Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Biểu tượng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 29/4, các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục quá trình đàm phán. Dự thảo thỏa thuận mới đã được đưa ra, với các nội dung được điều chỉnh và xem xét tới quan điểm của các nước. Tuy nhiên, các nhóm thảo luận vẫn đang cố gắng tìm kiếm giải pháp cho những bất đồng. Nhà ngoại giao Hà Lan, ông Roland Driece thừa nhận: “Nó đang diễn ra đúng như dự kiến. Hầu hết các quốc gia thành viên chỉ ra rằng với văn bản mới này, chúng tôi đang đi đúng hướng, nhưng đồng thời vẫn còn rất nhiều điều cần phải giải quyết”.
Mục tiêu của quá trình đàm phán từ nay tới ngày 10/5 là đạt được thỏa thuận để thông qua tại kỳ họp thường niên năm 2024 của Đại Hội đồng Y tế thế giới, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 27/5.
Video đang HOT
Trong quá khứ, dịch COVID-19 đã khiến các nền kinh tế bị tàn phá, hệ thống y tế tê liệt và hàng triệu người tử vong. Đại dịch này đã thúc đẩy các quốc gia tìm kiếm khuôn khổ cam kết ràng buộc nhằm ngăn chặn thảm họa tương tự khác trong tương lai. Tuy nhiên, những khác biệt lớn nhanh chóng xuất hiện về các nội dung trong thỏa thuận.
Các bất đồng chính xoay quanh khả năng tiếp cận và công bằng, như khả năng tiếp cận mầm bệnh được phát hiện ở các quốc gia; tiếp cận các sản phẩm chống dịch như vaccine; và phân phối công bằng không chỉ các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine chống dịch mà còn cả phương tiện để sản xuất chúng.
Bên cạnh đó, dự thảo thỏa thuận mới còn tập trung vào việc thiết lập khuôn khổ cơ bản và đưa một số nội dung cụ thể hơn vào cuộc đàm phán tiếp theo trong năm 2026, đặc biệt là về cách Hệ thống chia sẻ lợi ích và tiếp cận mầm bệnh (PABS) của WHO hoạt động trên thực tế.
Bà Jaume Vidal, cố vấn chính sách cấp cao của tổ chức Health Action International, cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến những bất đồng, không rõ đó có phải là điểm sụp đổ hay là ánh sáng cuối con đường. Tôi cho rằng tình hình hiện nay cần những hành động cụ thể”.
WHO cảnh báo sự gia tăng số ca mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu
Ngày 16/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi nâng cao cảnh giác trong bối cảnh gia tăng số ca mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu.
WHO cảnh báo sự gia tăng số ca mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu. Ảnh minh họa: Shutterstock.com
Phát biểu với báo giới tại Copenhagen (Đan Mạch), Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Henri P. Kluge lưu ý đến sự gia tăng số trường hợp mắc bệnh cúm và phải nhập viện, đồng thời kêu gọi hệ thống y tế của các nước châu Âu cần sẵn sàng chuẩn bị để có thể ứng phó với nguy cơ gia tăng hơn nữa số ca mắc bệnh trong những tuần tới.
Theo Viện quốc gia về Môi trường và Y tế cộng đồng - một cơ quan nghiên cứu độc lập của Hà Lan, nước này hiện đang đối phó với sự gia tăng số ca mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Theo báo cáo mới nhất mà viện trên công bố ngày 10/1, nhiều mềm bệnh, bao gồm COVID-19, virus cúm và virus cúm mùa hiện đang lưu hành phổ biến ở người. Số ca xuất hiện các triệu chứng giống như cúm ngày càng tăng. Trong tuần qua, cứ 100.000 người đi khám thì có 44 người cho biết họ có những triệu chứng giống cúm, tăng đáng kể so với số liệu ghi nhận trong tuần trước đó là 27/100.00 người. Theo cơ quan nghiên cứu của Hà Lan, số liệu gần đây cũng cho thấy số ca mắc cúm gia tăng, với gần 35% số mẫu xét nghiệm lấy từ những người báo cáo các triệu chứng giống cúm cho kết quả dương tính. Tuần trước, con số này là 13%.
Tại Italy, giới chức nước này hôm 12/1 cho biết hệ thống y tế của Italy đang chịu áp lực nặng nề do làn sóng lây nhiễm cúm tồi tệ nhất trong vòng ít nhất 15 năm qua. Chính phủ Tây Ban Nha mới đây đã yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại các cơ sở y tế của nước này trước tình trạng gia tăng mạnh số ca mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
WHO cho biết ít nhất 1,4 triệu người tại châu Âu đã được cứu sống nhờ các loại vaccine ngừa COVID-19, đồng thời tái khẳng định virus SARS-CoV-2 "vẫn đang hiện hữu".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu khuyến nghị người dân ở nhà nếu có triệu chứng cúm hoặc COVID-19, tuân thủ các hướng dẫn quốc gia về tiêm chủng dành cho các nhóm dễ tổn thương.
Hợp tác để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Cuối năm 2020, khi đại dịch COVID-19 đang thử thách các hệ thống y tế ở khắp nơi trên thế giới, Việt Nam, trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), đã cùng 5 quốc gia khác đề xuất Nghị quyết lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh nhằm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay

Đức xoay trục đối ngoại: Cân bằng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc

Thủ tướng đắc cử Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, EU

Bạo lực gia tăng ở Tây Sudan khiến nhiều người thiệt mạng

Giao tranh bùng phát mạnh tại miền Đông CHDC Congo

Thuế quan của Mỹ: Khuyến nghị các nước đang phát triển đa dạng hóa quan hệ thương mại

Nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương

Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump về xung đột Nga - Ukraine

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người bị tử vong tăng lên 226 người

Washington và Tehran công bố kết quả cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân Iran

Tiết lộ về lực lượng đặc nhiệm lặng lẽ định hình chính sách nhập cư của Mỹ

Quốc hội Peru hủy điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Dina Boluarte
Có thể bạn quan tâm

1 Nam vương đình đám phải làm người mẫu lõa thể để sống sót
Sao châu á
22:28:04 13/04/2025
Tóm cận cảnh màn khoá môi của 2 Chị Đẹp hot nhất ngay giữa concert
Sao việt
22:22:06 13/04/2025
Diễn viên chuyên trị vai phản diện qua đời tuổi 54
Sao âu mỹ
22:17:08 13/04/2025
Đến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ về
Góc tâm tình
22:02:41 13/04/2025
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này
Hậu trường phim
21:59:57 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Nóng: Messi chốt tương lai với Inter Miami
Sao thể thao
19:45:54 13/04/2025
Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn
Pháp luật
17:35:23 13/04/2025