Các nước RCEP kêu gọi Ấn Độ quay trở lại bàn đàm phán
Các bộ trưởng của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã kêu gọi Ấn Độ quay trở lại đàm phán thỏa thuận thương mại tự do này.
Một cuộc đàm phán về RCEP. (Ảnh: Newswire)
Ngày 14/10, các bộ trưởng của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã kêu gọi Ấn Độ quay trở lại đàm phán thỏa thuận thương mại tự do này.
Theo hãng Kyodo, thông tin này được một quan chức Nhật Bản tiết lộ khi 15 nước trên tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng theo hình thức trực tuyến. Đây là hội nghị thứ ba trong năm nay và cũng là cuộc họp đầu tiên kể từ tháng 8. Tuy nhiên, các bộ trưởng không đưa ra tuyên bố chung tại cuộc họp lần này.
Video đang HOT
Tại hội nghị trực tuyến diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua, các bộ trưởng của 15 quốc gia đang đàm phán RCEP cho biết họ đã đạt được “tiến bộ đáng kể” trong việc tiến tới ký kết thỏa thuận vào cuối năm nay, trong khi vẫn chưa chắc chắn liệu Ấn Độ có tiếp tục là thành viên của khuôn khổ này hay không. Theo tuyên bố chung, RCEP “vẫn mở cửa cho Ấn Độ vì nước này không chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP kể từ khi hoạt động này được khởi động vào năm 2012 mà còn ghi nhận tiềm năng của Ấn Độ trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng của khu vực.”
Triển vọng của RCEP vẫn chưa rõ ràng sau khi Ấn Độ hồi tháng 11/2019 tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán với lý do lo ngại về dòng sản phẩm của Trung Quốc cạnh tranh hơn về giá thâm nhập thị trường nước này. Ngoài Ấn Độ, hiện 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đang tham gia đàm phán về RCEP.
RCEP nhằm mục đích thiết lập các quy tắc chung về thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ. Chiếm khoảng 30% tổng GDP toàn cầu và một nửa dân số thế giới (nếu bao gồm cả Ấn Độ), RCEP sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và ảnh hưởng vượt tầm khu vực. Khi được thực thi, RCEP sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho tất cả 15 nước thành viên./.
Quân đội Nhật cảnh báo về hành động của Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật lo ngại các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cho rằng cần theo dõi ý định của Bắc Kinh.
"Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ cũng như vấn đề Hong Kong. Có thể dễ dàng liên kết những vấn đề này", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono phát biểu tại cuộc họp báo với Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài ở Tokyo hôm 25/6.
Bộ trưởng Kono nói rằng tiêm kích Nhật phải xuất phát khẩn cấp để giám sát các máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông gần như hàng ngày, thậm chí đến vài lần mỗi ngày.
"Các tàu vũ trang của họ đang cố xâm phạm lãnh hải của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta cần nâng cao nhận thức về những gì đang diễn ra trên khắp Nhật Bản. Chúng tôi cần theo dõi cẩn thận ý định của Trung Quốc, không phải chỉ năng lực của họ", ông Kono cho hay.
Trong cuộc họp báo, quan chức Nhật Bản thừa nhận mối đe dọa dai dẳng từ Trung Quốc và Triều Tiên, không chỉ trong lĩnh vực quyền lực cứng mà còn trong không gian mạng. Bộ Quốc phòng Nhật tuần trước tuyên bố sẽ mở rộng Đơn vị Phòng thủ Không gian mạng lên 300 người vào đầu năm tới.
Bộ trưởng Kono tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm 25/6. Ảnh: AFP.
"Bây giờ chúng tôi mới chỉ bắt đầu với những bước đi nhỏ và sẽ mất thời gian để bắt kịp năng lực của Mỹ và Trung Quốc", Kono nói, thêm rằng ngân sách quốc phòng bị đình trệ trong hai thập kỷ qua sẽ cản trở kế hoạch này. "Nếu nhìn vào tình hình thâm hụt ngân sách, tôi không nghĩ ai đó sẽ kỳ vọng ngân sách quốc phòng tăng mạnh trong vài năm tới, bởi vậy ưu tiên hóa sẽ là chìa khóa thành công".
Quan hệ Nhật - Trung gần đây căng thẳng vì sự hiện diện của hải cảnh cùng các tàu cá Trung Quốc quanh quần đào Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, điểm nóng tranh chấp giữa hai bên.
Một hội đồng thành phố ở tỉnh Okinawa của Nhật hôm 22/6 thông qua dự luật thay đổi tình trạng của quần đảo, chèn tên Senkaku vào tên mới của khu vực hành chính quản lý quần đảo này, gọi là Tonoshiro Senkaku. Trung Quốc gọi đây là hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của nước này.
Một ngày sau đó, Trung Quốc công bố tọa độ và tên tiếng Trung cho 50 thực thể dưới biển Hoa Đông, tất cả đều ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản bác bỏ động thái, tuyên bố chủ quyền với quần đảo không bị ảnh hưởng.
Ấn Độ từ chối đề nghị của Trump Ắn Độ khước từ đề nghị làm trung gian hòa giải của Trump, khẳng định sẽ đàm phán với Trung Quốc để giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới. "Hai bên đã thiết lập các cơ chế ở cả cấp độ quân sự và ngoại giao để giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong khu vực biên giới bằng...