Các nước ôn hòa trước tên lửa của Ấn Độ
Bắc Kinh nói Trung Quốc và Ấn Độ là không phải là đối thủ mà là đối tác, sau khi New Delhi phóng thành công tên lửa tầm xa. Pakistan và Mỹ cũng chỉ phản ứng ôn hòa.
Tên lửa Agni-V của Ấn Độ bắt đầu rời bệ phóng hôm qua. Ảnh: AP
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay nước này đã theo dõi về vụ phóng tên lửa trên nhưng bác bỏ bất kỳ sự đối đầu nào giữa Trung-Ấn trong động thái này.
“Trung Quốc và Ấn Độ đều là các cường quốc mới nổi. Chúng tôi không phải là đối thủ mà là đối tác”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói.
Ông cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc nên hợp tác với nhau như những đối tác chiến lược và nắm bắt cơ hội để phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương.
Hôm qua, tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa Agni-V của Ấn Độ đã rời bệ phóng ở bang phía đông Orissa lúc 8h05 giờ địa phương. Tên lửa Agni-V dài 17,5 m, nặng 50 tấn, có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1,5 tấn, có tầm hoạt động lên đến 5.000 km, nghĩa là đủ sức để vươn đến các mục tiêu gần như toàn châu Á.
Video đang HOT
Tương tự Trung Quốc, Pakistan, nước láng giềng nằm trong phạm vi của tên lửa Agni-V, cũng tỏ ra lo ngại sau vụ phóng thử hôm qua. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này chỉ cho hay Ấn Độ đã thông tin cho Pakistan về kế hoạch phóng tên lửa trước thời gian mà hai bên đã thống nhất theo thỏa thuận.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Nhà Trắng Jay Carney lên tiếng yêu cầu “các nước có vũ khí hạt nhân kiềm chế và phản đối những hành động có khả năng gây mất ổn định cho khu vực Nam Á”.
So sánh với phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 13/4, ông Carney cho rằng trường hợp của New Delhi hoàn toàn khác. Chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng là đối tượng chịu lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Triều Tiên bị cấm thử nghiệm tên lửa và bị cáo buộc bán tên lửa và công nghệ hạt nhân cho các nước khác.
Ấn Độ chưa ký vào Hiệp ước Chống phổ biến Vũ khí hạt nhân vì thế nước này không vi phạm thỏa thuận. Mỹ trên thực tế đã chấp nhận Ấn Độ như một cường quốc hạt nhân và Ấn Độ cũng cam kết không trao đổi vũ khí với các quốc gia khác. Sau khi Ấn Độ thử quả bom hạt nhân đầu tiên năm 1974, Washington đã áp đặt lệnh trừng phạt với nước này trong một phần tư thế kỷ. Tuy nhiên, Mỹ sau đó đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt và ký thỏa thuận cho phép trao đổi hạt nhân dân sự với Ấn Độ năm 2008.
AP cho hay tên lửa Agni-V của Ấn Độ hôm qua đã đạt đến độ cao hơn 600 km, ba tầng tên lửa hoạt động tốt. Giới chức Ấn Độ tuyên bố sau vụ phóng tên lửa thành công này, New Delhi đã nổi lên như một cường quốc tên lửa và sánh vai cùng một số ít các quốc gia có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Mỹ. Nước này khẳng định chính sách không động binh trước và vũ khí hạt nhân chỉ mang tính chất ngăn chặn chiến tranh.
Theo VNExpress
Người phụ nữ đằng sau dự án tên lửa liên lục địa của Ấn Độ
Tessy Thomas có thể là một bà nội trợ trong gia đình của bà, song bà được thế giới biết đến với tên "Agniputri" (Con gái của lửa) nhờ thành tích trong lĩnh vực tên lửa, mà mới nhất là vụ phóng tên lửa đạn đạo Agni V ngày 19.4.
Bà Tessy Thomas trả lời phỏng vấn kênh IBN Live - Ảnh: Chụp từ clip
Mọi chuyện bắt đầu từ thị trấn Alleppey ở bang Kerala. Niềm đam mê tên lửa của bà Thomas bắt đầu với những chuyến hành trình của phi thuyền Apollo.
"Sau đó, có những tên lửa được phóng đi từ Thumba (bãi phóng tên lửa trước đây của Ấn Độ - PV). Từ bé, tôi đã đam mê khoa học và toán học", nữ giám đốc dự án tên lửa 48 tuổi này thổ lộ với kênh IBN Live.
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại trường đại học kỹ thuật Thrissur, Thomas đã gia nhập Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu quốc phòng (DRPO). "Tôi gia nhập DRPO cách đây gần 20 năm. Giờ đây, tôi là giám đốc dự án", bà Thomas kể.
Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Thomas giúp phát triển một công nghệ mở đường có tên là RVS hay là "hệ thống phương tiện quay trở lại khí quyển". Công nghệ này giúp tên lửa quay trở lại khí quyển với vận tốc cực nhanh và ở nhiệt độ 3.000 độ C mà vẫn giữ cho hệ thống điều khiển nguyên vẹn.
"Chẳng có ai dạy cho bạn biết những thứ như thế. Chúng tôi phải tự phát triển", Thomas nói.
Có khoảng 20 phụ nữ làm việc cho chương trình tên lửa Agni, song Thomas là người phụ nữ đầu tiên trở thành giám đốc dự án của Agni vào năm 2008, theo tờ Times of India.
Ngày nay, Thomas dẫn đầu một nhóm 400 nhà khoa học, phần lớn họ là đàn ông, song điều này không làm bà lúng túng.
"Với các nhà khoa học, không hề có phân biệt giới tính... Khoa học là khoa học. Đó là cách chúng tôi học hỏi và tiến lên", bà Thomas nói.
Tên lửa Agni V được phóng vào sáng 19.4 - Ảnh: AFP
Thomas thổ lộ bà có thất vọng một chút vào tháng 12 năm ngoái khi tên lửa Agni-II-Prime, một phiên bản đời đầu của tên lửa Agni IV, rơi xuống vịnh Bengal chưa đầy 30 giây sau khi phóng.
"Đó là một thất bại không hoàn toàn là một thất bại. Chúng tôi bối rối song có nhiều hỗ trợ và động viên... Đó là động lực để chúng tôi làm tốt hơn", bà Thomas phát biểu.
Thành công chói lọi đã đến với Thomas và các cộng sự sau vụ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào sáng nay, 19.4.
Thủ tướng Manmohan Singh và Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony đã chúc mừng các nhà khoa học quốc phòng của đất nước. Ông Antony đã mô tả thành tựu này là một "cột mốc lớn trong chương trình tên lửa của Ấn Độ", theo AFP.
Vụ thử này đưa Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ những nước có tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn thấp nhất là 5.500 km.
Ấn Độ sắp phóng tên lửa đạn đạo bao trọn lãnh thổ Trung Quốc Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong tuần này, hãng thông tấn PTI của nước này cho biết. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ. Theo nguồn tin trên, vụ phóng thử sẽ được thực hiện ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha thuộc...