Các nước thành viên IMF quan ngại về tác động tới tăng trưởng kinh tế của xung đột tại Ukraine
Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino cho biết, các nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) đang kêu gọi mạnh mẽ hơn về việc chấm dứt xung đột tại Ukraine, khi đã có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của toàn cầu.
Người dân Ukraine đi sơ tán tránh xung đột tới trung tâm tiếp nhận ở Zaporizhzhia ngày 29/4/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Bà Calvino, người được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Tiền tệ và Tài chính của IMF hồi tháng Một, cho rằng các hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới trong tuần này diễn ra khi xung đột tại Ukraine diễn biến rất khó lường. Điều được cảm nhận hiện nay là sự lo ngại khi không rõ xung đột sẽ kéo dài đến khi nào và sẽ gây ra những tác động ra sao, trong khi giá lương thực và năng lượng đã tăng mạnh.
Theo bà, các nước thành viên IMF ngày càng lo ngại khi xung đột kéo dài và tác động đến lạm phát, dẫn đến việc các quốc gia trên khắp thế giới tăng mạnh lãi suất.
Bà cho rằng tình hình nghiêm trọng và các nước cần cùng nhau hành động. Các nước trở nên cứng rắn hơn trong yêu cầu Nga chấm dứt xung đột, do tác động đến hầu hết các nước dễ bị tổn thương nhất, các nước nghèo và các xã hội.
Theo bà, bản chất toàn cầu của những thách thức chồng chéo là một kêu gọi thức tỉnh về tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế như IMF.
Bà lạc quan rằng IMF có đủ năng lực giải quyết vấn đề dù một số nhà lãnh đạo châu Phi cho rằng xung đột tại Ukraine đã làm giảm sự chú ý tới các cuộc khủng hoảng mà các nước nghèo phải đối mặt và nói đến việc các công cụ cho vay mới đã được thiết lập nhằm hỗ trợ các nước chịu tác động lớn do các cú sốc liên quan đến xung đột.
Bà nói, ngay vào lúc này, IMF đặc biệt quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu trước mắt với việc đưa ra các cơ chế tái bảo hiểm, các cơ chế hỗ trợ tài chính, các cơ chế giảm nợ để bảo vệ sự ổn định tài chính của toàn thế giới.
Tổng Giám đốc IMF cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu cao hơn
Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu cần hành động phối hợp nhằm ngăn chặn "điều bình thường mới nguy hiểm", trong bối cảnh các nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày một tăng do các cú sốc kinh tế liên tiếp.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố trên được bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra ngày 6/10 trước thềm hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Phát biểu tại Đại học Georgetown (Mỹ), bà Georgieva nhấn mạnh điều quan trọng hiện nay là phải "ổn định nền kinh tế toàn cầu bằng cách giải quyết những thách thức cấp bách nhất", trong đó có tình trạng lạm phát. Theo bà, các nhà hoạch định chính sách cần hành động cùng nhau để "ngăn giai đoạn bất ổn ngày càng tăng này trở thành một 'điều bình thường mới' nguy hiểm". Tuy nhiên, người đứng đầu IMF cũng cảnh báo quá trình này sẽ khó khăn và nếu các ngân hàng trung ương hành động quá quyết liệt để giảm áp lực về giá, có thể gây ra một cuộc suy thoái kinh tế "kéo dài".
Tuyên bố của bà Georgieva nêu rõ bên cạnh triển vọng toàn cầu u ám là các nguy cơ suy thoái đang tăng. Chỉ trong chưa đầy 3 năm, thế giới chứng kiến hết cú sốc này đến cú sốc khác. Nguồn cung toàn cầu gặp khó khăn cũng đang là thách thức đối với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh nhu cầu tăng cao sau những tác động của đại dịch COVID-19, đẩy lạm phát leo thang trên toàn thế giới. Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, khiến giá lương thực gia tăng.
Bà Georgieva cho biết thể chế tài chính toàn cầu này có kế hoạch tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 trong dự báo có thể được công bố tại hội nghị thường niên, dự kiến diễn ra vào tuần tới tại Washington (Mỹ). Đây là hội nghị trực tiếp của IMF và WB đầu tiên kể từ năm 2019 - trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trước đó, tháng 7 vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống còn 3,2% và năm 2023 xuống còn 2,9%.
IMF: Kinh tế của Indonesia sẽ đứng thứ tư thế giới vào năm 2045 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Indonesia sẽ tiếp tục tăng trưởng và đứng thứ tư trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2045 khi Indonesia kỷ niệm 100 năm độc lập. Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN Theo Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia Erick Thohir, dự...