Các nước phương Tây ra tuyên bố chung về xung đột Hamas – Israel
Ngày 22/10, lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy đã ra tuyên bố chung tái khẳng định quan điểm ủng hộ Israel cũng như quyền tự vệ của nước này, đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế theo đó đặc biệt bảo vệ dân thường.
Nhiều xe ô tô bị cháy sau vụ không kích của Israel vào bệnh viện Al-Ahli ở Dải Gaza, ngày 18/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến về tình hình xung đột Hamas – Israel, lãnh đạo các nước đã hoan nghênh việc Phong trào Hồi giáo Hamas đã phóng thích 2 con tin người Mỹ, đồng thời kêu gọi lực lượng này ngay lập tức trả tự cho cho tất cả con tin còn lại. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết sẽ phối hợp với các đối tác trong khi vực để đảm bảo cho 2,2 triệu người ở Dải Gaza được tiếp cận bền vững và an toàn với thực phẩm, nước uống, chăm sóc y tế và các hỗ trợ khác cần thiết. Họ cũng khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động ngoại giao để ngăn chặn xung đột lan rộng, duy trì sự ổn định ở Trung Đông và nỗ lực hướng tới một giải pháp chính trị và hòa bình lâu dài.
Về vấn đề bảo hộ công dân, lãnh đạo các nước cũng cam kết phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ các công dân của nước mình trong khu vực, đặc biệt là những người muốn rời khỏi Gaza.
Theo Nhà Trắng, cuộc họp có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và Thủ tướng Anh Rishi Sunak.
Video đang HOT
Tuyên bố chung trên được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về nguy cơ xung đột Hamas – Israel lan rộng trong khu vực sau khi Israel đẩy mạnh các vụ tấn công tại Gaza và các cuộc đụng độ ở biên giới với Liban cũng leo thang. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant trước đó khẳng định chiến dịch chống Hamas có thể kéo dài “nhiều tháng” với mục tiêu cuối cùng là sẽ “xóa sổ” Phong trào Hamas.
Người dân di chuyển qua những tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza ngày 16/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong diễn biến mới nhất, rạng sáng 23/10, Israel đã tiến hành không kích Gaza và miền Nam Liban. Truyền thống Palestine đưa tin các cuộc tấn công của Israel chủ yếu nhằm vào trung tâm và phía Bắc Dải Gaza. Trong khi đó, Quân đội Israel cho biết các máy bay của nước này đã không kích 2 căn cứ của lực lượng Hezbollah ở Liban khi phong trào này chuẩn bị phóng tên lửa chống tăng và rocket hướng về Israel. Ngoài ra, Israel còn tấn công nhiều mục tiêu khác của phong trào này.
Lo ngại xung đột giữa Israel – Hamas có thể lan rộng ra khắp Trung Đông gia tăng vào cuối tuần qua khi Mỹ cảnh báo về nguy cơ đối với lợi ích của nước này trong khu vực. Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 21/10 cho biết nước này sẽ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và bổ sung các tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot tới Trung Đông để đáp trả các cuộc tấn công gần đây nhằm vào quân đội Mỹ ở khu vực này.
Trước đó, Lầu Năm Góc đã triển khai lực lượng hải quân tới Trung Đông, bao gồm khoảng 2.000 lính thủy đánh bộ cùng hai tàu sân bay và các tàu hỗ trợ.
Hiện cộng đồng quốc tế đang đặc biệt lo ngại sự an toàn của người dân tại khu vực xảy ra xung đột cũng như công tác viện trợ nhân đạo tại đây. Một số cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 21/10 cho rằng tình hình nhân đạo ở Dải Gaza là “thảm khốc”, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp nhiều hơn nữa của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tình hình ngày càng xấu đi.
Lãnh đạo Đức, Italy cam kết hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh năng lượng, di cư
Ngày 8/6, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức Olaf Scholz đang ở thăm Rome, trong đó hai bên đã cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong việc tăng cường an ninh năng lượng và điều chỉnh hệ thống tị nạn của Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, tuyên bố của Chính phủ Italy cho biết tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về các vấn đề di cư, an ninh năng lượng và các quy tắc ngân sách của EU. Hai bên cũng cam kết hợp tác hơn nữa nhằm tăng cường an ninh năng lượng qua việc nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp, đa dạng hóa các nguồn cung, xây dựng các đường ống dẫn khí đốt và hydrogen, đồng thời đẩy nhanh việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Về vấn đề di cư, Italy và Đức đã đồng ý hợp tác hướng tới cách tiếp cận chung của châu Âu để giải quyết các vấn đề di cư. Italy, từ lâu đã là tuyến đầu của làn sóng di cư từ các nước Bắc Phi và Trung Đông, với khoảng 52.000 người đã đến nước này kể từ đầu năm đến nay, đang kêu gọi các nước thành viên EU khác cùng chung tay chia sẻ gánh nặng và hạn chế sự ra đi của người di cư để "bảo vệ biên giới EU". Thủ tướng Meloni bày tỏ hy vọng có thể bảo vệ lợi ích của tất cả các quốc gia, trong đó việc đạt được một giải pháp là ưu tiên, song cũng cần phải chú ý đến quyền lợi của các nước đang phải chịu nhiều áp lực nhất.
Trong khi đó, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh rằng không nên để Italy không phải đơn độc đối phó với dòng người di cư, đối mặt với những thách thức khi số lượng người đến biên giới tăng lên. Thủ tướng Đức kêu gọi EU áp dụng cách tiếp cận đoàn kết và trách nhiệm, đồng thời cho rằng một giải pháp của châu Âu nên bao gồm "hành lang pháp lý cho những người có trình độ".
Thủ tướng Scholz cho biết các nước EU cần chia sẻ các giải pháp cho vấn đề người di cư và nhấn mạnh rằng Đức đã và đang thực hiện phần việc của mình.
Về kinh tế, hai Thủ tướng cam kết theo đuổi việc cải cách hiệp ước ổn định của EU, nhất trí đưa ra các quy tắc linh hoạt hơn trong Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định châu Âu (SGP), thay đổi các quy tắc lỗi thời bằng các quy tắc mới, trong đó đặt ra các giới hạn đối với thâm hụt ngân sách chính phủ và các biện pháp nợ công tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Italy và Đức sau cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Nhật Bản. Italy là đối tác tin cậy của Đức và hai bên có quan hệ khăng khít tại các diễn đàn quốc tế. Hai thủ tướng đã nhất trí tăng cường đối thoại song phương thông qua một kế hoạch hành động chung Italy-Đức, dự kiến được xem xét tại hội nghị thượng đỉnh liên chính phủ tiếp theo ở Đức vào cuối năm nay. Hai nước đặt mục tiêu xây dựng một hiệp ước, sẽ củng cố truyền thống hữu nghị, trao đổi và làm việc chung lâu đời. Hiệp ước này, một khi được ký kết, có thể dẫn đến việc tăng cường sự hợp tác nhiều mặt, cũng như quan hệ thể chế giữa Italy và Đức.
Tổng thống Ukraine bắt đầu gặp các nhà lãnh đạo G7 Ngày 20/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề quan trọng. Trước đó cùng ngày, ông Zelensky đã gặp Thủ tướng Italy Giorgia Meloni. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN Nhà lãnh...