Các nước Sahel xây dựng lực lượng chống khủng bố
Bốn nước Sahel (gồm Algeria, Mali, Mauritania và Niger) đang chuẩn bị thành lập lực lượng can thiệp chung để ứng phó với tình trạng bất ổn và mất trật tự trong khu vực.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Phóng viên TTXVN tại Angiêri dẫn nguồn tin tại chỗ ngày 22/11 cho biết lực lượng này có nhiệm vụ xác định các nhóm vũ trang có liên hệ với al-Qaeda tại Bắc Phi (AQMI), phá hủy hang ổ, truy bắt các tay súng thuộc các nhóm này và thu thập thông tin về hoạt động của các nhóm hỗ trợ hậu cần ở miền Bắc Libya và Niger.
Lực lượng này sẽ do Algeria tài trợ và huấn luyện, với sự hỗ trợ của chuyên gia của một số nước phương Tây.
Để chuẩn bị thành lập lực lượng can thiệp chung, Tổng tham mưu trưởng quân đội các nước Sahel đang nhóm họp tại Mali, thảo luận các bước đi cụ thể.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Natié Plea kêu gọi các nước thành viên Ban tham mưu tác chiến hỗn hợp (CEMOC) của bốn nước tiến hành các chiến dịch quân sự chung chống khủng bố./.
Theo TTXVN
10 quốc gia phụ nữ bị đối xử tồi tệ nhất
Trong thời đại khoa học và công nghệ thông tin nở rộ, có những nơi mà phụ nữ vẫn không có quyền lợi gì và bị coi như là những người thuộc tầng lớp dưới. Họ có thể bị bạo hành bất cứ lúc nào, thậm chí là sát hại. Những người phụ nữ phải sống cực khổ, bị coi khinh và niềm hy vọng duy nhất của họ là có thể đem lại một cuộc sống tốt hơn cho con cái.
1.Afghanistan
Video đang HOT
Theo điều tra của tổ chức Thompson Reuters, phụ nữ ở Afghanistan bị đối xử tồi tệ nhất trên thế giới. Tại đây, phụ nữ phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, không có quyền được học hành và bảo hiểm y tế. Cho dù là người giám hộ hay xã hội cũng không cho họ có được những quyền lợi cơ bản nhất. Luật pháp ở Afghanistan cũng không quy định hiếp dâm hay bạo lực gia đình là phạm pháp. Trung bình cứ nửa giờ đồng hồ lại có một người phụ nữ chết sau khi sinh và đưa Afghanistan trở thành đất nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.
2.Cộng hòa Sierra Leone (Tây Phi)
Báo cáo Phát triển Con người cho thấy Sierra Leone cũng là một trong những đất nước không đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ. Cưỡng hiếp, bạo lực và sinh nở là 3 nguyên nhân chính khiến tuổi thọ của phụ nữ ở đây không vượt quá 43. Một người phụ nữ bị cưỡng hiếp sẽ bị chồng ruồng bỏ, bị gia đình xua đuổi và bị xã hội chê cười trong khi đó kẻ gây tội lại không phải chịu bất cứ hình phạt nào.
3. Mali
Mali là một quốc gia được mọi người biết tới với hủ tục cắt bộ phận sinh dục của phụ nữ. Những bé gái 3 tuổi tại đây sẽ phải chịu sự tra tấn dã man của những con người mất nhân tính. Để đảm bảo không quan hệ tình dục trước khi kết hôn, những bé gái này sẽ bị cắt bộ phận sinh dục mà không được tiêm thuốc gây tê hay bất kỳ biện pháp an toàn này để tránh nhiễm trùng. Vì vậy, đã có rất nhiều bé gái đã bị chết vì hủ tục này.
4.Papua New Guinea
Phụ nữ tại Papua New Guinea không được tới trường hay độc lập về kinh tế và phải kết hôn khi tới tuổi. Mỗi năm tại đây có khoảng 150 phụ nữ chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ cũng cao hơn nam giới 4 lần.
