Các nước lưu vực sông Nile nghiên cứu dự án kết nối giao thông
Cuộc họp đầu tiên của Bộ trưởng Giao thông vận tải các nước lưu vực sông Nile đã được tổ chức ngày 12/12 tại thủ đô Cairo, nhằm chuẩn bị các nghiên cứu khả thi cho giai đoạn hai của dự án Vic-Med, nhằm nối Hồ Victoria với Địa Trung Hải thông qua một tuyến đường thủy.
Sông Nile tại Cairo, Ai Cập, ngày 15/10/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, cuộc họp này có sự góp mặt của các Bộ trưởng Giao thông vận tải các quốc gia lưu vực sông Nile, các quốc gia thành viên của khối Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) và Ủy ban về phát triển cơ sở hạ tầng và năng lượng của Liên minh châu Phi (AU).
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Ai Cập Kamel al-Wazir nói rằng mục tiêu của hội nghị là thống nhất các bước cụ thể để thực hiện dự án Vic-Med, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng tuyến đường thủy kết nối Hồ Victoria với Địa Trung Hải được quy hoạch cùng với hệ thống kết nối đường bộ cao tốc và đường sắt sẽ là xương sống cho giao thông vận tải của khu vực trong tương lai.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi kêu gọi các cơ quan hữu quan tiếp tục phối hợp với chính quyền Sudan trong nỗ lực cải thiện giao thông đường thủy giữa hai nước. Hai bên đã có kế hoạch liên kết nối các cảng giữa đập Aswan của Ai Cập và cảng Wadi Halfa của Sudan, dài khoảng 500 km và rất thuận lợi cho giao thông đường thủy trong suốt cả năm.
Kết nối giao thông đường thủy giữa Ai Cập và Sudan cũng như các nước khác thuộc lưu vực sông Nile sẽ giúp tối đa hóa trao đổi thương mại và nâng cao hiệu quả của các cảng bốc xếp dọc theo tuyến đường sông có chiều dài 6.853 km này.
Ai Cập cũng đặt mục tiêu hồi sinh kế hoạch xây dựng tuyến đường bộ kết nối thủ đô Cairo với thành phố Cape Town của Nam Phi, vốn được đề xuất bởi cố Thủ tướng Thuộc địa Cape thuộc Anh Cecil Rhodes vào những năm 1890. Tuyến đường này sẽ được kéo dài 10.300 km, bắt đầu từ cảng Alexandria trên Địa Trung Hải rồi đến Cairo của Ai Cập, sau đó kết nối với Sudan, Nam Sudan, Ethiopia, Tanzania, Kenya, Zambia và cuối cùng là Nam Phi.
Ngày 12/12, Tổng thống Ai Cập El-Sisi cũng đã phê chuẩn một nghiên cứu để xây dựng tuyến đường bộ kết nối Ai Cập với Chad thông qua Sudan.
Bộ trưởng Ai Cập Wazir nói thêm rằng Ai Cập đang xây dựng một tuyến đường sắt dài 6.000 km để kết nối vùng Thượng Ai Cập với Sudan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng xuất khẩu của Ai Cập sang quốc gia láng giềng Bắc Phia này, sau đó chuyển tới Trung Phi.
Ai Cập phát hiện nhiều xác ướp có lưỡi vàng
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo ngày 24/11, một phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã công bố phát hiện những xác ướp có lưỡi vàng, tại địa điểm khảo cổ Quweisna ở tỉnh Menoufiya, cách thủ đô Cairo khoảng 90 km về phía Bắc.
Xác ướp được phát hiện tại địa điểm khảo cổ ở Quweisna, tỉnh Menoufiya, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN
Phát hiện này được thực hiện trong quá trình khai quật được tiến hành trong ba tháng qua tại nghĩa địa Quweisna ở tỉnh Menoufiya nằm ở trung tâm đồng bằng sông Nile.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một bộ sưu tập gồm các bình đất sét, nhiều tấm vàng có hình con bọ hung và hoa sen, một số bùa hộ mệnh bằng đá dùng cho người đã khuất và bình chứa bằng đá dùng trong tang lễ từ cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại, thời kỳ Ptolemaic và thời La Mã.
Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập Mustafa Waziri cho biết "các xác ướp có lưỡi vàng đang ở trong tình trạng bảo quản tồi tệ". Các bộ xương và phần còn lại của các xác ướp được phủ bằng những tấm vàng đựng trong các quan tài hình người bằng gỗ và các dấu vết bằng đồng từng được sử dụng để chế tạo quan tài cũng được tìm thấy.
Người đứng đầu Vụ Cổ vật - Cổ đại Ai Cập Ayman Ashmawi khẳng định rằng khu vực khảo cổ mới được phát hiện tại nghĩa địa Quweisna mang phong cách kiến trúc rất khác biệt. Ông Ashmawi giải thích rằng các lăng mộ được phát hiện làm bằng gạch bùn gồm một sảnh chính với ba phòng chôn cất đều hình vòm và một hầm chôn cất với hai phòng bên cạnh.
Một số tấm vàng được khai quật tại nghĩa địa Quweisna ở tỉnh Menoufiya, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN
Khu nghĩa địa Quweisna, một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở đồng bằng sông Nile, chứa nhiều ngôi mộ và phòng chôn cất từ nhiều thời đại khảo cổ. Bộ sưu tập này tiết lộ những thay đổi trong phong cách kiến trúc của lăng mộ và phương pháp chôn cất được sử dụng trong các thời đại khác nhau.
Trong các mùa khảo cổ vừa qua, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã thành công trong việc phát hiện ra một bộ sưu tập các ngôi mộ, tàn tích của các tòa nhà, xác ướp, áo quan và quan tài, bao gồm một quan tài hình người khổng lồ được chạm khắc bằng đá granit đen dành cho một trong những linh mục cao cấp của thành phố cổ Atribis thuộc vùng Hạ Ai Cập (ngày nay là thành phố Banha ở tỉnh Qalioubiya phía Bắc Cairo).
Tanzania: Tưởng niệm các nạn nhân trong vụ rơi máy bay Ngày 7/11, Tanzania đã tổ chức lễ tưởng niệm 19 nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay chở khách lao xuống hồ Victoria của nước này một ngày trước đó. Đây được cho là vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất tại Tanzania trong hàng thập kỷ qua. Binh sĩ chuyển quan tài chứa thi thể nạn nhân trong vụ máy...