Các nước V4 ở Trung Âu bác ý tưởng thu nhỏ khối Schengen
Các nước thuộc Nhóm Visegrad ở Trung Âu, hay còn gọi là nhóm V4, đã bác ý tưởng thu nhỏ khu vực miễn thị thực của Liên minh châu Âu ( khối Schengen).
Các nước thuộc Nhóm Visegrad ở Trung Âu, hay còn gọi là nhóm V4, gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia đã bác bỏ ý tưởng thu nhỏ khu vực miễn thị thực của Liên minh châu Âu vốn được biết đến với cái tên khối Schengen.
Trên trang Twitter chính thức của mình, Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka ngày 3/12 cho biết, các nước thuộc nhóm V4 phản đối ý tưởng thu nhỏ khối Schengen đồng thời nhấn mạnh quyết tâm của các nước này tập trung vào việc bảo vệ bên giới bên ngoài của liên minh châu Âu. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh ông đang chủ trì hội nghị thượng đỉnh của nhóm V4 với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Ông Sobotka. (Ảnh:zpravy.idnes.cz.)
Ngày 27/11 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem là người đưa ra ý tưởng giảm thành viên của hệ thống Schengen so với 26 nước hiện nay. Ông Dijsselbloem, người đồng thời giữ chức chủ tịch Nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng Euro (Eurogroup), đã cảnh báo rằng, các nước không thể bảo vệ được biên giới của khối và không chấp nhận chia sẻ một cách công bằng gánh nặng người tị nạn sẽ bị gạt ra ngoài khu vực Schengen khi khối này có khả năng thu hẹp trong tương lai.
Video đang HOT
Trước đó có nguồn tin cho rằng, một số quan chức châu Âu khác, trong đó có Thủ tướng Slovakia Robert Fico, cũng đã đề nghị loại Hy lạp khỏi khối Schengen.
Giới ngoại giao Liên minh châu Âu cho biết, hội nghị Bộ trưởng Nội vụ các nước Liên minh châu Âu họp hôm nay (4/12) có thể sẽ thảo luận việc đình chỉ Hy Lạp khỏi các quy chế mở cửa biên giới, nghĩa là viện điều 26 của Hiệp ước Schengen để đối xử với những ai đến từ Hy Lạp như đến từ bên ngoài khu vực Schengen./.
Diệu Hương Theo Reuters
Theo_VOV
Mỹ - ASEAN sẽ có cuộc họp lịch sử về Biển Đông
Nữ đại sứ Mỹ tại ASEAN, bà Nina Hachigian, cho biết lãnh đạo các nước ASEAN sẽ đến Mỹ dự hội nghị cấp cao mang tính lịch sử vào năm 2016 theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Barack Obama tại Hội nghị cấp cao ASEAN. Ảnh: Reuters
Ngày 2/12, Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian có cuộc họp báo với phóng viên các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để thông báo về kết quả cuộc họp Mỹ - ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á vừa diễn ra hồi tháng 11 ở Malaysia.
Bà Hachigian nhắc lại kết quả nổi bật được công bố sau các sự kiện trên là cuộc họp đầu tiên giữa nguyên thủ các nước ASEAN và Mỹ sẽ diễn ra ngay trên lãnh thổ Mỹ vào nửa đầu năm 2016, theo lời mời của Tổng thống Obama.
Đây là kết quả điển hình sau khi Tổng thống Obama tuyên bố nâng tầm quan hệ với ASEAN lên đối tác chiến lược.
"Việc nâng tầm quan hệ giữa Mỹ với các nước ASEAN và lời mời của Tổng thống Obama là những ví dụ tuyệt vời về cách mà nước Mỹ có thể tăng cường kết nối, tham gia cùng ASEAN ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặt ra một tầm cơ sở mới về gia tăng hoạt động tại châu Á", đại sứ Mỹ tại ASEAN nói.
Thông tin về thời điểm chính xác của cuộc họp sẽ được công bố trong thời gian tới. Tuy nhiên, bà Hachigian cho biết, cuộc họp dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận về điểm nóng là Biển Đông.
"Trong chuyến công du châu Á vừa qua, Tổng thống Obama đã yêu cầu các bên liên quan ngừng việc cải tạo, xây dựng và quân sự hóa trên khu vực tranh chấp", bà nói.
Đại sứ Mỹ tại ASEAN, bà Nina Hachigian. Ảnh: state.gov
Trả lời Zing.vn về những hoạt động sắp tới của Mỹ để tiếp tục khẳng định tự do hàng hải trên Biển Đông, nữ đại sứ Mỹ nói: "Tôi chưa thể cung cấp thêm thông tin về những kế hoạch sắp tới. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng hoạt động này ở khu vực sẽ diễn ra đều đặn, và phù hợp với những hoạt động tuần tra khác mà chúng tôi vẫn tiến hành trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua".
Khi một phóng viên đề nghị bình luận về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bà Hachigian nói: "Chúng tôi ủng hộ một giải pháp hòa bình, bao gồm việc sử dụng những cơ chế luật pháp quốc tế như các tòa án trọng tài, như phiên tòa đang thụ lý vụ việc của Philippines". Nữ đại sứ Mỹ nhấn mạnh, phán quyết của tòa án sẽ mang tính ràng buộc pháp lý đối với những nước đã phê chuẩn UNCLOS, bao gồm Trung Quốc và Philippines.
Theo Zing News
COP 21: Nhiều hy vọng nhưng không ít chông gai 150 vị nguyên thủ và lãnh đạo các nước cùng 40.000 đại biểu trên thế giới tham dự hội nghị COP 21, với nhiều hy vọng nhưng không ít chông gai. 150 vị nguyên thủ và lãnh đạo các nước cùng 40.000 đại biểu trên thế giới tham dự hội nghị COP 21, với nhiều hy vọng nhưng không ít chông gai. Khoảng...