Các nước Mỹ Latinh, Caribe tìm kiếm giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng di cư
Ngày 22/10, đại diện 11 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã nhóm họp tại thành phố Palenque, bang Chiapas, miền Nam Mexico, để tìm kiếm giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng di cư mà khu vực này đang phải đối mặt.
Người di cư đợi để xin nhập cư vào Mỹ tại khu vực biên giới Mỹ – Mexico ở Eagle Pass, bang Texas, Mỹ, ngày 22/9/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hội nghị “Cuộc gặp Palenque: Vì tình láng giềng hữu nghị và thịnh vượng” được tiến hành theo lời kêu gọi của Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador. Sự kiện có sự tham gia của Tổng thống Colombia Gustavo Petro, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel, bộ trưởng các nước Costa Rica, Ecuador, Guatemala và Panama.
Với tư cách nước chủ nhà, Mexico mong muốn hội nghị đặt nền móng cho việc giải quyết các nguyên nhân thúc đẩy người dân di cư như nghèo đói, bất bình đẳng, thiếu cơ hội việc làm và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương cũng như các biện pháp đơn phương từ bên ngoài.
Video đang HOT
Kết thúc hội nghị, Ngoại trưởng Mexico Alicia Barcena đọc tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia là điểm đến của người di cư chấm dứt “các chính sách không nhất quán và có chọn lọc”, chẳng hạn như chỉ cấp phép nhập cảnh cho công dân một số nước nhất định. Họ cũng kêu gọi các quốc gia trên mở rộng các con đường an toàn, hợp pháp mà qua đó người di cư có thể đến các quốc gia giàu có hơn nhằm tạo điều kiện để những người lao động di cư đang tìm kiếm cuộc sống tốt hơn khi chạy nạn khỏi các quốc gia chìm trong bạo lực băng đảng, tham nhũng và nghèo đói. Hội nghị cũng kêu gọi chấm dứt các biện pháp cưỡng chế, đơn phương áp đặt lên các nước.
Theo Tổ chức Di cư quốc tế, biên giới Mỹ-Mexico là một trong những tuyến đường di cư nguy hiểm nhất trên thế giới. Năm ngoái, đã có 686 người thiệt mạng hoặc mất tích trong hành trình này. Chỉ riêng trong năm nay, có 1,7 triệu người di cư đã đến biên giới Mexico-Mỹ.
Tình trạng di cư đang trở thành một vấn đề chính trị nổi cộm ở cả hai quốc gia Bắc Mỹ và được xem là có khả năng chi phối kết quả các cuộc bầu cử tổng thống ở cả hai nước này vào năm tới.
Chính phủ Colombia và ELN nhất trí ngừng bắn 6 tháng
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 9/6, Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) đã ký thỏa thuận ngừng bắn song phương kéo dài 6 tháng.
Đây là bước đi cụ thể nhất cho đến nay nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cảnh sát điều tiết giao thông tại Bogota, Colombia. Ảnh tư liệu (minh họa): THX/TTXVN
Thỏa thuận được ký dưới sự chứng kiến của Tổng thống Colombia Gustavo Petro và Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel sau khi phái đoàn Chính phủ Colombia và ELN kết thúc vòng hòa đàm thứ 3 tại thủ đô La Habana của Cuba. Hai bên thống nhất sẽ thực hiện lệnh ngừng bắn theo từng giai đoạn, bắt đầu từ ngày 3/8.
Trong tuyên bố chung, đại diện Chính phủ Colombia và ELN nhấn mạnh mục đích của thỏa thuận ngừng bắn song phương là tạo điều kiện cần thiết cho dân thường, các nhà lãnh đạo xã hội, dân tộc thiểu số, phụ nữ và những người bảo vệ quyền tự do được thực hiện các quyền của họ trên lãnh thổ Colombia.
Đây là thỏa thuận quan trọng nhất kể từ khi hai bên tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình và sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, Giáo hội Công giáo, các quốc gia bảo lãnh và đại diện của xã hội dân sự.
Dự kiến, hai bên sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo tại Caracas từ 14/8 - 4/9.
Trước đó, năm 2017, Chính phủ Colombia và ELN cũng đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 101 ngày.
Henry Holguín - Từ sát thủ thành nhà đàm phán hòa bình Chính phủ của Tổng thống Colombia Gustavo Petro đang ở giữa quá trình đàm phán hòa bình lớn nhất trong lịch sử nước này: Đại diện của hơn 20 tổ chức tội phạm và quân nổi dậy khác nhau đang đàm phán để tìm đến một lệnh ngừng bắn chung, chấm dứt tình trạng đổ máu dai dẳng tại Colombia. Một nhân vật...