Các nước trên thế giới chào đón năm mới độc đáo như thế nào?
Mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hóa bản địa riêng biệt và cách mà họ chào đón năm mới cũng theo nhiều cách không giống nhau.
Cùng khám phá cách mà các nước trên thế giới chào đón năm mới nhé.
1. Nga
Tại Nga, ngày Tết, người ta trang hoàng lộng lẫy những cây thông tuyệt đẹp và làm món bánh nướng cổ truyền để đón chào Năm mới.
Theo phong tục, một cây thông to sẽ được đặt ở quảng trường cung điện Kremli (Moscow). Đây là “cây thông năm mới số 1″ của nước Nga và trở thành địa điểm vui chơi của thiếu nhi khắp cả nước.
Đến 12 giờ đêm Giao thừa, ông già Noel sẽ xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng, vai mang theo túi quà để phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông.
2. Anh
Một ngày trước Tết Dương lịch, người dân Anh tất bật mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt. Họ cho rằng, nếu rượu, thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, ở Anh còn lưu hành phong tục “lấy nước đầu Năm mới”. Mọi người đều tranh nhau đi lấy nước để được là người đầu tiên múc được gáo nước đầu tiên trong những giờ phút đầu tiên của Năm mới để may mắn suốt cả năm.
Vào đêm Giao thừa, người Anh thường mang theo bánh ngọt và rượu đi thăm hỏi người thân, bạn bè. Tuy nhiên, những người khách sẽ không gõ cửa mà đi thẳng vào bên trong. Họ cho rằng, sau khi chuông báo nửa đêm chuyển sang Năm mới, người đầu tiên đặt chân vào nhà là một người đàn ông có mái tóc đen hoặc là một người giàu có sẽ mang đến cho chủ nhà một Năm mới đại cát đại lợi.
3. Mỹ
Video đang HOT
Vào đêm 31 tháng 12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ kho ảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống “Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.
Rất nhiều người Mỹ đón mừng năm mới với những bữa tiệc tổ chức tại gia đình hay tập trung ăn uống ở những điểm công cộng.
Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.
Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hy vọng nó sẽ mang đến cho mình… may mắn và tiền bạc. Ở miền nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới gồm đậu, hành, gạo, thịt lợn muối xông khói…
4. Đức
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là “thi leo cây”. Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là “anh hùng năm mới”.
5. Pháp
Người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc nên có câu nói “Người Pháp dùng rượu để chào đón Năm mới” là vì thế.
Vào ngày Tết, người dân Pháp phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Không chỉ vậy, trong ngày đầu Năm mới người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm.
Nếu gió Nam thổi, báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, đây sẽ là một năm bình an và thời tiết thì nóng bức. Nếu gió Tây thổi, sẽ là một năm may mắn đối với nghề đánh cá và những người nuôi bò sữa. Nếu gió Đông thổi, cây trái sẽ bội thu, nhà nhà no ấm. Nếu gió Bắc thổi là điềm không tốt, đây sẽ là một năm mùa màng thất bát.
6. Colombia
Đốt “ông năm cũ” là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Ngoài ra, mọi người cùng thường nhồi búp bê bằng những thứ họ không muốn dùng nữa, các vật đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Tất cả sẽ được thiêu rụi cùng với năm cũ, đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.
Vào đêm Giao thừa, người Colombia sẽ đốt con búp bê. Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ.
7. Argentina
Nước được người Argentina xem là thứ “thánh khiết” nhất trong vạn vật. Do vậy, trong ngày Tết Dương lịch, người ta lũ lượt kéo nhau ra sông để tắm mừng Năm mới. Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Họ dùng những cánh hoa tươi chà xát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho Năm mới.
Theo PNN
Người Mỹ đón năm mới ở Quảng trường Thời đại ra sao trong 115 năm qua?
Thành thông lệ, đêm giao thừa mừng năm mới tại Quảng trường Thời đại ở thành phố New York, Mỹ, luôn được hàng triệu người chờ đón. Sự kiện rực rỡ này đã có lịch sử 115 năm.
Quảng trường Thời đại (Times Square) là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của thành phố New York, Mỹ. Hàng năm, cả triệu người dân và du khách từ mọi nơi đổ về đây, cùng đón chờ thời khắc giao thừa thiêng liêng giữa những màn pháo hoa rực rỡ, khiến khu vực này càng trở nên nổi tiếng. Theo thời gian, sự kiện đón năm mới tưng bừng tại nước Mỹ đã thay đổi ra sao? Ảnh: Stephanie Keith.
Truyền thống đón giao thừa ở Quảng trường Thời đại được cho là có từ năm 1904 với khoảng 200.000 người tham dự thuở đầu. Song, trước khi hoạt động này trở nên phổ biến, người Mỹ thường tập trung tại khu vực nhà thờ Trinity cạnh Phố Wall để lắng nghe tiếng chuông nhà thờ và mừng năm mới. Trong ảnh là đám đông gần nhà thờ Trinity năm 1906. Ảnh: NYPL.