5. Cộng hòa dân chủ Congo
Mỗi năm tại Cộng hòa dân chủ Congo có khoảng 420.000 phụ nữ bị hãm hiếp và số lượng chị em bị nhiễm HIV cũng tăng nhanh chóng. Họ luôn phải đối mặt với những mối đe dọa như bắt cóc, làm nô lệ tình dục và ép sinh nở. Hơn nữa, các cơ sở y tế thường xa nơi ở nên nhiều chị em thường tử vong trước khi bác sỹ tới nơi.
6. Ấn Độ
Như chúng ta đã biết, hiện tượng kỳ thị phụ nữ ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt. Những người ở đây tin rằng nam giới đem lại may mắn cho gia đình còn phụ nữ chỉ đem tới đen đủi, hơn nữa sinh con gái còn phải tốn tiền làm của hồi môn khi xuất giá. Vì vậy, có rất nhiều bé gái ở Ấn Độ đã bị vứt bỏ khi mới chào đời hoặc bị giết chết từ khi còn trong bụng mẹ. 45% thiếu nữ chưa đủ 18 tuổi tại Ấn Độ đã kết hôn.
7. Niger
Cũng giống như nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ 3, phụ nữ ở Niger bị đối xử bất công, họ không được tiếp cận với các biện pháp tránh thai, lúc sinh nở cũng không có đủ điều kiện y tế, khi bị ngược đãi cũng không được sự giúp đỡ của các nhà chức trách. Nạn đói ở Niger cũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhiều người đẩy giá lương thực lệ cao, những người đàn ông ở đây sẽ để thức ăn dự trữ, cất đi và không để cho vợ và con cái ăn. Thậm chí một số đàn ông ở Nigera thà đem thực phẩm bán lại cho nhân viên thuộc tổ chức viện trợ chứ không cho vợ ăn.
8.Nepal
Tại Nepal, những bé gái tới 12 tuổi đều phải kết hôn. Nếu như đến 18 tuổi mà vẫn chưa lấy chồng thì sẽ bị mọi người trong gia đình bán cho nhà chứa. Sinh sản và thầy mo là hai yêu tố quan trọng nhất đe dọa tới phụ nữ ở đây. Vì không được học hành nên nếu như không thể chịu nổi sự lạm dụng thì chỉ còn cách duy nhất là bỏ ra ra đường làm gái gọi.
9.Haiti
Haiti là thiên đường của nhiều khách du lịch nhưng lại là địa ngục của phụ nữ. Những người phụ nữ ở đây phải sinh con tại nhà và không được hỗ trợ y tế. Học hành là chuyện không thể đối với họ và những người phụ nữ luôn phải chịu ngược đãi. Mặc dù cách đây 3 năm, luật pháp Haiti quy định cưỡng bức và ngược đãi là phạm pháp nhưng những tập tục hà khắc tại các địa phương ở Haiti vẫn không hề thay đổi.
10. Pakistan
Rất nhiều quốc gia trên thế giới phủ nhận quyền lợi của phụ nữ và Pakistan là một trong những đất nước như vậy. Mỗi năm có khoảng 1.000 phụ nữ chết vì bị ném đá. Những người tham gia ném đá không ai khác chính là cha, chồng và anh em của họ.
Theo VietNamNet
Con trai Gadhafi 'sa lưới' như thế nào? Con trai thứ của đại tá Moammar Gadhafi bị bắt vì trót đặt nhầm niềm tin vào một người dân địa phương, khiến kế hoạch chạy sang Niger đổ vỡ. Saif được giải về Zintan bằng máy bay. Ảnh nhỏ là bản đồ vị trí thành phố Obari nơi Saif bị bắt. Ảnh: AFP, BBC Đài truyền hình al-Ahrar của Libya dẫn lời...