Các nước OPEC+ tiếp tục tranh luận về sản lượng dầu mỏ
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC ngày 5/1 đã tiếp tục tranh luận về sản lượng dầu mỏ trong tháng 2/2021 sau khi các cuộc đàm phán trực tuyến gặp trở ngại do những bất đồng về vấn đề này.
Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain, Kuwait. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc tranh luận được tiếp tục vào 14h30 GMT (21h30, giờ Việt Nam) sau khi OPEC không đạt được thỏa thuận về vấn đề trên trong ngày 4/1.
Video đang HOT
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin của OPEC cho biết Nga và Kazakhstan đã ủng hộ việc tăng sản lượng dầu mỏ thêm 0,5 triệu thùng/ngày trong khi Iraq, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề nghị duy trì sản lượng hiện tại.
Theo hãng tin trên, một tài liệu nội bộ của OPEC đã đề xuất cắt giảm 500.000 thùng dầu/ngày trong tháng tới như một phần của một số kịch bản được xem xét cho năm 2021. Tài liệu này cũng cho biết Ủy ban chung cấp bộ của OPEC đã nhấn mạnh những rủi ro của việc giảm giá dầu mỏ và cho rằng việc tái áp đặt các biện pháp phong tỏa trên các lục địa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có việc phong tỏa toàn bộ, đang cản trở sự phục hồi nhu cầu về dầu mỏ trong năm 2021.
Hội nghị bộ trưởng OPEC diễn ra trong bối cảnh tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2020 giảm mạnh do dịch COVID-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia với Nga.
Sau hội nghị gần đây nhất diễn ra hồi tháng 11/2020, các nước thành viên OPEC đã nhất trí tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày từ tháng 1/2021. Cũng tại hội nghị này, 13 thành viên của OPEC do Saudi Arabia đứng đầu cùng 6 nước đối tác do Nga dẫn dầu đã nhất trí mỗi tháng nhóm họp một lần vào đầu tháng để thảo luận bất cứ thay đổi nào về sản lượng cho tháng tiếp theo.
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ ủng hộ 'lật kèo' bầu cử
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ McCarthy ủng hộ việc thách thức kết quả kiểm phiếu của đại cử tri trong phiên họp quốc hội ngày 6/1.
"Tôi nghĩ sẽ đúng đắn khi chúng ta có một cuộc tranh luận. Ý tôi là mọi người đang chứng kiến các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ xác nhận sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu. Chúng ta đâu còn cách nào khác để thay đổi các vấn đề bầu cử?", lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ, thành viên đảng Cộng hòa Kevin McCarthy, cho biết hôm 3/1.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks hồi tháng trước đã công bố kết hoạch thách thức kết quả kiểm phiếu của đại cử tri trong phiên họp quốc hội ngày 6/1. Hơn 100 hạ nghị sĩ và hàng chục thượng nghị sĩ được cho là sẽ tham gia vào kế hoạch này. Phó tổng thống Mike Pence, người chủ trì phiên họp ngày 6/1, cũng ra tín hiệu ủng hộ nỗ lực "lật kèo" bầu cử.
Những đồng minh của Tổng thống Mỹ khẳng định dù các tòa án đã bác mọi thách thức pháp lý từ chiến dịch Trump, quốc hội nên giữ quyền tài phán đối với vấn đề này. Họ cho rằng ngày 6/1 sẽ là thời điểm thích hợp để đưa ra các cáo buộc của Trump.
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại thủ đô Washington hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, kế hoạch "lật kèo" bầu cử cũng vấp phải sự phản đối của nhiều đảng viên Cộng hòa. Hạ nghị sĩ Liz Cheney đã phản đối động thái này, cho rằng nó có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm và gieo rắc nghi ngờ vào nền dân chủ.
"Sự phản đối như vậy sẽ đặt ra tiền lệ vô cùng nguy hiểm, có thể đánh cắp trách nhiệm của các bang trong việc lựa chọn tổng thống và thay vào đó lại trao quyền này cho quốc hội. Điều này hoàn toàn trái ngược với hiến pháp và niềm tin cốt lõi của chúng ta", Cheney khẳng định.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cũng từng kêu gọi các đảng viên Cộng hòa không ủng hộ nỗ lực thách thức kết quả bầu cử và khẳng định điều đó "không phải lợi ích tốt nhất của mọi người". McConnell đã công nhận Joe Biden là Tổng thống đắc cử.
Trước thềm cuộc họp quốc hội ngày 6/1, Trump cùng đồng minh vẫn tiếp tục các kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử, bất chấp các tòa án, thống đốc, quan chức bầu cử, Bộ Tư pháp và nhiều cơ quan trong chính quyền Mỹ đều khẳng định không tìm ra bằng chứng gian lận bầu cử hồi tháng 11.
Bán đảo Triều Tiên 2021: ICBM " chào mừng" tân Tổng thống Mỹ? Có dự đoán cho rằng có nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong những ngày đầu cầm quyền của ông Joe Biden. Viện nghiên cứu chính sách ASAN của Hàn Quốc nhận định, việc Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden hình thành đội ngũ chính sách đối ngoại cho thấy chính quyền mới...