Các nước trên thế giới thực hiện “cách ly xã hội” như thế nào?
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khái niệm “cách ly xã hội” (social distancing) ngày càng được nhắc đến nhiều và cho thấy tầm quan trọng nhất định. Vậy các quốc gia trên thế giới đã thực hiện biện pháp này như thế nào?
Theo nghĩa khái quát, social distancing là hạn chế giao tiếp xã hội nói chung, cả bắt buộc lẫn khuyến cáo. Theo nghĩa hẹp, social distancing là cách ly xã hội hay khoảng cách xã hội, tức là tuy chưa bắt buộc nhưng tất cả mọi người được khuyến cáo ở nhà, hạn chế tiếp xúc với nhau trong đường kính 2 mét.
Duy trì khoảng cách tiếp xúc là điều quan trọng, bởi virus corona lây lan khi người bị nhiễm ho, làm bắn ra các giọt nước bọt rất nhỏ trong đó chứa đầy virus. Những hạt này có thể bị người khác hít vào, hoặc gây lây nhiễm khi chạm tay vào bề mặt mà các hạt rơi xuống, sau đó đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng.
Tất cả các quốc gia có ca dương tính trên thế giới đều khuyến cáo mọi người tuân thủ các biện pháp tự duy trì khoảng cách, đặc biệt là với những người trên 70 tuổi, phụ nữ có thai và những người thuộc nhóm thường được tiêm vaccine phòng cúm.
Hạn chế giao tiếp từng giúp con người cầm cự khi đợi vắc-xin trong đại dịch cúm influenza vào năm 1918. Với đại dịch Covid-19, cần 1 đến 2 tuần để thấy được số ca giảm sau khi cách ly xã hội hoặc phong tỏa thành phố.
Lấy ví dụ là Vũ Hán cần 12 ngày từ khi phong tỏa để tốc độ lây lan giảm đều. Hiện tại, sau 2 tháng phong tỏa, 68.000/81.000 ca dương tính đã hồi phục. Nhiều bác sĩ, y tá đã được trở về nhà từ Hồ Bắc, sau khi hỗ trợ cho hệ thống y tế ở tâm dịch.
Dưới đây là hình ảnh social distancing trên khắp thế giới do phóng viên Reuters ghi nhận:
Một khách hàng nhận cafe đặt trong hộp được chuyển bằng một hệ thống dây tự chế của một quán cafe tại Bangkok, Thái Lan. Sáng tạo của cửa hàng nhằm thực hiện triệt để chính sách “tạo khoảng cách xã hội” mà chính phủ nước này khuyến cáo.
Người dân New York, Mỹ, tập thể dục trong công viên Quảng trường Washington. Trong khuôn viên là những hình tròn và dòng chữ “social distancing 6 feet” để nhắc nhở mọi người đứng cách xa nhau.
Hình ảnh tại một trạm xe bus ở Thái Lan, mọi người tự động ngồi cách nhau một ghế nhờ những hình dán nhắc nhở.
Video đang HOT
Mọi người xếp hàng theo những ô vuông được kẻ sẵn để tạo khoảng cách tại trung tâm thương mại Brent Cross ở London, Anh.
Các nhà báo, phóng viên cũng tuân thủ quy tắc “cách ly xã hội” khi tham dự họp báo ở Washington, Mỹ.
Người dân Indonesia đến bệnh viện Padang, tỉnh West Sumatera ngồi chờ trên những hàng ghế đặc biệt được dán băng keo để đảm bảo mọi người không ngồi sát nhau.
Người dân Kenya đi lễ giữ khoảng cách tại Nhà thờ African Inland Church (AIC) Milimani ở Nairobi.
Người đi thang máy đứng vào các ô quy định ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia.
Một cụ bà đứng chờ ở vạch kẻ tại một cửa hàng thực phẩm ở Rome, Italy.
Người dân Seattle, Washington đứng chờ mua đồ ăn theo khoảng cách đã được kẻ sẵn tại một tiệm bán đồ ăn nhanh Drive-in ở Mỹ.
Các phóng viên tham dự cuộc họp báo của Tổng thống Donald Trump cũng tự giữ khoảng cách khi ngồi cách một ghế.
Những người đi cầu nguyện tại Nhà thờ Hồi giáo Puget Sound ở Redmond, Washington, Mỹ, cũng tuân thủ quy tắc giữ khoảng cách xã hội.
Người mua hàng tuân thủ việc giữ khoảng cách tại khu chợ nông nghiệp Alemany ở San Francisco, California, Mỹ.
