Các nước Tây Phi bị dịch Ebola có quân đội mạnh không?
4 quốc gia Tây Phi đang chịu thiệt hại nặng vì dịch Ebola có lực lượng quân sự khá yếu kém, lạc hậu, ngoại trừ Nigeria khá hơn một chút.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Guinea tuy được xây dựng đủ với 5 thành phần chính gồm: Lục quân, Hải quân, Không quân, lực lượng bán quân sự quốc gia và Vệ binh Cộng hòa nhưng vẻn vẹn quân số chỉ khoảng 45.000 quân (hải quân chỉ có 900 người), ngân sách quốc phòng chừng vài chục triệu USD/năm.
Với ngân sách quốc phòng rất eo hẹp thì đương nhiên trang bị vũ khí của Quân đội Guinea nghèo nàn. Theo một vài thống kê, lực lượng thiết giáp nước này chỉ có chừng gần 100 xe tăng – thiết giáp do Liên Xô sản xuất, chừng 50 khẩu pháo cối. Việc không có nhiều phương tiện thiết giáp khiến binh lính Guinea chủ yếu di chuyển bằng các xe ô tô dân sự.
Hải quân Guinea chỉ có chừng 900 lính thường trực và một vài tuần tiễu nhỏ cùng ca nô, trong khi không quân còn ít hơn thế khi chỉ có 700 quân và 20 máy bay – trực thăng xuất xứ từ Liên Xô, Pháp.
Tuy được coi là kém cỏi nhưng ít ra sức mạnh quân sự của Guinea còn gấp nhiều lần Lực lượng Vũ trang Liberia (AFL). Quân đội nước này chỉ có vẻn vẹn 2.100 quân thường trực (chia làm 2 tiểu đoàn và nhóm nhỏ lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia). Trang bị của AFL gần như chẳng có gì ngoài súng bộ binh.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Sierra Leone (RSLAF) nhỉnh hơn Liberia khi có quân số thường trực khoảng 13.000 người (một số nguồn cho là chừng 8.500 người), ngân sách quốc phòng cũng chỉ vài chục triệu USD, được tổ chức thành 3 thành phần: Lục quân, Hải quân và Không quân.
Trang bị của Lục quân RSLAF ngoài vũ khí bộ binh cho binh lính (súng trường AK-47, trung liên RPD, súng chống tăng RPG) thì phương tiện cơ giới rất hạn chế với chỉ 2 xe tăng T-72, 10 xe bọc thép OT-64 và 3 xe Casspir. Còn pháo binh chỉ có 31 khẩu pháo, súng không giật Gustav và 7 khẩu pháo phòng không.
Video đang HOT
Dù có đường bờ biển dài, phải quản lý vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý nhưng Hải quân Sierra Leone (RSLN) chỉ được trang bị 7 tàu pháo Type 62 của Trung Quốc cùng một ít ca nô tuần tra với quân số 500 người. Trong khi lực lượng không quân cũng chẳng khá hơn khi chỉ có chừng 10 máy bay – trực thăng.
Trong các quốc gia Tây Phi đang chịu sự hoành hành của dịch Ebola thì Quân đội Nigeria mạnh hơn cả với trang bị khá tốt. Lực lượng Vũ trang Nigerian (NAF) có quân số thường trực khoảng 200.000 người tổ chức thành 3 quân chủng: Lục quân, Hải quân và Không quân. Ngân sách quốc phòng khoảng 3-4 tỷ USD – khá lớn ở các quốc gia Tây Phi.
Trong 3 quân chủng thì lục quân có số binh lính thường trực đông đảo nhất gồm 130.000 người được trang bị vũ khí cá nhân khá tốt. Chiếm số lượng lớn vẫn là súng trường tiến công AK-47/AKM, ngoài ra còn có một số súng phương Tây như FN FAL, Heckler & Koch G3, M16A1; trung liên RPK, Browning M2; súng chống tăng RPG-7; súng không giật…
Trang bị tăng – thiết giáp của Nigeria có chừng hơn 1.000 chiếc, chiếm 70-80% là các phương tiện thiết giáp chở quân có xuất xứ từ Liên Xô, Ukraine và vài nước phương Tây, phần còn lại là xe tăng (gồm 74 chiếc T-54/55 Liên Xô; 108 Vickters Mk III Anh; 16 AMX-13 Pháp).
Pháo binh Nigeria có khoảng 1.000 khẩu do Liên Xô, Anh, Italy cung cấp.
Hải quân Nigeria là một trong những lực lượng lớn nhất khu vực châu Phi với trang bị khá tốt. Nước này hiện có trong trang bị tàu hộ vệ tên lửa cỡ 3.360 tấn do Đức đóng, cùng 2 tàu hộ vệ cỡ 3.200 tấn của Mỹ, ngoài ra nước này được cho là đang mua 2 tàu hộ vệ cỡ 1.500 tấn Type 056 của Trung Quốc. Đó là chưa kể nước này còn có chừng 9 tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa, vài chục tàu pháo tuần tra ven biển.
