những chỉ trích quốc tế vì đã để hàng nghìn người di cư không có nơi tạm trú sau vụ họa hoạn tại trại Lipa ở Tây Bắc nước này. Vụ hỏa hoạn đã khiến một phần lớn hệ thống cơ sở hạ hầng bị phá hủy, nhưng may mắn không có người thương vong. Cảnh sát cho rằng những người di cư đã gây ra vụ hỏa hoạn nhằm phản đối việc Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc, tổ chức đang điều hành trại tị nạn, rút khỏi nhiệm vụ. IOM chỉ trích trại tị nạn Lipa được mở cửa vào tháng 4 không đủ điều kiện đảm bảo cho người lưu trú trong mùa Đông khi không có điện và nước máy.
Bosnia nằm trên "tuyến đường Balkan" vốn thường được những người di cư lựa chọn trong hành trình trên bộ đến "miền đất hứa" Tây Âu để chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông, châu Á và châu Phi.
8 người chết ngạt trong tiệc giao thừa 8 nam nữ thanh niên chết ngạt trong ngôi nhà nhỏ ở làng Tribistovo, có thể do ngộ độc khí CO trong tiệc giao thừa. Phát ngôn viên cảnh sát địa phương Martina Medic cho hay cảnh sát nhận được một cuộc gọi báo tin vào 10h ngày 1/1 và đã tới một ngôi nhà ở làng Tribistovo kiểm tra, nơi họ phát...