Người dân London, Anh tập thể dục tại công viên Greenwich.
Một cửa hàng bánh ở Hale, Anh đề tấm biển “Mỗi lần chỉ 3 khách vào tiệm”, và “Hãy giữ cho chúng ta an toàn” ngoài cửa tiệm.
Hành khách giữ khoảng cách tại sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ.
Hành khách chờ tàu tại một nhà ga xe lửa ở Daegu, Hàn Quốc ngồi rất xa nhau.
Người dân Philippines xếp hàng chờ lên tàu ở Quezon, Metro Manila.
Tấm biển nhắc nhở khách hàng hãy chú ý giữ khoảng cách xã hội ở một cửa hàng tại Seattle, Washington.
Người dân xếp hàng mua rau ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Các thành viên Quốc hội Đức trong cuộc họp ở Hamburg giữ khoảng cách bằng cách ngồi xa nhau.
Người dân Rome, Italy xếp hàng đi siêu thị.
Tranh vẽ và dòng chữ “Hãy đứng lùi lại 6 bước và hứa là bạn yêu tôi” tại một quán cafe ở Seattle, Washington, Mỹ.
Tuệ Minh (lược dịch)
Muốn tiết kiệm chi phí cho đám cưới, cô dâu đã suy nghĩ và làm hành động khó ngờ khiến mọi người "chết lặng"
Quyết định của cô dâu trẻ không chỉ gây sự chú ý tới cộng đồng mạng mà còn nhận về muôn vàn lời chỉ trích dữ dội.
Người phụ nữ đến từ Santa Maria, California đã đăng lên một nhóm Facebook chia sẻ, cô đangchuẩn bị cho đám cưới của mình thì vô cùng buồn bã vì dì của cô qua đời, điều đó có nghĩa cô phải lo gấp đôi chi phí.
Song thay vì tổ chức lễ tang trước - ưu tiên theo mức độ cấp bách - người phụ nữ nói rằng sẽ tổ chức cùng lúc.
Bài đăng của cô dâu. (nguồn: Facebook)
"Gửi các bạn. Một vài bạn có lẽ đã quên - nhưng thật buồn là dì Karen vừa qua đời vì nguyên nhân tự nhiên. Chúng tôi rất đau lòng nhưng sẽ không hủy hôn lễ vào tuần tới. Hơn nữa, nhớ về dì Karen, chúng tôi dám chắc là dì sẽ muốn chúc phúc cho ngày cưới với tràn ngập tình yêu và niềm vui.
Tôi cũng muốn nói thêm là chi phí tổ chức tang lễ đã tăng lên chóng mặt. Vì vậy chúng tôi sẽ tổ chức lễ viếng ngay trong đám cưới. Xin mọi người cứ tự nhiên đến nhà thờ, nhìn dì Karen lần cuối và nói lời vĩnh biệt. Chúng tôi rất buồn trước sự ra đi của dì - nhưng cũng hạnh phúc trong ngày thành hôn. Rất mong được gặp mọi người vào hôm Thứ bảy tới",bài đăng gây tranh cãi của cô dâu trẻ.
Đáng chú ý, dưới phần bình luận, một người quen của gia đình cô dâu đồng tình với việc tổ chức chung hai đám và khẳng định dì Karen luôn yêu thích đám cưới nên chắc chắn sẽ vui mừng 'có mặt' trong lần cuối cùng tham dự hôn lễ.
Bài đăng sau đó bị chụp màn hình lại và lan truyền chóng mặt trên Facebook, nhận về muôn vàn chỉ trích của cộng đồng mạng.
"Vậy là cô dâu quyết định tổ chức đám cưới - đám tang cùng lúc để tiết kiệm chi phí ở nhà thờ à? Quái đản".
"Dù sao thì đặt cỗ quan của người đã khuất ngay trong đám cưới cũng không hề đúng rồi".
Theo Tú Linh/Khỏe & Đẹp
Nơi đàn ông có thể lấy 14 vợ và những chuyện lạ ngỡ ngàng của châu Phi Những câu chuyện du ký hóm hỉnh của một gia đình "du mục" người Việt sẽ khơi gợi trong chúng ta tình yêu về nơi chốn xa xôi, hoang dã chứa đựng biết bao điều mới lạ và độc đáo. "Châu Phi xa xôi luôn mang tới những điều mới lạ!" - đó là phát ngôn của Pliny The Elder, nhà văn, triết...