Các nước sẽ cần lập kho dự trữ đồng rúp để mua khí đốt của Nga
Nga chính thức yêu cầu các nước nhập khẩu khí đốt phải thanh toán bằng đồng rúp ( ruble) từ ngày 1/4, nếu không sẽ bị đình chỉ hợp đồng.
Kênh truyền hình RT dẫn lời ông Ilya Ilyin, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường tài chính tại ngân hàng Promsvyazbank, cho biết các quốc gia trên toàn thế giới có thể sớm phải lập kho dự trữ đồng rúp trong nước nếu muốn tiếp tục mua khí đốt của Nga.
“Trong trường hợp chuyển đổi sang thanh toán bằng đồng rúp, các nước đối tác sẽ cần tạo ra một quỹ dự trữ đồng rúp nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán”, chuyên gia này nhận xét.
Video đang HOT
Hơn nữa, theo ông Ilya Ilyin, kho dự trữ của Nga cũng cần giảm lượng tiền tệ của các quốc gia không thân thiện, chẳng hạn như đô la Mỹ và đồng euro, trước nguy cơ bị đóng băng thanh toán liên quan đến lệnh trừng phạt.
Do đó, chính quốc gia này cũng nên tích lũy đồng rúp. “Khi hoạt động xuất khẩu và nguồn thu ngân sách ổn định sẽ dẫn đến hình thành tình trạng dư thừa rúp. Số tiền này sẽ được chuyển sang mục đich hỗ trợ nhà nước hoặc tạm thời đưa vào các ngân hàng”, chuyên gia này gợi ý.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 31/5 đã thông báo rằng Moskva đang thay đổi cơ chế thanh toán đối với một số mặt hàng xuất khẩu, đầu tiên là với khí đốt tự nhiên kể từ ngày 1/4. Động thái này ngay lập tức ảnh hưởng đến những quốc gia đang áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và đóng băng dự trữ ngoại hối của Moskva.
Theo hãng tin Reuters, thống Putin nêu rõ: “Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng rúp trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày 1/4″. Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là lỗi từ phía người mua.
Các quốc gia “không thân thiện” mà Tổng thống Putin nhắc đến gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và một số quốc gia nhỏ hơn.
Đáp lại, Đức và Pháp đã bác bỏ yêu cầu của Nga rằng các quốc gia châu Âu phải trả tiền cho khí đốt bằng đồng rúp, cho rằng điều này là hành vi vi phạm hợp đồng.
Điều gì đã đẩy giá đồng rúp tăng mạnh so với đồng USD?
Nhật báo Izvestia dẫn lẫn các chuyên gia cho rằng tỷ giá đồng nội tệ Nga có thể duy trì được ở mức xấp xỉ 90 rúp đổi 1 USD.
Đồng rúp (ruble) của Nga đã tăng mạnh ngày 28/3 sau khi các nhà xuất khẩu bán thu nhập ngoại hối cũng như việc các doanh nghiệp và người dân giảm nhu cầu sử dụng đồng đôla Mỹ. Động thái đồng tiền nội tệ Nga tăng tỷ giá lên 90 rúp đổi 1 USD và 100 rúp trên 1 euro xảy ra trùng với thời điểm Sàn giao dịch Moskva nối lại hoạt động sau gần một tháng gián đoạn.
Nhà phân tích Oleg Syrovatkin tại bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Otkritie Investments giải thích với báo Izvestia rằng sức mạnh của đồng rúp được hậu thuẫn sau khi các nhà xuất khẩu được yêu cầu bán 80% thu nhập ngoại hối.
Tiếp đến, việc Tổng thống Vladimir Putin đề nghị các quốc gia nằm trong danh sách "không thân thiện" phải thanh toán hóa đơn nhập khẩu khí đốt Nga bằng rúp sẽ còn thúc đẩy giá trị của đồng nội tệ này hơn nữa.
Trong khi đó, chiến lược gia đầu tư tại BCS World of Investments Alexander Bakhtin cho biết vì nhu cầu du lịch quốc tế từ Nga bị giảm mạnh nên nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng tỷ lệ thuận và dẫn đến việc đồng rúp mạnh lên. Ông lưu ý rằng giá hàng hóa vẫn ở mức cao cũng là một dấu hiệu tích cực đối với đồng tiền Nga.
Ngày 29/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Moskva sẽ đề ra các quy định rõ ràng về thanh toán khí đốt nhập khẩu từ nước này bằng đồng rúp vào ngày 31/3, đồng thời nhấn mạnh rằng "cuộc chiến kinh tế" mà phương Tây nhằm vào Moskva đã tạo ra một loạt điều kiện thị trường mới.
Nga tránh vỡ nợ trong gang tấc Một số chủ sở hữu trái phiếu châu Âu (Eurobond) của Nga đã nhận được các khoản thanh toán đến hạn trong tuần này. Đây là dấu hiệu cho thấy Nga đã tránh được một vụ vỡ nợ trái phiếu mà nhiều người dự báo. Ảnh minh họa: Reuters Theo đài RT, khoản thanh toán được thực hiện bằng USD. Các nguồn tin...