Không quân Nigeria cũng được xem là một trong những lực lượng lớn nhất ở châu Phi với quân thường trực 10.000 người, trang bị 261 máy bay gồm: 15 tiêm kích F-7 nhập từ Trung Quốc (trong ảnh); 24 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Alpha Jets của Pháp và trực thăng, máy bay vận tải.
Theo_Kiến Thức
Xà phòng có thể tiêu diệt được vi rút Ebola
Tại buổi họp báo sáng 12.8 của Bộ Y tế, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, khẳng định không dấu thông tin về dịch bệnh nếu nhiễm Ebola.
Ông Phu cũng cho biết, chưa hề có ca nhiễm nào Ebola tại Việt Nam. Thông tin đưa trên một số trang mạng về ca nghi ngờ nhiễm Ebola nhập viện là hoàn toàn không chính xác.
Theo ông Phu, dịch Ebola rất nguy hiểm, phải có biện pháp điều trị và phòng tránh lây lan. Mức độ lây lan dễ dàng hơn HIV, bởi chỉ cần tiếp xúc gần đã bị nhiễm trong khi lây HIV là cần có sự tiêm chích, truyền máu thực sự.
Chủ động phân tuyến điều trị
Bộ Y tế đã có các biện pháp giảm tối thiểu nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng nếu có ca bệnh. Mẫu bệnh phẩm cần được thu thập, bảo quản và vận chuyển theo đúng quy định về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM.
Giám sát y tế cửa khẩu nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập
Theo các mức độ bệnh, dịch sẽ thực hiện kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly. Việc thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng đã được tính đến. Theo phân tuyến, các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Ebola tại phía Bắc là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; miền Trung là Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; miền Nam là bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ.
Phòng hộ tốt có thể tránh được Ebola
Theo nhận định của đại diện Tổ chức Y tế thế giới, nguy cơ dịch tại Việt Nam thấp, do: Ebola lây truyền qua tiếp xúc gần (tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc, động vật nhiễm vi rút Ebola, trong khi đó Việt Nam chưa từng có ca bệnh này). Ebola hiện có tại 4 nước Tây Phi, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi tiếp xúc với các ca bệnh ở đây. Và nếu có các phòng hộ tốt thì sẽ tránh được lây nhiễm.
Trong khi đó, Việt Nam đã có các phản ứng rất nhanh nhạy ứng phó nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập. Do đó, hiện tại có thể nhận định dịch Ebola ở Việt Nam là thấp.
Ông Trần Đắc phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông báo, hiện nay vẫn đang chờ sinh phẩm chẩn đoán từ Tổ chức Y tế thế giới. Hiện tại chuyên gia của CDC Hoa kỳ đã hỗ trợ các kỹ thuật về bất hoạt vi rút. Vì trước khi tiến hành xét nghiệm phân tử cần thực hiện công đoạn này. Khởi đầu của bệnh Ebola cũng có thể tương tự một số bệnh do sốt xuất huyết do vi rút Dengue hoặc bệnh do vi rút khác (sốt cao, đau nhức cơ, suy tạng), nhưng chẩn đoán bệnh còn liên quan đến yếu tố dịch tễ, ngoài yếu tố lâm sàng sẽ hướng đến bệnh do Ebola chỉ với trường hợp: từng tiếp xúc với ca bệnh, đi về từ vùng có dịch. Hiện tại, mặc dù chưa có sinh phẩm chẩn đoán nhưng vẫn có thể chẩn đoán các ca bệnh Ebola. Vi rút Ebola dễ lây lan nhưng có thể bị tiêu diệt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường, do đó cần rửa tay sạch bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Lưu ý, vi rút này có thể tồn tại trong môi trường, bề mặt đồ dùng, bàn chế, chăn ga do bị dính các chất tiết, dịch (nước mắt, nước tiểu, máu của người bệnh) trong vòng 1 tuần lễ. Do đó, có nguy cơ nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc gián tiếp với nguồn bệnh. Việc đảm bảo vệ sinh rất quan trọng trong phòng bệnh.
Theo Thanh Niên
Các nước khẩn trương đối phó dịch Ebola Trong bối cảnh virút Ebola đang hoành hành dữ dội ở Tây Phi, các quốc gia, đặc biệt là các nước trong khu vực, đã khẩn trương thực hiện các biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch. Cậu bé dừng xe đọc khẩu hiệu: "Tất cả cùng chống lại sốt Ebola" treo gần sân vận động Koumassi ở thủ đô Abidjan, Côte...