Trong vài thập kỷ tiếp theo, lượng người chen chân tập trung về Quảng trường Thời đại để đón giao thừa, mừng năm mới không ngừng tăng lên, giống với khoảnh khắc được ghi lại đêm 31/12/1941 này. Ảnh: NYPL.
Lực lượng cứu hỏa của thành phố New York có mặt tại Quảng trường Thời đại vào ngày cuối cùng của năm 1941 trước thời khắc chuyển sang năm mới. Bước vào Thế chiến II, lực lượng này bắt đầu tăng cường an ninh cho khu vực công cộng đông người bậc nhất thành phố. Ảnh: AP.
Truyền thống thả quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới có từ năm 1907, khi thành phố cấm bắn pháo hoa. Hoạt động này duy trì đều đặn hàng năm, song vì lý do chiến tranh, giai đoạn 1942-1943 là thời điểm duy nhất không thả quả cầu rơi như thường lệ. Tuy vậy theo ước tính, vẫn có nửa triệu người đã góp mặt ở Quảng trường Thời đại vào năm 1942. Ảnh: AP.
Khi tivi trở nên phổ biến vào những năm 1960, mọi người bắt đầu theo dõi sự kiện mừng năm mới của thành phố qua màn ảnh nhỏ. Bức ảnh năm 1963 cho thấy khoảng 3.000 người tụ họp tại ga Grand Central Terminal hướng mắt về chiếc tivi lớn để xem hình ảnh Quảng trường Thời đại, một địa điểm chỉ cách đó... vài dãy nhà. Ảnh: AP.
Đám đông muốn "nghẹt thở" tại Quảng trường Thời đại trong ngày 31/12/1974. Theo thời gian, quả cầu thả rơi ở đây cũng được tân trang theo hướng hiện đại hơn, nhất là các bóng đèn thắp sáng xung quanh. Ảnh: AP.
Năm 1982, 4 quả bom đã phát nổ tại các tòa nhà chính phủ ở New York vào đêm giao thừa. Năm sau, thành phố tăng cường các biện pháp an ninh. Trong ảnh là những cảnh sát đang làm nhiệm vụ, theo dõi sự kiện đón năm mới 1983 qua monitor. Ảnh: AP.
Vào những năm 1990, các vị khách mời đặc biệt bắt đầu kích hoạt quả cầu rơi. Đầu tiên là nhà từ thiện Oseola McCarty, sau đó là Muhammad Ali, Mary Ann Hopkins từ tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không biên giới, rồi nghệ sĩ Lady Gaga... Quả cầu lúc này có lớp "da nhôm", trang trí những chi tiết giả kim cương cùng đèn nhấp nháy. Ảnh: AP.
Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, lực lượng cảnh sát càng siết chặt an ninh ở khu vực Quảng trường Thời đại. Chó đánh hơi bom và hàng nghìn cảnh sát trang bị máy dò kim loại cầm tay được huy động làm nhiệm vụ trong đêm đón giao thừa tại đây. Ảnh: AP.
Theo ước tính, đã có khoảng 500.000 người cùng tập trung xem khoảnh khắc thả quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại, đánh dấu giây phút bước sang năm 2002. Lúc này, quả cầu thiết kế hiện đại hơn với pha lê rực rỡ và hệ thống chiếu sáng tân tiến. Ảnh: AP.
Thay vì sử dụng ôtô, người ta dùng xích lô vận chuyển các con số trang trí đèn đến Quảng trường Thời đại, chuẩn bị mừng năm mới. Ảnh chụp ngày 16/12/2009. Ảnh: Reuters.
Một góc nhìn khác về quả cầu rơi tại Quảng trường Thời đại. Ảnh chụp từ đỉnh tòa nhà cao tầng mang tính biểu tượng One Times Square trong ngày 27/12/2011. Ảnh: Reuters.
"Cơn mưa" hoa giấy đầy màu sắc rực rỡ vào đêm 31/12/2011, diễn ra cùng lúc với thời khắc thả quả cầu rơi đón năm mới tại Quảng trường Thời đại. Ảnh: Reuters.
Bất chấp nhiệt độ buốt giá chỉ còn âm 12 độ C, khoảng một triệu người đã tập trung về Quảng trường Thời đại để đón chào năm mới 2018. Một năm lại sắp qua đi. Năm mới 2019 đang về trong niềm hân hoan của muôn người, muôn nhà trên khắp thế giới. Ảnh: AP.
Theo zing
Loạt ảnh chụp New York, London, Sydney từ trên cao đẹp đến choáng ngợp Đây là sản phẩm của nhiếp ảnh gia người Australia Andrew Griffiths, 41 tuổi, với sự hỗ trợ của máy bay trực thăng. Sydney - kinh đô ánh sáng của Australia - nhìn từ trên cao. Ở góc bên phải của bức ảnh có thể thấy nhà hát Opera Sydney tọa lạc trên cảng Sydney, kế bên chiếc cầu Cảng nổi tiếng. Nhiếp...